Login Form

Số Người Truy cập

04229718
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
35
749
3926
2583821
11324
15674
4229718

2024-04-18 02:45

Về Võ Thuật

Võ Đạo ???

Võ Đạo ???

thieugia l

Hỏi: Con thường nghe người ta nói đến hai từ "võ đạo" vậy võ đạo là gì ạ ?

Trả lời: Trước hết chúng ta cũng cần phải hiểu chữ "Đạo" ở đây là một khái niệm hết sức trọng yếu trong triết học cổ đại Trung Quốc. Nghĩa đen của chữ Đạo là đường đi, nghĩa bóng chỉ đường hướng cần phải theo trong đời sống tinh thần của con người. Sâu xa hơn, đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ.

 

- Đối với Đạo gia, đạo là cái gốc, là cuội nguồn sinh ra của sự vật hiện tượng.

- Với Kinh dịch, đạo là sự hợp thành của âm dương "nhất âm nhất dương vị chi đạo".

- Với Nho gia và các học phái, tôn giáo khác quan niệm "Đạo" là những gì tốt đẹp nhất mà con người cần phải hướng tới và cần phải quyết tâm đạt cho bằng được.

Read More

Như vậy chúng ta có thể thấy đạo chính là chân lý, là lý tưởng, lẽ sống tốt đẹp nhất mà mọi người cần phải hướng tới. Đạo chính là những giá trị tốt đẹp như Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín tức "Ngũ Thường", những thuật ngữ hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe đấy thôi. Cần phải nhớ "Đạo" là khái niệm chung mà tất cả các bàng môn lưu phái đều tôn thờ và mong muốn đạt được chứ chẳng riêng gì giới võ thuật. Chẳng hạn ta vẫn thường nghe câu "Buôn bán cũng có cái đạo của người buôn bán" và trong trường hợp này ta thấy đạo của người làm ăn buôn bán là gì: Xin thưa đấy chính là lấy chữ "tín" làm đầu; biết mua cái gì và bán cái gì (ấy là trí); không tham lam và thường lấy công làm lãi (ấy là nghĩa); biết chia xẻ với bạn hàng, giúp nhau khi hoạn nạn (ấy là nhân); dám nghĩ dám làm (ấy là dũng)... Hoặc trong khi trà dư tửu hậu các anh vẫn thường nghe các cụ ta đàm luận về câu "Đạo diệc hữu đạo" tức nghề ăn trộm (Đạo tặc) cũng có cái đạo của nghề ăn trộm v.v.

alt
Hỏi: Dạ, dạ... xin thầy giải thích rõ câu "Đạo diệc hữu đạo" được không ạ?

Trả lời: À, đây là câu thành ngữ có nguồn gốc từ chuyện Trang Tử nói với học trò về chuyện Đạo Chích. Xin xem ở đây: http://thaicucthieugia.com/index.php...-co-o-ca-n-trm

Đấy, các anh thấy không? Đến cái thằng ăn trộm nó cũng có cái đạo của thằng ăn trộm huống hồ là cả truyền thống hàng ngàn năm võ học.

Hỏi: Nói tóm lại, đạo của người học võ là gì ạ ?

Trả lời: Như trên chúng ta đã nói, đạo là những giá trị truyền thống tốt đẹp nhất, nhân văn nhất mà mọi người đều mong muốn đạt được và quyết tâm hướng tới. Đối với người làm ăn buôn bán thì gọi là "đạo của người làm ăn buôn bán"; với người tu đạo là "đạo của kẻ tu hành"; với kẻ viết văn làm báo thì gọi là báo đạo, văn đạo (Văn Đạo là đạo đức của người viết văn, khác với Đạo Văn, tức trộm văn của người khác nhá alt ); với người chữa bệnh thì gọi Y Đạo hay còn được gọi với cái tên nghe rất nhân văn ấy là "Y Đức" hay "đạo đức nghề nghiệp" v.v. Và đương nhiên với người luyện võ cũng sẽ được gọi là Võ Đạo.

Cụ thể:

- Phải nhận thức được võ thuật là gì, võ có vai trò gì trong đời sống xã hội. Học võ để làm gì (mục đích của việc học võ) và cũng cần minh xác là nên học võ gì và không nên học võ gì (?) Không, thầy nói thực đấy chứ không phải chuyện đùa. Đây là một điều hết sức tế nhị, nói ra rất dễ mếch lòng chẳng hạn ai cũng biết học võ là để nâng cao thể lực, rèn luyện tâm đức, vệ quốc phòng thân, bênh người cô thế v.v. thế nhưng thầy thấy có người lại đi dạy học trò ăn bóng đèn, nhai mảnh chai hay lấy chai lọ, đất đá đập vào đầu... tất cả những cái đó liệu có thực sự hữu ích cho sự phát triển của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, cho não bộ và trên hết là sức khỏe của con người không? Ăn mảnh chai, nuốt bóng đèn có được coi đó là đỉnh cao của "võ thuật", của "trí tuệ Việt" không hay chỉ là mấy trò lừa phỉnh, kiểu câu like kiếm tiền của mấy ông thầy ? Nên nhớ, có rất nhiều người lợi dụng võ thuật để kinh doanh kiếm tiền hoặc khoác áo rèn luyện thể dục thể thao để truyền đạo trái phép, tuyên truyền tư tưởng phản động chống phá nhà nước như một số học viên Pháp Luân Công (do Nguyễn Doãn Kiên cầm đầu công khai chống phá nhà nước và tổ chức kéo đổ tượng đài Lê Nin vừa xảy ra ở HN) hoặc làm những chuyện mờ ám khác.

Nhận thức được giá trị đích thực của võ thuật, biết học võ để làm gì; nên học võ gì và không nên học võ gì; võ gì có lợi và võ gì có hại ? Đấy có thể được coi là "Minh", là "Trí" vậy.

altKhoác áo rèn luyện để truyền đạo trái phép...
alt
Tuyên truyền chống phá nhà nước...

- Phải có tinh thần yêu quê hương đất nước từ đó tinh thông võ kỹ và tìm cách xiễn dương võ học của nước nhà. Đấy chính là giữ gìn bản sắc, phát huy giống nòi; Phải xả kỷ tùng nhân, Tế suy phù bần, bênh vực người cô thế... ấy là "Nghĩa" là "Dũng".

- Tôn kính người bề trên bao dung với kẻ dưới, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống; Thượng tôn pháp luật, tuân thủ môn qui, thủ tín với bạn bè v.v. đấy chính là "Lễ", là "Nhân" là "Tín".

alt
Khả Ngân

Nói tóm lại: Người ta nói "Trong võ có đạo", "Trong Đạo có võ" hay "Võ Đạo" chính là nói đến những giá trị ấy và dã là người học võ thì càng phải cố gắng phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp ấy.

Thiều Gia

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG