Login Form

Số Người Truy cập

04234760
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
168
753
1288
2586895
16366
15674
4234760

2024-04-23 09:07

Về Võ Thuật

KHEN VÀ CHÊ TRONG HOẠT ĐỘNG VÕ THUẬT !

Dưới đây là bài viết thấy đăng trong diễn đàn TCQ của bạn Doancongtu khi phản hồi các bài bình luận về clip biểu diễn Trần thức giản hóa của HDV. Thiều Tam Thanh. Xét thấy nội dung bài viết phân tích rất kỹ tính đúng sai trong việc bình luận về võ thuật. Lại xét thấy, nội dung mà người viết đề cập là một trong những vấn đề "hết sức tế nhị", xưa nay rất hiếm người bàn vì sợ va chạm, sợ mất đoàn kết... Sau khi đọc, chúng tôi nhận thấy bài viết hết sức nghiêm túc, thể hiện sự trách nhiệm của người viết và tinh thần đóng góp xây dựng trong việc học và truyền dạy võ thuật hiện nay, có tinh thần cổ súy cho võ thuật phát triển. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

KHEN VÀ CHÊ TRONG HOẠT ĐỘNG VÕ THUẬT

Căn cứ vào TCQ luận của Vương Tông Nhạc (đây có thể được xem là lý luận kinh điển của tất cả các hệ phái TCQ), chúng ta có thể thấy tinh thần của TCQ, vận động của TCQ, cấu trúc của TCQ v.v.  chủ yếu được hình thành và triển khai dựa trên triết lý Âm Dương, Ngũ Hành. Đây là triết lý nòng cốt, là nguyên tắc đối đãi của Đạo gia, một trong "Tam giáo cửu lưu" có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử phát triển, đời sống xã hội của Trung Quốc nói riêng và một số nước trong khu vực Á Đông nói chung.

Read More

Người học TCQ (không riêng gì hệ phái Trần, mà các hệ phái khác cũng thế) là học theo triết lý của đạo gia, học tư tưởng của Lão Tử tức Thái thượng lão quân (người được hậu thế suy tôn là Đạo gia giáo chủ), là tuân thủ theo qui luật của trời đất, của tự nhiên, là hòa mình với đời, với người; sống phải có đức tin, có sự khoan dung đại lượng, không tranh đấu (đạo gia chủ về tự nhiên, không vua không chúa, không giai cấp), tin người, yêu người, yêu vạn vật (vạn vật có quyền sống, phát triển theo qui luật tự nhiên)...

Đành rằng ở đời muốn tốt, muốn phát triển thì cũng phải có khen có chê… có điều chê như nhế nào và khen ra làm sao?

trm phong

Đành rằng....

-  Khen là hình thức cổ vũ, động viên để mọi người cùng gần lại với nhau, cùng cố gắng, nỗ lực thêm nữa đấy, nhưng cái cốt là khen như thế nào? Khen ra làm sao?

Khen, có khen chung, khen riêng, khen đúng người, khen đúng lúc, khen đúng đối tượng, khen có tính xây dựng… ; lại có khen cho có khen, khen cho vui, khen nịnh, khen bợ, khen đểu, khen cho nó chừa…

-  Chê. Cũng như khen, chê cũng có nhiều nghĩa, chê thật lòng, chê cho bõ ghét, chê cho chừa cái tội nói dóc… lại có chê cho nó rút kinh nghiệm (chê với tư cách góp ý xây dựng), rồi chê thì có chê nhưng vẫn nhớ chừa cái chỗ để thiên hạ người ta gắng sức vươn lên…

Nói như thế để ta thấy sự khen chê cũng rất đa dạng, phong phú. Có những lời khen không đúng nơi đúng lúc làm cho thằng nhỏ cứ phỗng cái mũi rồi cứ tưởng mình là người “cõi trên”. Có những lời chê chẳng hiểu mình, chẳng hiểu người lại thành trò hề cho thiên hạ cười chê…

 

khen v ch

Hiện nay, có một số bạn học được vài chiêu, uốn éo được mấy động tác thế là nhầm tưởng mình là hay, là giỏi rồi tự lên mặt với bằng hữu võ lâm, chê bai này nọ. "Học ngắn cắn dài", đọc được ba cuốn sách tào lao, lên mạng "đạo văn", trộm tư liệu của thiên hạ rồi khoe khoang mình là người có khả năng "kinh bang tế thế", phục dựng lại võ lâm...  Toàn là thứ hợm hĩnh, không biết lượng mình (!). Lại có một số kẻ ỷ vào việc thầy của mình là “minh sư”, thầy của mình là “truyền nhân” nên vỗ ngực tự xưng là “chân nọ truyền kia”. Ôi! Họ có hiểu đâu là “chân truyền”, đâu mới đích thực là “minh sư”… Thầy tuy là truyền nhân nhưng chắc gì mình đã được “nhân truyền”(muốn là truyền nhân phải hội đủ đức tài, người được chọn là truyền nhân đâu có khoe khoang khoác lác), thầy tuy là “minh sư” nhưng chắc gì ta  là đứa “minh trò”?!. Xưa, Thừa tướng Trần Bình chỉ đọc một cuốn sách mà giúp cho Hán Lưu Bang dựng nên đế nghiệp. Lại như Tô Tần, phẫn chí đọc thư mà đeo tướng ấn của sáu nước chư hầu. Xét như thế lại thấy còn có một người thầy nữa, có khi còn hơn cả “sư truyền”, hơn cả “minh sư” đó là “thầy sách”.  Ngày nay, do sự bùng phát của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì thầy võ đôi khi không còn chỗ để "dụng võ", và như vậy thầy dạy võ của ta có khi là băng đĩa hình, là bạn bè năm châu bốn biển, "thầy" của ta bây giờ nào phải "bằng thịt bằng da"… Ở thời buổi bây giờ, nào cứ phải đến lớp, đến trường mới gọi là được học, cái cốt là gặp sách hay, gặp băng đĩa chuẩn… chẳng cần gặp thầy cũng làm nên khanh tướng đấy sao. Xét như thế để thấy chẳng phải cứ đọc sách nhiều là người thông minh mà cái cốt là đọc sách gì?  “Binh không quí ở chỗ nhiều mà quí ở chỗ tinh” là vậy. Và có xét như thế thì thầy mới thấy "thầy" là ai mà tu sửa lại chính mình...

Kỹ thuật của Trần thức TCQ là một kỹ thuật khó, không phải tầm thường, người học TC nhất là học theo hệ Dương, Tôn, Ngô, Vũ... nói riêng và giới võ thuật nói chung có muốn luyện kỹ thuật Trần thức cũng không phải cứ thích là làm được. Không có một cơ bản kungfu vững vàng thì không thể nào luyện tập được; Lại nữa, không có lòng tin, không có quyết tâm, và không có hằng tâm (đức kiên trì) thì cũng không thể nào luyện Trần thức thành công. Phải nhớ nhân sinh quan mỗi người mỗi khác, không ai giống ai do vậy đừng có lấy tiêu chí của người này mà áp đặt cho người kia. Không thể nào cứ luyện một vài bữa là thành tài, là đẹp ngay mà cần phải có thời gian để hoàn thiện về tư thức động tác, tức về mặt kỹ thuật; hoàn thiện về nhân cách, tức về mặt đạo đức (đây là tâm điểm của người luyện võ) nữa...

 

[video=youtube;fBtJe4tiPLI]http://www.youtube.com/watch?v=fBtJe4tiPLI&feature=player_detailpage#t=7s[/video]

Khen chê, nên đúng mực, đừng tự khen mình, lăng xê môn phái mình, chớ có vì cái tôi của mình mà làm mất mặt võ lâm, thất vọng thế hệ hậu sinh. Vậy nên, xin tất cả mọi người, võ lâm bằng hữu lấy lòng tử tế mà đối đãi với nhau.

Đại Lý, tiết Thanh Minh
Đoancongtu
Kính

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG