Login Form

Số Người Truy cập

04216725
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
360
1201
3085
2571464
14005
28625
4216725

2024-03-28 20:37

Chuyện Làng Văn

Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang !

Năm Bính Dần(1386), vua Trần Phế Đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm mở bữa tiệc ở trong trướng. Có một con cáo từ dưới chân núi đi về phía nam, gặp một con vượn già, nhân bảo:

- Vua tôi Xương Phù[1] vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó.Tính mệnh các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm về, mình sẽ nguy mất. Tôi định đến kiếm một lời nói để ngăn cản, bác có vui lòng đi với tôi không?

Vượn già nói:

- Nếu bác có thể đem lời nói mà giải vây được, đó thật là một việc hay. Nhưng chỉ e nói năng vô hiệu, họ lại sinh nghi, trống sao khỏi cái nạn thành cháy vạ lây, há chẳng nghe câu chuyện hoa biểu hồ tinh ngày trước [2].

 

Read More

Read more: Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang !

Giai thoại về nhà Hồ ở Thanh Hóa...

         Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na...

      Đất Thanh Hóa phần nhiều là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na[1]. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu bụi trần không bén tới, chân người không bước tới. Hằng ngày trong động có nhiều tiều phu gánh củi đi ra, đem đánh đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng, lại nói những việc trồng dâu trồng gai một cách vui vẻ. Ai hỏi họ tên nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời. Mặt trời ngậm núi, lại thủng thỉnh về động. Người đương thời cho là người thuộc hạng Thần môn Tiếp Dư[2], chứ Thái Hòa[3] trở xuống đều không đủ kể .

h qu ly nh h

                  Nhà Hồ (1400 - 1407) với sự  kết thúc ngắn ngủi...   

Read More

Read more: Giai thoại về nhà Hồ ở Thanh Hóa...

Giả Đảo & Hàn Dũ

      Vào thời Trung Đường có người học trò tên là Giả Đảo 贾岛(Giả Đảo người đất Phạm Dương, nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc. Tự là Lãng Tiên 浪仙, hiệu là Vô Bản 无本, là người tu hành từ nhỏ). Lần ấy khi lên kinh khảo thí, Giả Đảo ghé ngang qua nơi ẩn cư của bạn là Lý Ngưng 李凝 nằm khuất kín trong một cánh rừng. Đêm khuya thanh vắng, bốn phương tịch mịch. Dưới ánh trăng, căn nhà nơi cư sĩ ẩn cư lại càng khiến cho cảnh sắc càng trở nên phiêu lãng. Giả Đảo trong lòng tràn đầy cảm xúc, thi hứng dâng trào, ông bèn ứng khẩu làm bài thơ "Đề Lý Ngưng U Cư" trong đó có hai câu khiến ông vô cùng đắc chí:

Read more: Giả Đảo & Hàn Dũ

Vua Tự Đức và những áng văn thơ...

Tự Đức 嗣德(1829 – 1883), tên húy là Hồng Nhậm 洪任, miếu hiệu là Dực Tông 翼宗. Sử mô tả, vua có dáng vẻ của một nho sinh, không cao không thấp, hơi gầy, mặt hơi dài, cằm nhỏ, trán rộng mà thẳng, mũi cao mà tròn, hai con mắt tinh mà hiền. Tự Đức không những Thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo mà còn là ông vua cực kỳ hiếu thảo với mẹ, một ông vua cực kỳ thông minh, có tài văn học uyên bác nhất thời bấy giờ…

vua t c

lng tu duc

       Chân dung vua Tự Đức (1829 - 1883) và khu lăng thờ

Read more: Vua Tự Đức và những áng văn thơ...

NHẤT TỰ VI SƯ!

      Có rất nhiều chuyện liên quan đến điển cố "Nhất tự vi sư"! Nhưng có lẽ chuyện được nhiều người nhắc nhất là câu chuyện liên quan đến bài "Tảo Mai", một bài thơ nổi tiếng của Tề Kỷ. Tề Kỷ (齐己) là thi nhân trứ danh sống vào thời Đường mạt, ông vốn là người Ích Dương. Tương truyền, khi đọc 4 câu đầu trong bài "Tảo Mai", nhà thơ Trịnh Cốc đã ngúc ngoắc cái đầu sau đó khuyên Tề Kỷ nên đổi chữ "sổ" trong câu thứ 4 ra chữ "nhất" tức là:

Read more: NHẤT TỰ VI SƯ!

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG