Login Form

Số Người Truy cập

04231948
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
2265
749
6156
2583821
13554
15674
4231948

2024-04-18 23:55

Về Võ Thuật

VÕ ĐẠO VỚI CON NGƯỜI

Website võ thuật Thiều gia xin trân trọng giới thiệu bài viết của cố Võ sư Lê Sáng (nguyên Chưởng môn Vovinam - Việt Võ Đạo) khi cố Chưởng môn bàn về Võ Đạo & Con người. Bài viết đăng trên STVT. 28/1995.

 dsc03319

       Di ảnh cố Chưởng môn Lê Sáng.

         Cuộc sống của con người từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già là một quá trình đấu tranh để sinh tồn. Cuộc đấu tranh được biểu hiện với nhiều tính cách khác nhau: mãnh liệt, ôn hòa, bao dung, cải hóa… đấu tranh cũng có nhiều dạng: hòa bình, chiến tranh, đấu lý, đấu lực, đấu trí v.v. Mục tiêu và đối thủ cũng đa dạng, từ cụ thể đến trừu tượng: với một người, một nhóm người, một tập thể, một chủng tộc – với các ác, cái xấu, cái bạo tàn, cái hiểm độc – và cả những cái yếu kém, thô thiển của chính bản thân mình nữa.

 

          Cũng không phải chỉ con người mới biết đấu tranh. Thành ngữ “Đừng dồn con thú bị thương tới chân tường”, “con giun xéo mãi cũng quằn” v.v…. đã nói lên bản năng đấu tranh của mọi sinh vật. Nhưng so với vạn vật chỉ có con người mới đạt tới cao điểm của đấu tranh. Rất nhiều con vật hùng mạnh hơn con người, nhưng đã bị tiêu diệt như các sinh vật trong các nguyên đại trước (khủng long, thực vật sơ khai…) và ngay cả trong thời đại ngày nay: nếu không có chính sách bảo vệ thỏa đáng, rất nhiều sinh vật quí hiếm có hiểm họa bị tiêu diệt: cá voi, cá mập, cá heo, sư tử, hổ, báo, tê giác, voi, trăn, rắn v.v.

          Nhưng để tồn tại, không phải lúc nào con người cũng là “thợ săn” của mọi sinh vật. Trên thực tế, mỗi năm con người chúng ta bị “hy sinh” hàng triệu người, vì đã trở thành “mồi săn” của những sinh vật nhỏ bé hơn nhiều là vi trùng và siêu vi. So sánh như vậy, chúng ta mới thấy nổi bật lên giá trị cao quí của đấu tranh sinh tồn của con người mà các sinh vật khác không có thể có.

          Tiến hóa sử nhân loại đã ghi nhận: không phải chỉ có hùng mạnh mới tồn tại. Các loại khủng long, và đương thời là các sinh vật to lớn như cá voi, cá nhà táng, hổ báo, rắn rết v.v…. luôn luôn đứng trước hiểm họa tuyệt chủng. Ngược lại, nếu chúng ta cũng chỉ có khả năng đấu tranh như muôn loài, mọi việc chắc khác hẳn. Bài học “cậy mạnh hiếp yếu” của các động vật hung dữ và đế quốc hùng mạnh bạo tàn một thời như Mông Cổ, Ba Tư, La Mã v.v… đã chứng tỏ.

          Từ đấu tranh nặng nề về cơ năng (đô vật) đã chuyển dần sang né tránh tài tình, phản công hữu hiệu (quyền cước), người võ sĩ đã bước sang lãnh vực võ thuật. Rồi từ võ thuật, con người đã vận dụng thêm về trí lực vào cuộc đấu tranh: võ đạo xuất hiện. Có thể nói: Võ đạo chính là cao điểm của võ học. Khả năng đấu tranh của con người được biểu hiện bằng võ thuật dưới sự điều động của Trí lực và Đức độ là võ đạo.

          Từ quan niệm trực đấu (song đấu, đả đấu) của khuynh hướng “anh hùng cá nhân” được hâm mộ một thời, chiến tranh đã nâng võ thuật lên hàng võ học và thâm nhập vào binh pháp học với phương pháp tổ chức qui mô. Nhưng khi vận dụng binh pháp học vào chiến tranh, chúng ta lại thấy những hiện tượng nghịch đảo xảy ra: đại quân Hoằng Thao thời Nam Hán; đại quân nhà Tống của Quách Quỳ; đại quân Mông Cổ của Thoát Hoan; đại quân nhà Minh của Vương Thông, Liễu Thăng; đại quân nhà Thanh của Tôn Sĩ Nghị - lại bị thảm hại trước một đại quân yếu và ít hơn nhiều về cả quân số và hỏa lực, khí tài; có khi chỉ bằng 1/3 như đạo quân nhà Trần luôn luôn chỉ ở mức 150.000 – 200.000 đối phó với 600.000 quân Mông Cổ; Lê Lợi, Nguyễn Trãi chỉ có 100.000 - 200.000 đối phó với 300.000 – 400.000 quân của Vương Thông, Liễu Thăng; Nguyễn Huệ chỉ dùng 100.000 quân mà tiêu diệt 128.000 quân của Tôn Sĩ Nghị.

          Chiến tranh đã đem đến những tiêu chuẩn mới cho võ học, cho binh pháp. Ở đây, chúng ta thấy nổi lên một điểm: vận dụng tối đa trí tuệ, đạo đức và tinh thần dân tộc vào chiến tranh, vào binh pháp, vào võ học. Như vậy, những yếu tố cơ bản của võ đạo dân tộc đã hình thành; đạo đức kết hợp với trí tuệ, với cội nguồn dân tộc. Và như vậy, cội nguồn dân tộc đã trở thành những căn bản sinh tồn trong cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc Việt Nam.

          Bài học đấu tranh và khả năng đấu tranh của con người trong cộng đồng nhân loại đều có những điểm tương đồng. Không phải chỉ có dân tộc Việt Nam là biết đấu tranh kiên cường để bảo vệ dân tộc và chủ quyền, mà rất nhiều dân tộc khác cũng làm như vậy. Không phải chỉ có người phương Đông là yêu cái thiện, cái đẹp, cái đúng mà người phương Tây cũng vậy. Không phải chỉ có dân Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc biết truyền bá các môn võ của họ ra thế giới mà Việt Nam, Thái Lan cũng có khả năng đó. Cũng là con người như nhau, nên ta và người cùng có những khả năng, tập tính và quán tính tương đồng như nhau.

          Nhìn nhận con người có những di điểm và đồng điểm là chúng ta thừa nhận có khả năng học hỏi, truyền thụ và giao lưu văn hóa với nhau về nhiều phương diện. Trên những đồng điểm ấy, chúng ta có thể có nhiều điểm chung hòa hợp với nhau, trong đấy có võ học. Đồng điểm đặc sắc nhất của thế giới hiện nay là cùng hướng chung về võ đạo. Võ đạo dân tộc có thể xuất phát, khởi động từ một nước ra nhiều nước và ngược lại. Trong giao lưu, tất nhiên các đối tác có thể tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau, thái dụng những tinh hoa của nhau. Và như vậy, cùng với sự phối triển, mỗi môn võ vẫn có bản sắc riêng của dân tộc mình, nhưng không phân chia, khép kín mà mở của đón tiếp nhau để trở thành võ đạo của con người./.

Shaolaojia sưu tầm và giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG