Login Form

Số Người Truy cập

04230022
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
339
749
4230
2583821
11628
15674
4230022

2024-04-18 09:56

Án Giang Hồ - Hồ Sơ Lật Lại

An Ninh Nhân Dân VN & Chuyên án CM-12

 
 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kế hoạch CM-12 là tên của một chiến dịch phản gián của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch này kéo dài từ năm 1981 đến năm 1988 chống lại tổ chức Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam do Lê Quốc TúyMai Văn Hạnh đứng đầu. Tổ chức này chuyển "gián điệp", biệt kích, vũ khí và tiền giả vào Việt Nam với mục đích phá hoại an ninh quốc gia và lật đổ chính quyền Việt Nam.Kế hoạch CM-12 (hai chữ cái CM lấy hai chữ cái đầu của Cà Mau, còn 12 là ngày xuất phát của Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam - 12 tháng 5 năm 1981) còn là tên của phần cốt lõi nhất trong chiến dịch, đó là kế hoạch đón lõng và bắt giữ tổ chức này cùng khối lượng lớn vũ khí và tiền giả của tổ chức trên thâm nhập Việt Nam từ vùng bờ biển tỉnh Cà Mau trong các năm 1981-1984. Công an Việt Nam giả làm lực lượng biệt kích đã thâm nhập để liên lạc với Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh nhằm tiếp tục phát hiện lực lượng cũng như vũ khí và tiền của tổ chức này, đồng thời ngăn chặn các kế hoạch phá hoại an ninh quốc gia mà tổ chức này định thực hiện.Cho đến tháng cuối năm 1983, Lực lượng An ninh thực hiện kế hoạch CM-12 đã buộc đối phương xâm nhập theo kế hoạch của Ban chuyên án, với 15 chuyến bằng đường biển với 30 lượt tàu vào vùng biển Cà Mau, bắt toàn bộ 126 "gián điệp", biệt kích từ nước ngoài về, thu 132.278 kg vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả... Lực lượng chống đối chính phủ đã bị buộc phải bộc lộ 10 tổ chức và một số đầu mối trong nội địa.Ngày 9 tháng 9 năm 1984, hai con tàu thâm nhập cuối cùng đổ bộ vào Việt Nam đã bị bắt giữ cùng Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá. Lê Quốc Túy do bị bệnh nặng nên đã không đi cùng chuyến này. Kế hoạch CM-12 kết thúc.Ngày 14 đến 18 tháng 12 năm 1984, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân Tối cao đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt tử hình 5 người, tù chung thân 3 người, tù từ 8 đến 20 năm 13 người.Trong ba năm tiếp theo, giai đoạn tiếp nối của CM-12 - kế hoạch ĐN-10 được thực hiện, phối hợp với lực lượng an ninh Campuchia, buộc Lê Quốc Túy đưa hết quân đã huấn luyện ở Thái Lan về Việt Nam qua Campuchia. Gần cuối năm 1987, các toán xâm nhập cuối cùng qua Campuchia về Kiên Giang đã bị bắt.Ngày 30 tháng 1 năm 1988, đại diện của Lê Quốc Túy tại Pháp gửi cho các toán của ĐN-10 bức điện báo tin Lê Quốc Túy đã chết ngày 25 tháng 1 năm 1988. Ngày 4 tháng 3 năm 1988, bức điện cuối cùng được gửi về cho các toán ở trong nước với thông báo giải tán toàn bộ tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.Năm 2005, trong đợt đặc xá hàng năm vào ngày 2 tháng 9, Mai Văn Hạnh đã được ra tù trước thời hạn.
BÍ MẬT CỦA MỘT CHIẾN DỊCH PHẢN GIÁN
cand.com
11:00, 25/09/2006
Cách đây 25 năm, vào tháng 9-1981, Chiến dịch phản gián mang tên "Kế hoạch CM-12" được khởi đầu bằng một chiến công ghi đậm dấu ấn của bản lĩnh và trí tuệ của Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.  Chiến dịch phản gián có một không hai này được kéo dài 7 năm, từ năm 1981 đến 1988 là kết thúc. Trong đó, Kế hoạch CM-12 là phần cốt lõi nhất, thắng lợi to lớn nhất.
 Vào một ngày thượng tuần tháng 1/1981, đồng chí Phạm Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) gọi điện thoại cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm ở TP HCM:
 
Read More
- Ông biết gì chưa? Có bọn xâm nhập ở biên giới Tây Nam đấy. Cho triển khai ngay công tác xác minh và truy bắt bọn xâm nhập!
v cm 12
Tài liệu tuyên truyền của tổ chức phản động
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng là cũng đã nhận được tin này và triển khai ngay việc thực hiện lệnh của Bộ trưởng. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm gửi điện cho Công an các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang triển khai phương án truy tìm gián điệp biệt kích. Bức điện có nội dung:
“Theo  tin từ Campuchia ngày 11 tháng 1, một toán gián điệp đang đi qua tỉnh Tà Keo để xâm nhập vào Việt Nam. Đề nghị các đồng chí triển khai phương án nắm tình hình và truy quét. Cần phải xác nhận tin này đúng không? Có tin tức gì cụ thể báo ngay K4 và K4/2”.
Vào lúc đó, tình hình an ninh miền Nam vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp. Lãnh đạo Bộ Nội vụ phân công đồng chí Cao Đăng Chiếm phụ trách công tác công an ở các tỉnh miền Nam. K4 là ký hiệu của Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm, còn K4/2 là ký hiệu của Tổ An ninh trực thuộc đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm.
Xuất phát từ tình hình thực tế an ninh ở miền Nam, được sự đồng ý của đồng chí Bộ trưởng và tập thể lãnh đạo Bộ, một số cán bộ có kinh nghiệm được bố trí vào ba tổ công tác tham mưu cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm. Tổ K4/1 là bộ phận nghiên cứu tổng hợp. Tổ K4/2 giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ của lực lượng an ninh. Tổ K4/3 giải quyết các vấn đề thuộc lực lượng cảnh sát.
Tổ K4/2 về danh chính có chức năng tham mưu cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm là chủ yếu, nhưng trên thực tế, bộ phận K4/2 đã trở thành các đơn vị chiến đấu thực sự khi có các vụ án lớn xảy ra và được đồng chí Thứ trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ cử đồng chí Nguyễn Phước Tân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 2 làm Tổ trưởng Tổ An ninh K/2. Chức vụ này tương đương Cục trưởng. Các đồng chí Lê Tiền, Phó Cục trưởng phụ trách đơn vị PK9 và đồng chí Hồ Khiết, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 1 làm Tổ phó. Các đồng chí Nguyễn Phước Tân và Lê Tiền sau này được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
cm 12. 2
Đại tá Nguyễn Phước Tân (bìa trái)
Bộ cũng điều động một số cán bộ an ninh dày dạn kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ giỏi từ các đơn vị về Tổ An ninh K4/2 như các đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Thi Văn Tám, Trần Tôn Thất,... Hiện nay, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn là Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; đồng chí Thi Văn Tám là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Trần Tôn Thất là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh.

Trở lại với vụ xâm nhập của bọn gián điệp biệt kích.

Ngày 11/1/1981, Công an tỉnh Tà Keo (Campuchia) trao đổi cho chúng ta biết có một tên Khmer Đỏ ra đầu thú khai báo rằng y có tham gia dẫn một toán người Việt Nam từ nước ngoài đi qua Campuchia để xâm nhập  về hoạt động chống Việt Nam. Tin này được báo cáo ngay cho đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng, các đồng chí Thứ trưởng Viễn Chi, Cao Đăng Chiếm và đồng chí Huỳnh Thanh Việt (Mười Việt), Giám đốc Công an tỉnh An Giang, địa phương có biên giới giáp tỉnh Tà Keo.
Nguồn tin cho biết: “Một tên Khmer Đỏ tên là Săm Sua đã ra đầu thú chính quyền cách mạng Campuchia tại Tà Keo. Y khai có tham gia dẫn đường cho 23 tên gián điệp biệt kích xâm nhập về Việt Nam”.
bit kch 3
Các toán biệt kích tại căn cứ huấn luyện.
Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, được sự đồng ý của chính quyền Campuchia, đồng chí Huỳnh Thanh Việt, Giám đốc Công an tỉnh An Giang và một số cán bộ an ninh là đồng chí Trần Văn Lệnh, Trưởng phòng Chấp pháp và đồng chí Huỳnh Hữu Chiến, Trưởng phòng Tổng hợp (hiện đồng chí Huỳnh Hữu Chiến là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh) ngay lập tức lên đường sang Tà Keo, Campuchia. Qua trực tiếp xét hỏi tên Săm Sua, đoàn Công an An Giang nhận thấy khả năng là tên Săm Sua đã khai báo thật. Ngày 12/1/1981, đồng chí Mười Việt đã báo cáo cho lãnh đạo Bộ nhận định về việc có một toán gián điệp biệt kích mang vũ khí, điện đài xâm nhập Việt Nam.
Tiếp đó, ngày 13/1, Công an Kiên Giang điện báo cáo lãnh đạo Bộ Nội vụ biết về việc có một toán gián điệp, biệt kích xâm nhập. Theo báo cáo của Công an Kiên Giang, ngày 8/1/1981, bộ đội làm kinh tế ở Bình Sơn (Kiên Giang) bắn chết 1 tên gián điệp, biệt kích từ nước ngoài xâm nhập về Việt Nam.
Qua nguồn tin của quần chúng phát hiện, Công an Kiên Giang đã thu được 12 súng AK báng gấp, 7 quả lựu đạn, 2 tay quay máy phát điện dùng cho điện đài và một số quân trang, quân dụng. Đáng chú ý là có một số phù hiệu đề là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”... Có dấu hiệu đây là một tổ chức phản cách mạng đưa quân xâm nhập vào Việt Nam.
Ngày 15/1/1981, đồng chí Phạm Hùng đã điện chỉ thị cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tổ chức xác minh, khai thác và truy bắt cho hết bọn xâm nhập. Đồng thời, tin này còn được thông báo cho các Cục nghiệp vụ kiểm tra.
Báo cáo của lực lượng trinh sát kỹ thuật cũng phù hợp với những diễn biến toán gián điệp biệt kích xâm nhập trong thời gian cuối năm 1980.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trực tiếp đi miền Tây để chỉ đạo tại hiện trường. Các đơn vị nghiệp vụ an ninh của Bộ cũng được huy động tham gia, phối hợp cùng với công an các địa phương điều tra, truy bắt bọn xâm nhập. Các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra được sử dụng. Chính vì vậy, chỉ ít ngày sau khi bọn địch xâm nhập bị phát hiện, công tác truy bắt đã có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Bộ.
Chỉ trong vòng một thời gian tương đối ngắn, với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ mà trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm, các Cục nghiệp vụ an ninh và công an các địa phương Nam Bộ đã nhanh chóng phối hợp truy bắt và khai thác bọn gián điệp biệt kích xâm nhập.
Trong khi đang khẩn trương triển khai công tác truy bắt bọn gián điệp biệt kích xâm nhập, thì Công an Kiên Giang báo cáo là đã bắt giữ được 1 tên trong bọn chúng. Ngày 18/1/1981, Trần Minh Hiếu sau khi được lệnh của toán trưởng cho phân tán, y về quê ở An Biên. Sau một thời gian biền biệt không được tin gì kể từ ngày Hiếu vượt biên, nay thấy con trở về, mẹ của Hiếu vừa mừng lại vừa lo.
Hiếu nói thật cho mẹ biết về việc tại sao y lại trở về Việt Nam. Ông cậu ruột của Hiếu làm việc ở Tỉnh đội Kiên Giang biết được chuyện của Hiếu và động viên anh ta ra đầu thú công an. Trong khi Hiếu đang lừng chừng vì sợ thì người cậu của Hiếu đã báo cho công an địa phương biết. Công an Kiên Giang ngay lập tức bắt giữ Trần Minh Hiếu và khai thác.
Được công an động viên, giáo dục và thuyết phục, Trần Minh Hiếu đã khai nhận là một trong số 23 tên gián điệp biệt kích của tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh. Hiếu đã khai quá trình xâm nhập của toán gián điệp.
Qua lời khai của Hiếu, ta biết chúng sẽ gặp nhau vào ngày 15 và 30 hàng tháng ở  bến Ninh Kiều (Cần Thơ). Hiếu cũng khai nơi ẩn náu của tên toán trưởng Lê Hồng Dự. Công an Kiên Giang và Công an Hậu Giang đã tổ chức bắt giữ Lê Hồng Dự tại Cần Thơ. Qua các buổi xét hỏi, Lê Hồng Dự khai báo quá trình xâm nhập của y và những hiểu biết của y về tổ chức phản cách mạng của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh. Những lời khai này khớp với lời khai của Trần Minh Hiếu.
Qua lời khai của Lê Hồng Dự và Trần Minh Hiếu, bước đầu chúng ta đã xác định đây là một tổ chức phản cách mạng do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu có cơ sở hoạt động ở nước ngoài.
Để tiến hành đấu tranh với tổ chức này, về mặt tổ chức chỉ đạo, trên cơ sở tính chất, phạm vi hoạt động khá phức tạp và rộng của bọn Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh, lãnh đạo Bộ nhất trí với đề xuất của Tổ An ninh là thành lập Ban chuyên án do đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chỉ đạo và K4/2 trực tiếp thực hiện.
Chỉ vài ngày sau, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để trực tiếp chỉ đạo đấu tranh với vụ án này. Đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng đã yêu cầu đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm triệu tập ngay một cuộc họp để bàn biện pháp, kế hoạch đấu tranh với vụ án này tại TP Hồ Chí Minh

***

Lê Quốc Túy là ai?

Lúc nhỏ Lê Quốc Túy được bố mẹ cho đi học tại Trường tiểu học Hồng Ngự, sau đó sang học tại An Giang. Học xong tiểu học, Túy lên Sài Gòn học trung học tại Trường Pétrus Ký. Năm 1950, thi đậu tú tài 1. Năm 1953, trượt tú tài 2.
Tháng 7/1953, Túy tình nguyện gia nhập không quân Pháp. Khoảng một năm sau Túy được đưa đi đào tạo lớp phi công ở căn cứ 707 tại Marrakech (Maroc). Lúc đó Maroc là thuộc địa của Pháp. Một năm sau, Túy được chuyển về học tại căn cứ 702 của không quân Pháp ở Avord thuộc tỉnh Bourges.
l quc ty
Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh
Tháng 2/956, Lê Quốc Túy trở về Việt Nam và phục vụ tại Đệ nhất Phi đoàn Vận tải số 3 Tân Sơn Nhất. Tháng 5/1958, Túy giải ngũ và sau đó xin làm huấn luyện viên phi công cho Nha Hàng không dân sự. Vốn có bản tính thích tự do và chơi bời, Túy đã bị truy nã và bị truy tố trước Tòa án binh quân đội Sài Gòn về tội đào ngũ nhưng lại được tha bổng. Trong phiếu cá nhân của Túy khi giải ngũ đã bị chỉ huy đơn vị của y ghi: “Kém về kỷ luật, tầm thường về chuyên môn, ham thích đời sống của Pháp hơn là Việt Nam, cho giải ngũ sớm vì không cần thiết cho quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
Cuối năm 1958, Lê Quốc Túy cùng vợ và hai con xuất cảnh sang Pháp. Đến tháng 7/1961, Lê Quốc Túy xin nhập quốc tịch Pháp và ở luôn bên đó. Sau đó Túy có học thêm đại học và tốt nghiệp kỹ sư hóa học tại Paris.
Khoảng cuối năm 1963, Túy sang Phnôm Pênh làm đại diện cho một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1966 thì trở lại Pháp. Trong thời gian ở Phnôm Pênh, Lê Quốc Túy đã có dịp gặp và làm quen với cha con Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao Đài Tây Ninh đang chạy nạn do chính quyền Ngô Đình Diệm o ép.
Từ đầu năm 1967, Túy  làm giám đốc cho Hãng LUSTUCRU chuyên sản xuất bìa cáctông do Trần Văn Hữu làm chủ.
Đầu năm 1975, Túy về miền Nam Việt Nam hai lần: một lần đầu tháng 3 và một lần vào tháng 4 và sau đó bị kẹt lại vì miền Nam đã được giải phóng. Đến tháng 7/1975, ta cho Túy xuất cảnh trở lại Pháp vì y mang quốc tịch Pháp.
Còn Mai Văn Hạnh (bọn chúng thường gọi là Năm Hạnh hay chú Năm), sinh năm 1928, quê quán ở Hà Nội. Mai Văn Hạnh xuất thân trong một gia đình công chức thời Pháp thuộc. Lớn lên, Hạnh gia nhập lực lượng hải quân của quân đội Sài Gòn và đã được mang lon trung úy.
Mai Văn Hạnh là người có cá tính mạnh nhưng lại biết kiềm chế. Do bất mãn với chế độ Sài Gòn, Hạnh sang Pháp, lấy vợ Pháp, nhập quốc tịch Pháp và đi học nghề lái máy bay. Vợ của Mai Văn Hạnh là Mary Vone Dagorne nhưng đã ly dị vào năm 1976, kịp có với nhau 3 con: một trai, hai gái.
Sau khi học nghề lái máy bay, Mai Văn Hạnh làm phi công cho Hãng Hàng không AirFrance của Pháp trong nhiều năm. Hạnh quen biết Túy trong thời gian học lái máy bay tại Avoir. Năm 1972, lúc đang làm cho Hãng Hàng không AirFrance tại Algeria, trong một lần về thăm gia đình và ăn tết tại Paris, Mai Văn Hạnh đến chúc tết Trần Văn Hữu, cựu Thủ tướng chế độ Sài Gòn thời Bảo Đại làm “Quốc trưởng”.
Tại đây, Hạnh gặp lại Lê Quốc Túy sau 16 năm xa nhau. Lê Quốc Túy cho Hạnh biết là y đang làm việc cho nhóm Trần Văn Hữu với ý đồ tiến tới thành lập “Chính phủ hòa hợp, hòa giải dân tộc”. Năm 1973, Lê Quốc Túy sang Algeria tìm gặp Mai Văn Hạnh và mời Hạnh đến mùa hè 1974 sang Paris để đưa vợ chồng Trần Văn Hữu đi “du lịch” ở Nhật Bản. Hạnh đã nhận lời. Tuy nhiên, ý định của Trần Văn Hữu không thành. Mai Văn Hạnh biết điều đó nhưng vẫn ham làm chính trị và cộng tác với Trần Văn Hữu và Lê Quốc Túy trong một âm mưu đen tối.
Qua công tác khai thác hồ sơ, công tác trinh sát và khai thác một số tên ta đã bắt như Lê Chơn Tình, N.V.M... chúng ta đã nắm được âm mưu và quá trình hoạt động của chúng trong thời kỳ đầu năm 1975.
Khi cục diện của cuộc chiến tranh Việt Nam đầu năm 1975 xuất hiện một tình thế mà các lực lượng thân Pháp, trong đó có Trần Văn Hữu thấy có thể chen chân vào chính trường Sài Gòn, thậm chí nhảy ra cầm quyền. Lê Quốc Túy muốn tận dụng cơ hội này để kiếm một chức vụ  trong chính quyền Sài Gòn và sau đó có thể thực hiện ý đồ leo lên đến chức vụ cao hơn.
Vào ngày 5/3/1975, Lê Quốc Túy bay về Sài Gòn với bức thư của Trần Văn Hữu gửi cho Nguyễn Văn Thiệu. Bức thư đề ngày 28/2/1975 có đoạn:
“... Chưa đặng tiện về xứ, tôi giao cho bạn Lê Quốc Túy  đặc phái đến trình với Tổng thống ý kiến của chúng tôi về phương cách đem lại hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc. Tôi rất mong đây là một bước đầu để cùng nhau tiếp tục củng cố quyền lợi tối cao của nước nhà”.
Ý đồ thực của Trần Văn Hữu là lợi dụng quy định của Hiệp định Paris, ông ta vận động Nguyễn Văn Thiệu chọn phương án thành lập một chính quyền liên hiệp trong đó “lực lượng thứ ba” đóng vai trò chủ yếu. Theo cách giải thích của Túy thì “lực lượng thứ ba” không phải do Trần Ngọc Liễng ở Sài Gòn đứng đầu. Có lần Túy kể lại với đám tay chân rằng, vì Nguyễn Văn Thiệu dây dưa chứ nếu chấp nhận kế hoạch của Trần Văn Hữu thì y đã trở thành “phó tổng thống” rồi.
Về đến Sài Gòn, Túy tìm cách tới dinh Độc lập để xin gặp Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa chịu rời bỏ chức vụ và đang cố bấu víu vào quan thầy Mỹ để tiếp tục duy trì quyền lực, chờ thời cơ phản công. Nguyễn Văn Thiệu tiếp Lê Quốc Túy một cách xã giao, không mặn mà gì.
Vài ngày sau, Lê Quốc Túy bay trở về Pháp báo cáo lại tình hình không mấy khả quan cho Trần Văn Hữu.
Trong khi đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền Nam-Bắc đang chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Trận đánh bất ngờ, táo bạo vào thị xã Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã gây choáng váng cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Quân ngụy rút chạy khỏi Tây Nguyên.

***

Chỉ trong vòng một ngày, ta tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” sa lưới, riêng toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết. Tiếp đó, lực lượng của ta tiến ra bờ biển thu giữ toàn bộ 3,5 tấn vũ khí. Đến khoảng 3 giờ chiều 17/5/1981 thì vớt được hết và đưa toàn bộ về đến Công an huyện.
Ngày 27/1/1981, tại phòng họp lớn của Văn phòng Bộ Nội vụ ở phía Nam, có một cuộc họp rất quan trọng để bàn chủ trương, phương hướng, biện pháp đấu tranh và lề lối làm việc trong vụ án gián điệp biệt kích mới xảy ra. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng dự họp nhưng giao nhiệm vụ chủ trì cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm.
Đồng chí Phạm Hùng đã từng là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Phó chủ tịch HĐBT, Chủ tịch HĐBT - Thủ tướng), khi vào miền Nam công tác là Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng đồng chí Phạm Hùng đã nhạy cảm nhận thấy đây là một vụ án có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia. Chính sự chỉ đạo sát sao và việc đồng chí trực tiếp vào TP HCM để chỉ đạo đấu tranh vụ án này đã góp phần quyết định bước mở đầu đúng hướng của kế hoạch đấu tranh.
Dự cuộc họp quan trọng này gồm các đồng chí lãnh đạo Công an TP HCM, Công an một số tỉnh ở Nam Bộ và một số Cục nghiệp vụ.
Không khí của cuộc họp rất khẩn trương. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trình bày tóm tắt diễn biến chính của vụ án, rút ra âm mưu, tính chất hoạt động của địch và phát biểu ý kiến chỉ đạo về phương hướng đấu tranh với chủ trương nghiên cứu đánh lại địch.
Sau đó, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng phát biểu ý kiến đánh giá những kết quả bước đầu và thông báo tình hình chính trị, an ninh và những yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Nói về vụ lực lượng của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh xâm nhập Việt Nam, đồng chí Bộ trưởng nhận định:
- Đây là một toán biệt kích hoạt động táo bạo, có nhiệm vụ móc nối cơ sở, xây dựng căn cứ, gây tiếng vang chính trị. Vụ này rất nghiêm trọng, chúng xâm nhập vào nội địa ta bằng lực lượng vũ trang. Nếu trót lọt chúng sẽ còn những toán khác tiếp theo. Ta làm triệt để, ngăn được một toán đầu tiên mà còn phá được âm mưu của chúng. Tuy nhiên, ta cũng cần xem lại âm mưu và hoạt động tiếp theo của chúng.
Đồng chí Phạm Hùng nêu chủ trương của ta là: Đối phó phải toàn diện, trung ương phối hợp với địa phương, thống nhất hành động, truy quét và khai thác... Vụ này nằm trong âm mưu chung của địch, nên công tác đấu tranh của ta cũng phải thống nhất chỉ huy. Tất cả tin tức phải báo cáo về Bộ (tại TP HCM), không báo cáo nhiều nơi. Tất cả tài liệu báo cáo về Bộ phải tập trung vào anh Sáu Hoàng (đồng chí Cao Đăng Chiếm). Không được điện báo lung tung, không được dùng điện thoại. Tất cả tài liệu đều phải tập trung vào một đầu mối. Khi khai thác có những việc cần trao đổi, nếu khẩn trương lắm thì được phép trao đổi thẳng. Phải khẩn trương, không được làm theo lối hành chính.
Sau cuộc họp ngày 27/1/1981 do Bộ trưởng Phạm Hùng và Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chủ trì, Công an các địa phương và các Cục nghiệp vụ ở phía Nam nhanh chóng triển khai chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Chỉ sau một thời gian ngắn, với tinh thần cảnh giác cao và được sự giúp đỡ của nhân dân các địa phương, chúng ta đã bắt gọn cả toán gián điệp biệt kích do tên Lê Hồng Dự cầm đầu xâm nhập.
Trên cơ sở kết quả khai thác bọn xâm nhập, tổng hợp các nguồn tin, lãnh đạo Bộ phán đoán địch sẽ tiếp tục tổ chức xâm nhập bằng đường biển. Vấn đề là chúng ta chưa biết đích xác địch sẽ xâm nhập vào thời gian nào, khu vực bờ biển tỉnh nào. Do đó, Công an các tỉnh ven biển từ Khánh Hòa đến Kiên Giang đều phải triển khai các phương án sẵn sàng đón bắt bọn xâm nhập.
Thế trận của ta được bố trí chặt chẽ, liên hoàn.

Lại nói về phía địch.

Sau khi tung toán “Minh Vương 1” xâm nhập Việt Nam không thành, Lê Quốc Túy quyết định tung toán “Minh Vương 2” xâm nhập Việt Nam bằng đường biển, tiếp tục thực hiện ý đồ tung quân vào rừng U Minh, xây dựng “căn cứ” và tăng cường hoạt động ở thành phố. Kế hoạch này hình thành trong đầu của Túy. Ý đồ của Lê Quốc Túy là sẽ đưa vào Việt Nam 10 tấn vũ khí và chiến cụ cùng với một toán quân nhằm mục đích trước mắt là thành lập “mật khu kháng chiến”. Để thực hiện kế hoạch có tên là “Chiến dịch Hồng Kông 1”, Lê Quốc Túy nhờ nước ngoài tạo điều kiện về chỗ neo đậu và cấp các thủ tục giấy tờ cho quân của Túy hoạt động.
Được T.V.V (K12) giới thiệu K64 là người Cà Mau, am hiểu vùng này và có thể lập kế hoạch xâm nhập được, cho nên Túy cho điều K64 từ “Mật cứ Tự Thắng” về trung tâm.
K64 là một người khá nhạy cảm, anh đoán được ý đồ của Túy và Hạnh là muốn đưa vũ khí và quân xâm nhập bằng đường biển nhưng chưa biết đưa vào vùng nào. Vì muốn thoát khỏi cái “án tử hình” treo lơ lửng do bị nghi là cộng sản, K64 chủ động gợi ý với Mai Văn Hạnh nên tổ chức xâm nhập vùng Cà Mau và nói thêm là muốn xâm nhập thì phải có người địa phương quen thuộc vùng này. Trong toán “Minh Vương 2” có hai người cùng quê với K64 là K59 và K61. Buổi chiều hôm đó, Mai Văn Hạnh cùng nhóm này bàn kế hoạch xâm nhập vùng biển.
hon-da-bac
Hòn Đá bạc
Nhiệm vụ của toán “Minh Vương 2” là xây dựng cơ sở và phát triển lực lượng ở trong nước theo kế hoạch “Hồng Kông 1”. Chúng được giao những nhiệm vụ cụ thể là sau khi đã xâm nhập Việt Nam thì tổ chức tiếp nhận người và vũ khí từ nước ngoài chuyển về các chuyến sau, đưa khối lượng vũ khí đó về các địa bàn hoạt động. Toán này còn có nhiệm vụ tổ chức phá hoại, ám sát cán bộ ở các mục tiêu: trụ sở các cơ quan của đảng, chính quyền, công an, bộ đội, nhất là Tổng lãnh sự quán Liên Xô tại TP HCM, các cơ sở công nghiệp, điện, nước, kho xăng Nhà Bè, cầu cống, các trại cải tạo... Chúng dự kiến sẽ dùng tiền thuê bọn bụi đời, bọn tù được thả về, ngụy quân ngụy quyền cũ; giao vũ khí, mìn để bọn này làm những việc phá hoại.

***

Do phạm vi, đối tượng đấu tranh của CM-12 đã vượt tầm cỡ một “chuyên án”, mặt khác, do các đối tượng đấu tranh lại không đơn thuần là gián điệp biệt kích mà còn mang tính chính trị hết sức nhạy cảm, nên đến đầu tháng 6/1981, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng gọi đây là “Kế hoạch CM-12”.
Trong phiên liên lạc đầu tiên với trung tâm địch dưới danh nghĩa là "Tổ đặc biệt" vào lúc 21giờ ngày 25/5/1981, ta chỉ gửi một bức điện ngắn có nội dung như sau: "Tất cả đều an toàn và công tác đang xúc tiến. Vũ khí đã chôn giấu xong. Cần thêm cán bộ thành và tiền bạc. Hẹn 20 giờ ngày 28/5/1981 lên máy". Trung tâm của địch cũng chuyển cho "Tổ đặc biệt" một bức điện: "Tàu đã về tới B. vô sự. Ngày giờ khởi hành chuyến thứ nhì sẽ cho biết sau. Tổng đài sẽ trực máy theo giờ quy định".
Phiên liên lạc đầu tiên thành công.
Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm rất vui, khen ngợi các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Đêm hôm đó tất cả cùng được thưởng thức một nồi cháo gà thật ngon lành. Anh em cảm thấy sung sướng vì công việc bước đầu đã thành công.
Sau khi anh em về nghỉ, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Nguyễn Phước Tân bàn bạc về những công việc sắp tới. Đồng chí gợi ý là ta phải thiết kế một kế hoạch, chọn bãi đổ, làm “mật cứ” giả... Rồi cần phải đấu tranh với các mảng của địch trong nội địa như thế nào, làm sao cho địch bộc lộ hết những cơ sở của chúng ở trong nước...

* * *

 

Sau thắng lợi ban đầu là thực hiện việc liên lạc giữa CM-12 và “Tổng hành dinh” đã được “nối”, cơ quan an ninh bàn kế hoạch đón chuyến xâm nhập mới của địch. Kế hoạch được vạch ra rất khẩn trương và được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng. Sau đó vài hôm, ngày 29/5, Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo và nêu rõ 4 điểm cần chú ý nghiên cứu kỹ và bố trí kế hoạch thực hiện cho chu đáo. Đồng chí Bộ trưởng còn chỉ đạo cụ thể về cách tổ chức đón bắt địch xâm nhập.
Do phạm vi, đối tượng đấu tranh của CM-12 đã vượt tầm cỡ một “chuyên án”, mặt khác, do các đối tượng đấu tranh lại không đơn thuần là gián điệp biệt kích mà còn mang tính chính trị hết sức nhạy cảm, nên đến đầu tháng 6/1981, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng gọi đây là “Kế hoạch CM-12”.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ nêu yêu cầu của Kế hoạch CM-12 là: Thu hút, đánh bắt hết các lực lượng xâm nhập theo kế hoạch của ta.  Thông qua bọn Túy - Hạnh để bóc gỡ lực lượng bí mật của chúng ở trong nội địa. Từ công tác đấu tranh phản gián trong Kế hoạch CM-12 ta cần nắm cho được  toàn bộ âm mưu của các thế lực thù địch với cách mạng nước ta. Bảo đảm an toàn tuyệt đối an ninh của đất nước, kiên quyết không để cho địch phá hoại. Nâng cao trình độ năng lực chiến đấu của lực lượng an ninh. Từng bước rút kinh nghiệm về tổ chức công tác an ninh trong quá trình đấu tranh.

alt

Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (dấu khoanh tròn) cùng những gián điệp biệt kích khi ở nước ngoài.

Trong thời gian này, một mặt ta vẫn tiếp tục chuẩn bị về việc đón nhận chuyến xâm nhập tiếp theo của bọn gián điệp biệt kích, đồng thời tiến hành các biện pháp điều tra đối với các mảng khác trong nội địa có liên quan đến CM-12 như cụm Lê Quốc Quân,  cụm Lê Chơn Tình và cụm Hồ Tấn Khoa trong đạo Cao Đài. Tổ An ninh K4/2 được giao nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị, công an các địa phương liên quan như thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang... đấu tranh với các chuyên án có liên quan. Yêu cầu bảo đảm bí mật đối với công tác đấu tranh với CM-12 rất cao, nhưng ta lại phải đấu tranh với nhiều chuyên án có liên quan, phạm vi khá rộng, có nhiều đối tượng, vì vậy nhiệm vụ lại càng khó khăn gấp bội.

* * *

Trong khi đó, các yêu cầu của “chủ tịch” Lê Quốc Túy đều được “tổ công tác đặc biệt” thi hành một cách “nghiêm chỉnh” nhưng cũng làm cho Túy hiểu là không phải hoàn toàn dễ dàng.
Để có lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh trong chuyên án này,  đồng chí Trần Phương Thế, tức Tám Thậm, Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an Minh Hải được chọn vào vai NK-A1, nghĩa là “Kinh Kha số 1” ở trong nước. Để tránh lộ bí mật, ta thường gọi NK-A1 là A1, tên thường dùng khi hoạt động của anh Tám Thậm là Hai Tài, còn bọn biệt kích thường gọi là Hai Râu vì anh Tám Thậm vốn có bộ râu quai nón rất đẹp.
Đồng chí Tám Thậm lúc đó mới ngoài ba mươi tuổi, tính điềm đạm, cẩn thận và chắc chắn. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí làm hiệu thính viên, chữ viết rất đẹp. Địa bàn Cà Mau thì anh rất thông thuộc. Nếu có các tình huống xuất hiện ngoài dự kiến của Ban lãnh đạo kế hoạch anh cũng có đủ khả năng để xử lý khi cần thiết. Tuy nhiên, đồng chí Tám Thậm chưa hoạt động trong lòng địch, kinh nghiệm hoạt động bí mật chưa nhiều, chưa sử dụng ngôn ngữ trong chế độ cũ thường dùng trước đây.
Mặt khác, ở Minh Hải, rất nhiều người biết mặt đồng chí Tám Thậm, ta không loại trừ một số người vượt biên hoặc bọn biệt kích có thể nhận biết, nhất là trong trường hợp Túy, Hạnh yêu cầu ra nước ngoài để huấn luyện, hội họp... Nhưng đồng chí Tám Thậm có ngoại hình phù hợp với “vai” được giao, nhất là khi anh để râu quai nón, rất dễ ngụy trang và có thể khắc phục những “nhược điểm” ấy. Đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tỏ ý hài lòng về sự lựa chọn này.
Người đóng vai NK-A2 là đồng chí Hồ Việt Lắm (hiện nay là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ), lúc đó là Phó Công an huyện phụ trách An ninh của Công an huyện Trần Văn Thời.
Đồng chí Mười Lắm cũng là người địa phương này, am hiểu ngọn nguồn sông lạch và là người đã được đào tạo về nghiệp vụ trinh sát. Một số cán bộ của Tổ An ninh K4/2 như Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Thành Hà, Trần Tôn Thất, Trần Lương Tư..., khi cần có thể thực hiện các vai được phân công. Đồng chí Nguyễn Văn Xíu, tức Ba Tài cũng được chọn đưa vào kế hoạch với vai phụ tá điện đài và lo cơm nước, bảo vệ...
Các đồng chí này đều phải làm việc trong điều kiện giữ bí mật tuyệt đối. Thậm chí, họ hàng và người ngoài không biết các đồng chí này còn làm việc cho công an nữa...

* * *

Trong các bức điện gửi cho “Tổ đặc biệt”, Lê Quốc Túy cho biết ý đồ của y là định đưa vào 3 chuyến trong tháng 9/1981 với khối lượng vũ khí khoảng 40-50 tấn. Ngày 25/8/1981, trung tâm địch gửi một bức điện hỏi “Tổ đặc biệt” là “trong đêm có thể đổ hai bãi cùng một lúc được không, khoảng 15 tấn 2 tàu”. Cũng trong bức điện này chúng còn yêu cầu K64 chuẩn bị một địa điểm an toàn tạm trú cho “6 cán bộ thành”.
Như vậy là có thêm tình huống địch sẽ cho một toán gián điệp biệt kích xâm nhập trong chuyến này. Công việc chuẩn bị của ta không chỉ đón “hàng” mà còn bắt bọn gián điệp biệt kích, tổ chức khai thác để phục vụ công tác nghiệp vụ tiếp theo.
Trong phiên liên lạc vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 31/8/1981, trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” 2 tàu xâm nhập sẽ khởi hành vào ngày 6/9/1981. Qua biện pháp trinh sát khác, chúng ta cũng nắm được quá trình chuẩn bị, tên tuổi cụ thể số “cán bộ thành” sắp xâm nhập  và chỉ huy chuyến xâm nhập này là T.N.C, có ám danh là K19.
Trong những ngày hạ tuần tháng 8/1981, công việc chuẩn bị rất khẩn trương. Sau khi nghiên cứu kỹ, ta quyết định chọn các bãi đổ cho Kế hoạch CM-12 ở vùng phía tây mũi Cà Mau chứ không ở phía đông. Vùng biển phía tây vừa có nhiều luồng lạch và thường lặng sóng. Bãi đổ ở khu vực này không sình lầy nhiều như vùng phía đông.
Kế hoạch được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và được đồng chí Bộ trưởng phê duyệt.
Chiều 7/9/1981, đồng chí Cao Đăng Chiếm và đồng chí Nguyễn Phước Tân từ TP Hồ Chí Minh đi xuống Minh Hải. Các đồng chí Sáu Phương, Ba Dũng, Sáu Sáu, Tám Phú, Hoài Việt, Năm Xinh, Hai Minh từ công an các tỉnh đã có mặt tại trại Cây Gừa. Đồng chí Nguyễn Phước Tân thông báo tình hình và phân công từng đồng chí chuẩn bị khai thác đối tượng khi chúng bị bắt.

***

Chúng ta đã nắm được âm mưu và ý đồ của Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trong việc chống phá cách mạng Việt Nam và ảo tưởng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Lúc đầu, chúng chỉ đặt ra mục đích “giải phóng” miền Nam Việt Nam, nhưng sau đó được sự hậu thuẫn của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế, Túy và Hạnh điều chỉnh ý đồ chiến lược đầy tham vọng. Lê Quốc Túy đổi tên “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Miền Nam Việt Nam” thành “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.
Qua bức điện của Túy gửi cho CM-12, chúng ta thấy y cũng rất phấn khởi và rất muốn vào “quốc nội” như Mai Văn Hạnh để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của chúng. Ngày 10/5/1982, Lê Quốc Túy điện cho biết là: “C4 và C5 sẽ vào cuối tháng với 12K và 8,5 tấn phân gồm 630 cục đá. Chương trình 5 hôm, ngoài việc gặp với các tổ, mỗi tổ 3 giờ, phải dự trù nửa ngày cho C.5 S.G ( Lê Quốc Quân - TG) và bác Tư (Huỳnh Vĩnh Sanh – TG). Riêng cậu út và thím Ba một ngày. Nếu có thể bố trí cho tổ N.C.B, A.Đ. và C.T lưu lại trong suốt thời gian nói trên. Sắp đặt không cho các tổ biết nhau. Sẽ xác định trước vài hôm ngày tới”.
Sau khi quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và căn cứ vào thực tế, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 bàn rất kỹ và thống nhất kế hoạch đối phó với địch trong thời gian tới. Đồng chí Lê Tiền, Tổ phó Tổ An ninh K4/2 được đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cử ra Hà Nội báo cáo về kế hoạch đối phó của ta và xin chỉ thị của Bộ trưởng.
Thiếu tướng Lê Tiền, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, tham gia cách mạng từ lúc còn nhỏ, làm liên lạc cho Ủy ban Kháng chiến Liên khu 1, sau đó chuyển sang ngành công an. Trước khi vào miền Nam chiến đấu năm 1961, ông đã là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Khi vào miền Nam, ông chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ rồi ở miền Đông Nam Bộ. Ông có trí nhớ rất tuyệt vời và có tác phong làm việc cực kỳ tỉ mỉ, thận trọng. Cùng với đồng chí Nguyễn Phước Tân, đồng chí Lê Tiền là những trợ lý đắc lực của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trong công tác an ninh.
Ngày 12/5/1982, đồng chí Lê Tiền bay ra Hà Nội. Bộ trưởng sắp xếp làm việc với đồng chí Lê Tiền vào buổi tối hôm đó, từ 7 giờ tối đến 9 giờ. Cùng dự có cả đồng chí Thứ trưởng Trần Đông. Đồng chí Lê Tiền báo cáo với đồng chí  Bộ trưởng Phạm Hùng về nhận định về tình hình và kế hoạch đấu tranh của ta, trong đó có việc gây trở ngại để chưa cho Túy và Hạnh vào.
Sau khi hỏi thêm một số chi tiết, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Trần Đông trao đổi, nhận định tình hình, cân nhắc các tình huống có thể xảy ra, cuối cùng đồng chí Bộ trưởng kết luận như sau: Trong kế hoạch này ta nắm chặt toàn bộ lực lượng địch xâm nhập, vũ khí, phương tiện... Một phần lớn lực lượng nội địa của địch thông qua ta để móc  ráp, tuy ta chưa biết hết mạng lưới ở dưới nhưng đã biết được một số tên nòng cốt của từng mạng lưới. Cho nên Túy và Hạnh vào dù có quyết định những chủ trương liều lĩnh nào  đó, ta vẫn có đủ cách đối phó, địch có triển khai thêm lực lượng vào các địa bàn mới ta cũng có kinh nghiệm bắt chúng sử dụng theo ý định của ta. Bọn nội địa có thể có tên hung hăng, manh động, nếu thấy có nguy hiểm ta vẫn có thể chủ động đánh tỉa, bắt giữ, gây khó khăn, không để chúng hành động được. Cũng có thể có lúc địch nghi ngờ điều này, điều khác, ta phải làm cho địch tin bằng cách lý giải của ta. Có thể có lúc địch tạm dừng để xem xét, kiểm tra sau đó vẫn bắt buộc tiếp tục kế hoạch. Do đó, hiện nay ta nên kiên định kế hoạch đấu tranh, cho Túy và Hạnh vào để làm rõ thêm âm mưu, tổ chức và hành động sắp tới của chúng.
v cm 12 2
Đón địch
Đây là quyết định rất táo bạo nhưng được suy tính kỹ lưỡng trong việc cho cả Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng vào, hơn nữa lại không kết thúc Kế hoạch CM-12 ngay mà vẫn cho hai tên đầu sỏ trở ra nước ngoài. Đồng chí Bộ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể về kế hoạch đấu tranh của ta. Tuy nhiên, theo kế hoạch của địch, ta phải đối phó với hai vấn đề khá hóc búa như có cho chúng mang tiền giả vào hay không? Khi Túy và Hạnh vào kiểm tra có nên bắt hai tên đầu sỏ này hay chưa?
Lúc đầu Bộ trưởng Phạm Hùng không cho mang tiền giả vào. Phương án là có thể dùng lực lượng không quân ném bom tiêu diệt hai tàu B1 và B2 trên đường vào. Bộ trưởng Phạm Hùng có trao đổi phương án này với  Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng sau khi cân nhắc các yếu tố thì thấy có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chung nên phương án này bị huỷ bỏ. Cuối cùng, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ đạo chấp nhận cho đưa tiền giả vào chỉ thị là bằng mọi giá kiên quyết không để lọt ra ngoài.
Vấn đề thứ hai thì qua tính toán, ta mới chỉ “hút” vào, bắt giữ và tiêu diệt khoảng gần 100 tên, trong khi đó ở trung tâm địch còn đang tuyển mộ thêm lực lượng, do vậy quyết định kiên trì mục tiêu chiến lược đã đề ra là “thu hút toàn bộ lực lượng của địch”, buộc chúng phải đưa hết lực lượng ở nước ngoài xâm nhập về theo kế hoạch của ta, tổ chức bắt gọn các toán gián điệp biệt kích, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện. Vì vậy, lãnh đạo Bộ quyết định vẫn cho Túy và Hạnh trở ra sau khi “làm việc” để tính toán thực hiện chủ trương chiến lược.
Sau đó, đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng vào TP HCM, kiểm tra công tác chuẩn bị “đón” Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Đặc biệt, trong chuyến này, theo kế hoạch của địch là đưa tiền giả (hàng đặc biệt) vào. Do đó, công việc nhận “hàng” lần này được bàn rất kỹ, nhất là số hàng “đặc biệt”. Công tác hậu cần phục vụ chiến dịch này được bảo đảm chu đáo, từ tàu thuyền, xe cộ, xăng dầu, lương thực, kinh phí, thuốc men. Mặt khác, trong Kế hoạch CM-12, chủ trương “dùng địch đánh địch” kể cả việc khai thác nguồn tài chính, một số cơ sở vật chất của địch cung cấp cho lực lượng “quốc nội” mà thực chất là của ta để đánh lại địch rất có hiệu quả.
Phải nói rằng, vào thời kỳ bao cấp, đất nước còn khó khăn, việc tổ chức được như thế là cả một vấn đề. Hơn nữa, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có lần đồng chí Phạm Hùng báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về quá trình tổ chức đấu tranh với địch trong Kế hoạch CM-12, người đứng đầu Chính phủ ta lúc đó đã nói là sẵn sàng ưu tiên cho lực lượng an ninh, nếu cần thiết thì sẽ chi cả kinh phí đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để đảm bảo cho kế hoạch đánh địch thắng lợi.
Tất cả các bộ phận được phân công đều triển khai nhiệm vụ một cách khẩn trương và Ban chỉ đạo phân công từng đồng chí chỉ huy kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị. Mọi việc cũng đã sẵn sàng để đón “C4, C5”.

***

Xin xem tiếp trang sau

 

 

Trong một cuộc hỏi cung, vốn rất thèm thuốc lá mà Đ lại quen hút thuốc lá ngon, nên khi đồng chí Ba Gừng, cán bộ của Công an Minh Hải đưa gói thuốc lá cho Đ hút, còn ông lại lấy trong túi một gói thuốc rê ra quấn hút, Đ rất cảm động. Từ đó, anh không còn mặc cảm và tự hại mình nữa. Đ chấp nhận khai báo và tự nguyện làm việc cho ta.
Để thực hiện mục tiêu đó, kế hoạch của chúng được chia ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1977 đến năm 1980: Nhiệm vụ của giai đoạn này là móc nối tìm quan thầy để tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ về tài chính, phương tiện, vũ khí, xây dựng căn cứ, tuyển mộ và tổ chức huấn luyện để xây dựng và phát triển lực lượng. Đồng thời tìm cách móc nối với các tổ chức, đảng phái phản động trong nước để bàn kế hoạch phối hợp hành động.
Giai đoạn 2: Từ năm 1980 đến năm 1984. Đây là giai đoạn chủ yếu nhằm tổ chức xâm nhập người, vũ khí và phương tiện về trong nước, xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng trong nước, tiến hành các hoạt động phá hoại, tổ chức chiến tranh du kích.
Giai đoạn 3: Bắt đầu từ năm 1985. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiến hành các hoạt động vũ trang, cướp chính quyền ở từng vùng, chủ yếu là các vùng núi, vùng biển. với phương châm lấy “nông thôn bao vây thành thị” kích động quần chúng nổi dậy, tổ chức thành lập chính phủ, dùng đài phát thanh tranh thủ dư luận quốc tế và kêu gọi các nước giúp đỡ... để tiến tới chiến tranh giành chính quyền trong cả nước.
Trên thực tế Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng một số tay chân đắc lực đã phần nào thực hiện được giai đoạn 1. Túy đã “móc” liên lạc với các viên chức tình báo một vài nước lớn và nhận được sự hậu thuẫn nhất định. Với sự trợ giúp của lực lượng tình báo quân đội  một nước trong khu vực Đông Nam Á Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đã lập được “Tổng hành dinh” ở thủ đô và xây dựng một căn cứ huấn luyện tại nước này. Trong các năm 1981, 1982 đồng thời với việc huấn luyện, chúng ráo riết thực hiện các chuyến đưa người xâm nhập về nước để xây dựng cơ sở, căn cứ. 
bit kch 2
Các toán biệt kích bị bắt khi xâm nhập
Trong kế hoạch của chúng, dựa vào sự thỏa thuận từ năm 1975 với các tổ chức, đảng phái phản động lợi dụng đạo Cao Đài, Hòa Hảo... Lê Quốc Túy có ý đồ tổ chức đưa người và vũ khí về trang bị cho những tổ chức đó. Kế hoạch của Túy, triển khai thành lập 3 “quân khu”: “quân khu” A (miền Tây), “quân khu B” (miền Đông), “quân khu” Sài Gòn - Gia Định và một “Liên tỉnh xứ”, đồng thời phát triển các tổ chức phản cách mạng, nắm nhân sĩ, chuẩn bị lực lượng chính trị, hình thành bộ máy chính quyền, chờ thời cơ nổi dậy cướp chính quyền một số nơi, tiến tới giành chính quyền trong cả nước.
“Tương kế tựu kế”, trên cơ sở kế hoạch của địch,  ta đã thành lập “quân khu A” với căn cứ ở Minh Hải và “quân khu Sài Gòn - Gia Định”. Còn việc triển khai thành lập “quân khu B” được “triển khai” sau chuyến xâm nhập 9/9/1981 của địch. Tất nhiên, cũng như “quân khu A”, “quân khu B” chỉ là giả. Địa bàn “quân khu B” và các hoạt động của các toán này được ta tính toán kỹ để đối phó với địch, làm cho chúng tin tưởng.
Thông qua CM-12, ta phát hiện được âm mưu của địch là muốn xây dựng một căn cứ mật ở vùng Đồng Nai - Bà Rịa. Thời kỳ đó, tỉnh Đồng Nai còn gồm cả Bà Rịa -Vũng Tàu, nghĩa là có cả bờ biển. Ý đồ của Túy là muốn thiết lập một “bãi đổ” cho các chuyến xâm nhập ở vùng biển này. Không những thế, Túy còn muốn mở rộng ra cả miền Trung để đổ quân, vũ khí cho “Liên tỉnh xứ”. Lê Quốc Túy còn có kế hoạch đưa T.N.M (K18), một trong những “Kinh Kha” lớp đầu tiên “Minh Vương 1” vốn là một sĩ quan quân đội Sài Gòn, về “quân khu B” hoạt động, sau đó sẽ đưa M lên vị trí chỉ huy các lực lượng quân sự của Túy -Hạnh ở trong nước.
Trong Kế hoạch ĐN-10, ta sử dụng toán “6 cán bộ thành” xâm nhập ngày 9/9/1981, tức là chuyến xâm nhập đầu tiên của địch theo kế hoạch của ta. Toán này do T.Đ (K55) làm toán trưởng và T.H.M.(K66) làm hiệu thính viên. Lê Quốc Túy rất tin tưởng K55. Đây là một thanh niên khá lanh lợi nhưng cũng có cá tính mạnh. Sau khi mới bị bắt, lúc đầu K55 rất “cứng đầu”, không chịu khai báo và quyết định tự tử. Nhưng cán bộ, chiến sĩ công an trại Cây Gừa kịp thời phát hiện và cứu sống anh ta. Sau khi được bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, Đ đã thực sự cảm động trước tấm lòng của những cán bộ công an chăm sóc cho mình. Trong một cuộc hỏi cung, vốn rất thèm thuốc lá mà Đ lại quen hút thuốc lá ngon, nên khi đồng chí Ba Gừng, cán bộ của Công an Minh Hải đưa gói thuốc lá cho Đ hút, còn ông lại lấy trong túi một gói thuốc rê ra quấn hút, Đ rất cảm động. Từ đó, anh không còn mặc cảm và tự hại mình nữa. Đ chấp nhận khai báo và tự nguyện làm việc cho ta.
Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Tổ An ninh K4/2, đồng chí Lê Tiền phụ trách công tác đấu tranh với các chuyên án trong nội địa và Kế hoạch ĐN-10. Tham gia công tác quan trọng này có đồng chí Nguyễn Khánh Toàn và một số cán bộ từ công an các tỉnh được điều động về như đồng chí Nguyễn Đông Phương (Sáu Phương, nguyên là Phó giám đốc Công an tỉnh Sông Bé trước đây, nay là Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Bình Phước). Công an Đồng Nai cũng cử một số cán bộ an ninh giỏi, tham gia Kế hoạch ĐN-10. Tuy được phân công chuyên trách các mảng như vậy, nhưng trên thực tế, mỗi khi có các chuyến xâm nhập, các đồng chí Lê Tiền, Nguyễn Khánh Toàn... cũng trực tiếp tham gia chỉ đạo hoặc các công tác đón bắt.
Thực hiện Kế hoạch ĐN-10 nhằm khống chế việc mở rộng phạm vi hoạt động của địch, ta chọn một địa điểm thích hợp ở Xuyên Mộc, Đồng Nai. Ban chỉ đạo Kế hoạch chọn 4 cán bộ trinh sát có kinh nghiệm vào các vai “phụ việc” cho toán K55.

***

Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.
cm 12 3
Hai tên chỉ huy trong nội địa của địch: Huỳnh Vĩnh Sanh  và Hồ Thái Bạch
Cuối tháng 12/1981, Bộ trưởng Phạm Hùng gọi Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm từ miền Nam ra Hà Nội để họp về Kế hoạch CM-12 trong hai ngày 29 và 30. Cùng dự cuộc họp quan trọng này có đồng chí Thứ trưởng Trần Đông, phụ trách công tác an ninh.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo tình hình diễn tiến của Kế hoạch CM-12 gồm các vấn đề đối phó với hoạt động xâm nhập mới của địch, hoạt động của các tổ chức địch trong nội địa có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh, và dự kiến một số tình hình tiếp theo. Thứ trưởng Trần Đông nêu một số ý kiến về chủ trương đối phó với địch, nhất là đối với hai tên đầu sỏ này.
Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ rất chú trọng đến việc bóc gỡ các tổ chức phản cách mạng ở trong nước. Về chủ trương này, Bộ trưởng Phạm Hùng nhắc lại ý mà ông đã báo cáo với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị nhất trí.
Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Tuy nhiên, họ cũng thấy “lấy lại” Việt Nam là khó nên cố tình gây rối loạn, xáo động ở Đông Dương, âm mưu lâu dài của họ vẫn là tổ chức bạo loạn, lật đổ bằng hoạt động gián điệp biệt kích và kết hợp với bọn phản động ở trong nước. Đây là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch đối với cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.
Bộ trưởng Phạm Hùng nhấn mạnh: "Muốn giải quyết tốt Kế hoạch, trước hết phải đánh giá tình hình cho đúng rồi mới quyết định. Phải quan sát các đầu mối khác, giải quyết các ẩn số đặt ra và phải làm sao cho “nó” thấy là chưa đến lúc mở chiến dịch hoạt động. Tiếp tục đấu tranh có hiệu quả chống địch xâm nhập, chống địch phá hoại kinh tế. Đặc biệt phải sử dụng CM-12 với tần suất tối đa nhằm biết được âm mưu, tổ chức, chủ trương hoạt động cụ thể của địch. Phải “cắt” cho được những tổ chức có dính líu đến CM-12. “Nó” muốn làm cho ta rối thì ta cũng phải cho “nó” thấy là không phải dễ...
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Tổ An ninh phối hợp với công an các tỉnh tổ chức đấu tranh bóc gỡ bọn phản động ở trong nội địa có liên quan đến Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Sau khi bắt Lê Quốc Quân, ta phá án TQ-42 một cách có hiệu quả. Đóng góp rất lớn vào kế hoạch này là Công an TP HCM.
Nắm được kế hoạch của địch, ta chủ động phá tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia Việt Nam” do Lê Quốc Quân cầm đầu (Chuyên án TQ42). Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh, tác động y báo cáo với trung tâm địch ở nước ngoài để chúng tự thấy do tổ chức của Quân bị phá vỡ nên không thể tiến hành sử dụng “hàng đặc biệt” cũng như kế hoạch đã định.
Kết quả là Sanh đã nhân danh “Chủ tịch quốc nội” yêu cầu và trung tâm địch đã chính thức ra lệnh tạm hoãn việc sử dụng “hàng đặc biệt”, tạm hoãn việc phá hoại vào cuối năm 1982. Huỳnh Vĩnh Sanh đã ra lệnh cho bọn bên dưới “án binh bất động” để bảo toàn lực lượng. Vì vậy ta chủ động ngăn chặn các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ được an ninh chính trị ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.

* * *

Trong số các chuyên án ở trong nước có liên quan đến CM-12 có hai chuyên án lớn mang bí số TK-90 và H-82. Chuyên án TK-90 đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài mà chúng có tổ chức cái gọi là “Thiên khai huỳnh đạo”. Còn Chuyên án H-82 chính là tổ chức trong nội địa do Huỳnh Vĩnh Sanh cầm đầu.
Trong các đầu mối của Lê Quốc Túy xây dựng ở trong nước, Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao đài Tây Ninh có vai trò rất quan trọng. Hồ Tấn Khoa, sinh năm 1898, quê quán ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Khoa được thực dân Pháp tin dùng và cho làm nhiều chức tước.
Năm 1939 được thăng phẩm Đốc phủ sứ, một chức ngang với tỉnh trưởng sau này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đưa Hồ Tấn Khoa làm tỉnh trưởng Châu Đốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Tấn Khoa vẫn được cách mạng sử dụng và bố trí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến sau đó là Chủ tịch Ủy ban hành chánh tại Châu Đốc.
Đến ngày kháng chiến bùng nổ, Hồ Tấn Khoa không tham gia mà lên Sài Gòn, chạy vào Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh và gia nhập đạo này. Đến năm 1954 y được phong chức Bảo đạo, vì vậy thường được gọi là Hồ Bảo đạo.
Năm 1956 Bảo Thế bị anh em Diệm - Nhu đàn áp, Hồ Tấn Khoa theo Hộ pháp Phạm Công Tắc sang Phnôm Pênh sống lưu vong ở đó với tư cách là “tị nạn chính trị”. Sau khi Phạm Công Tắc chết, Hồ Tấn Khoa thay Phạm Công Tắc điều hành Hội thánh Cao Đài ở Campuchia.
Năm 1961, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk tổ chức một hội nghị quốc tế hòa bình ở Đông Dương. Lê Quốc Túy được Trần Văn Hữu cử làm đại diện về tìm gặp Hồ Tấn Khoa để bàn việc tổ chức tiếp đón nhóm Trần Văn Hữu và nâng uy tín của Trần Văn Hữu tại hội nghị này.
Sau hội nghị, Trần Văn Hữu về Pháp, còn Lê Quốc Túy ở lại Phnôm Pênh khoảng một tháng và thường xuyên đến gặp Hồ Tấn Khoa. Trước khi Lê Quốc Túy về Pháp thì Túy và Hồ Tấn Khoa có hứa hẹn với nhau là sau này sẽ cùng nhau hoạt động nếu có cơ hội. Sau đó, thỉnh thoảng Lê Quốc Túy gửi bưu thiếp cho Hồ Tấn Khoa để duy trì liên lạc.
Năm 1970, Lon Nol được Mỹ hậu thuẫn tổ chức cuộc đảo chính Norodom Sihanouk. Việt kiều ở Campuchia bị tàn sát đẫm máu. Hồ Tấn Khoa được Mỹ dàn xếp với Nguyễn Văn Thiệu cho về Sài Gòn.
Khi Hồ Tấn Khoa về Sài Gòn buổi chiều thì sáng hôm sau một viên chức hàng đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đến “thăm” ông ta. Sau này, Hồ Tấn Khoa khai rằng, người Mỹ đó có nói với ông ta y là bạn của Lê Quốc Túy.
Trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ hoàn toàn, ngày 27/4/1975, tại nhà Đỗ Cao Minh, Đại tá quân đội Sài Gòn, con rể của Hồ Tấn Khoa đã diễn ra một cuộc gặp được dàn xếp  từ trước. Viên Bí thư thứ nhất Sứ quán Mỹ và Lê Quốc Túy đến gặp Hồ Tấn Khoa. Túy và người Mỹ nọ hỏi Hồ Tấn Khoa có muốn xuất ngoại không thì sẽ thu xếp cho đi. Nhưng Hồ Tấn Khoa nói y đã già rồi nên ở lại.
Túy đề nghị Hồ Tấn Khoa ở lại trong nước tổ chức lực lượng Cao Đài phá hoại chính quyền cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, mặc dù được chính quyền cách mạng tôn trọng, nhưng Hồ Tấn Khoa vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ chống phá cách mạng.
Y đã chỉ đạo cho tay chân các tổ chức phản động có liên quan đến đạo Cao Đài như Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập “Hội đồng hòa giải quốc tế”, còn Chí Mỹ với Bạch Hùng lập tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo”

***

Trong một cuộc họp Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ thị: Cần phải nâng nhiệm vụ của CM-12 lên tầm cao mới trước sự phát triển của tình hình. Chủ trương và cũng là nguyên tắc đối với Kế hoạch CM-12 trong giai đoạn mới là duy trì, sử dụng Kế hoạch CM-12, tạo cho địch tin CM-12 tồn tại, nhưng tuyệt đối không cho địch phát triển, hành động theo ý đồ của chúng.
alt
Vũ khi thu được của địch trong chuyên án CM 12
 Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm triển khai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và nhắc một số vấn đề cần chú ý khi tiến hành đấu tranh với các đầu mối ở nội địa là: Kế hoạch CM-12 đến nay trở thành kế hoạch có tính chất quốc gia và liên quan tới quan hệ đối ngoại, do đó mọi việc làm phải chú ý bảo vệ, giữ gìn, thúc đẩy Kế hoạch CM-12 phát triển, không được làm việc gì lộ bí mật.
Thực hiện kế hoạch thông qua CM-12 và ĐN-10 ngăn chặn ý đồ phá hoại của địch, ta đã cho “báo cáo” với trung tâm là trong thời gian này tình hình trong nước rất khó khăn và lồng vào đó tin tức nhằm vô hiệu hóa một số đối tượng xâm nhập mà ta đã bắt giữ. Chẳng hạn, ĐN-10 báo cáo: “Trình Chủ tịch thêm tin cẩn. Từ nay đến tết, Cộng sản tăng cường hoạt động mạnh để bảo vệ mục tiêu quan trọng, mở các cuộc truy lùng sâu các bìa rừng, xét hỏi và kiểm tra gắt gao giấy đi đường, xét nhà; nhiều trạm kiểm soát kinh tế, bắt dân vào hợp tác. Cho đến nay toán vẫn chưa liên lạc được với tổ HK168 và HK143. Từ khi HK168 cưới một gái điếm thì càng trốn tránh nhiệm vụ. Đại đội HK132 đã bám và sống nhờ vào sự che chở và tiếp tế của dân chúng”.
Ban chỉ đạo thông qua “Tổ đặc biệt” ở Minh Hải gửi một bức điện có nội dung đề đạt với “chủ tịch” Lê Quốc Túy về việc thực hiện kế hoạch “Khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983”. Bức điện viết: “Gần đây, qua một số chỉ thị rõ ràng của Chủ tịch, Tổ đặc biệt đã bàn thảo với B4 (bí số Túy đặt cho Huỳnh Vĩnh Sanh - TG) + các toán và rút ra hai yếu tố cần cho mốc khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983 như sau:
1- Nếu tổ phối hợp chiến lược theo chủ trương của Mặt trận thì Đông Dương là một chiến tuyến đồng nhất về nhiều phương diện. Nếu tháng 6/1983 ta khởi động toàn miền Nam, kể cả Campuchia thì chúng tôi thấy quá vội vàng và đơn lẻ chăng? Vì thiếu sự phối hợp của miền Bắc và Lào thì Cộng sản vẫn còn nơi hậu thuẫn làm bàn đạp đàn áp chúng ta.
2- Phải được sự đồng lòng hưởng ứng của toàn dân lẫn các đảng phái, tôn giáo. Theo Tổ + B4, việc thu phục dân chúng và những phe nhóm trong nước phải chuẩn bị một cách chu đáo, kiên nhẫn vì không chỉ Mặt trận mình, các nhóm chống Cộng mà thôi... Có một số lực lượng trong nước chống Cộng có thành tích và sức mạnh lớn nhất nhưng chưa nghe Chủ tịch đề cập đến. Ngoài ra, việc kết hợp với các nhóm bên ngoài sẽ giúp thêm trong nước hoàn tất nhiệm vụ tạo một ảnh hưởng bao quát trong nhiều tầng lớp toàn quốc để khi hành động sẽ gây tác dụng rộng lớn hơn. Nhưng thời gian qua chỉ thấy Chủ tịch nhắc đến nhóm ông Quang + tướng Là mà thôi. Chúng tôi mong được biết ý kiến Chủ tịch trong vấn đề này”.
Đây là một bức điện mang nhiều ý nghĩa và nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu là ngăn chặn ý đồ chuyển giai đoạn 2 của địch và gợi cho Lê Quốc Túy bộc lộ thêm các đầu mối của chúng ở trong nước và cả ở nước ngoài mà ta chưa biết. Tất nhiên là lời văn phải phù hợp với giọng điệu của lực lượng nội địa và đề cao “chủ tịch”.
Đúng như phán đoán và tính toán của ta, bức điện đã gợi trúng các vấn đề và Lê Quốc Túy đã “thông báo” cho “Tổ đặc biệt” những tin tức quan trọng mà ta đang cần nắm thêm. Trong bức điện trả lời sau đó, Lê Quốc Túy cho biết:  “Hiện nay Nguyễn Văn Thiệu đang làm bình phong cho Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Văn Là, Nguyễn Ngọc Huy và với sự hậu thuẫn của nước ngoài sắp sửa thành lập chính phủ lưu vong. Bọn Hoàng Cơ Minh đang tìm đường về nước nhưng bị Thái chặn lại. Bọn Thiệu đã công khai đả kích mặt trận mình vì mình từ chối không làm con mồi cho chúng ở trong nước.
Việc đoàn kết toàn dân là mục đích của mình nhưng đừng quên là mình không chấp nhận những thành phần của chế độ cũ. Đường lối của Mặt trận là đánh đổ Cộng sản, tiêu diệt chế độ phong kiến và làm lại nước Việt Nam với những người mới.
Ở Mỹ cộng đồng người Việt và nhóm Công giáo theo cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày trước đã chuẩn bị sẵn sàng ủng hộ Mặt trận mình chống lại bọn Thiệu. Ngoài ra những sự phối hợp của mình đã có ở trong nước, nếu có đoàn thể nào thì mình sẵn sàng thu nạp họ... Tuần tới C4 và C5 sang đàm đạo với các nước lớn và trong tháng 2 tới sẽ có hẹn với Phó tổng thống Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn...”.
Nội dung bức điện của Lê Quốc Túy đã nói lên được nhiều điều quan trọng mang tính chiến lược mà ta đang cần tìm hiểu về âm mưu của các thế lực thù địch cũng như của bọn Túy - Hạnh.
Trên cơ sở các nguồn tin và tài liệu cũng như diễn biến tình hình, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 dự kiến hoạt động của địch trong năm 1983 và năm 1984. Quán triệt chủ trương và phương hướng lãnh đạo Bộ đã chỉ thị, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị để đối phó với chiến dịch xâm nhập mới của địch. Đồng thời, Tổ An ninh K4/2 và công an các tỉnh phía Nam cũng tích cực thực hiện kế hoạch trinh sát và đấu tranh với các mảng nội địa của địch.
Trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” là “Chiến dịch mới” sẽ có tất cả 5 chuyến “chở toàn than và củi”, ý chúng là có cả vũ khí và quân “Tổng hành dinh” cho biết cứ mỗi chuyến sẽ có 10 K (tức là gián điệp biệt kích) vào, khi Mai Văn Hạnh “hành quân” xong sẽ để lại cho Tổ đặc biệt 2 “cá” tàu) và số thủy thủ luôn.
Ta lấy lý do là lúc đầu trung tâm nói chiến dịch bắt đầu từ giữa tháng nhưng nay thay đổi vào cuối tháng nên gây khó khăn cho Tổ đặc biệt vì phải thông báo lại cho thủy thủ và các toán khác. Đồng thời, ta yêu cầu trung tâm địch phải cho biết cụ thể hơn về kế hoạch xâm nhập trong thời gian tới.
Lê Quốc Túy yêu cầu: “NKA1 + K64 cần cho C4 biết tới cuối năm có thể tuyển được 1.000 NK không? K27 phải nghiên cứu bành trướng hệ thống phá hoại, bằng mọi cách phải thực hiện được một vài phá hoại lớn ở Sài Gòn. Vì tình hình chính trị và ngoại giao bắt mình phải thực hiện việc này trong năm nay”. Đồng thời, Túy cũng gửi điện ĐN-10 thúc giục nghiên cứu thực hiện kế hoạch vận chuyển vũ khí, tuyển thêm quân và phá hoại.

***

Tàu địch xuất hiện. Đồng chí Tám Thậm xuống đón Mai Văn Hạnh và đưa vào đất liền theo kế hoạch. Sau đó, người của ta trong “Tổ đặc biệt” dụ Trần Văn Bá và tên điện báo viên của địch lên đảo, rồi quật ngã hai tên, nhét khăn vào miệng chúng nên việc bắt giữ diễn ra êm ru.
Gần như hàng tuần, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Phạm Hùng báo cáo những diễn biến quan trọng của Kế hoạch CM-12 với Bộ Chính trị. Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đánh giá cao kết quả và vai trò của Kế hoạch CM-12 trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia của ta.
Thực hiện chủ trương của Bộ, cho đến tháng cuối năm 1983, Lực lượng An ninh đã tiến hành Kế hoạch CM-12 rất sáng tạo và đầy bản lĩnh, buộc kẻ địch xâm nhập theo kế hoạch của ta với 15 chuyến bằng đường biển với 30 lượt tàu vào vùng biển Cà Mau. Do đó, ta đã bắt toàn bộ 126 tên gián điệp, biệt kích từ nước ngoài về, thu 132 tấn 278 kg vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả…
cm 12 1
Bọn gián điệp biệt kích bị xét xử trước tòa án, tháng 12/1984.
Cũng thông qua Kế hoạch CM-12, ta đã buộc địch phải bộc lộ 10 tổ chức phản cách mạng và một số đầu mối của địch trong nội địa. Từ đó, Lực lượng Công an nhân dân chủ động tiến hành đấu tranh và đấu tranh có hiệu quả với các lực lượng thù địch, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Trước tình hình địch tăng cường hoạt động, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 3 là tiến hành phá hoại và dùng lực lượng vũ trang cướp chính quyền ở các vùng hẻo lánh, Bộ trưởng Phạm Hùng báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương kết thúc Kế hoạch CM-12. Bộ Chính trị rất phấn khởi và đánh giá đây là một vụ án rất lớn, thắng lợi của ta cũng rất lớn và đồng ý với chủ trương kết thúc Kế hoạch CM-12 của Bộ Nội vụ.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Hùng trong cuộc họp ngày 12 và 13/3/1984,kế hoạch kết thúc CM-12 được vạch ra. Bộ Nội vụ chủ trương: Khôn khéo dụ Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh từ nước ngoài về nước, bắt gọn cả người, tàu xâm nhập, vũ khí, điện đài và đưa toàn bộ bọn gián điệp xâm nhập từ năm 1981 đến nay ra xét xử công khai. Nếu cả Túy và Hạnh chưa vào thì ta chưa kết thúc kế hoạch này. Nhưng nếu tình hình không hoàn toàn theo đúng kế hoạch của ta thì cũng cần phải bắt cho được một trong hai tên đầu sỏ.
Đồng thời, phá toàn bộ lực lượng ngầm của chúng đã cài lại trong nội địa. Phối hợp với các cơ quan truyền thông vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch trước dư luận quốc tế, đập lại những luận điệu chiến tranh tâm lý xuyên tạc chế độ xã hội ta, nâng cao uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.

* * *

Bước vào năm 1984, tình hình và diễn biến quốc tế cũng như âm mưu và hoạt động của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh đã chuyển biến theo đúng ý đồ và kế hoạch của ta. Nhưng lúc đầu, chúng chỉ dự định có một mình Mai Văn Hạnh vào.
Để buộc địch thực hiện theo kế hoạch, ta  khéo léo tác động để Túy cùng vào với Hạnh. Tuy thông báo là Túy có thể cùng vào với Hạnh, nhưng đến ngày 9/5/1984, Trung tâm chỉ huy của địch có thông báo là chuyến xâm nhập mới hoãn lại và sau đó chỉ có C5 (Mai Văn Hạnh) vào vì Túy “bị bệnh bất ngờ nên C5 phải trở về Pháp sắp xếp công việc của C4”.
Qua các nguồn tin ta được biết đúng là Lê Quốc Túy bị bệnh thận nặng, phải dùng máy lọc máu thận. Ban chỉ đạo quyết định vẫn thực hiện kế hoạch theo phương án 2, nghĩa là một tên đầu sỏ vào ta cũng kết thúc chiến dịch.
Trong thời gian này, chuyến xâm nhập lần thứ 16 của địch gồm hai tàu chở gần 6 tấn vũ khí vào hòn Đá Bạc, ta “tiếp nhận” an toàn.

* * *

Cuối tháng 8/1984, Lê Quốc Túy thông báo cho cơ sở trong “quốc nội” biết là trong thời gian khoảng đầu tháng 9 thì Mai Văn Hạnh sẽ vào và “không thay đổi” kế hoạch nữa.
Ban chỉ đạo chiến dịch kết thúc Kế hoạch CM-12 phân công đồng chí Bùi Thiện Ngộ, lúc này là đặc phái viên của Bộ trưởng, đồng chí Lê Minh Học và đồng chí Nguyễn Phước Tân xuống Minh Hải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến dịch. Có thể gọi đây Ban chỉ huy tiền phương của chiến dịch kết thúc Kế hoạch CM-12.
Tại TP HCM, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Lê Tiền thường xuyên liên lạc với  đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng ở Hà Nội và Ban chỉ huy tiền phương ở Minh Hải qua hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt của chiến dịch.
Ngày 1/9/1984, Lê Quốc Túy cho “Tổ đặc biệt” biết là sẽ vào Việt Nam khoảng tối ngày 7 hoặc 8/9. Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Phước Tân, ban lãnh đạo Kế hoạch CM-12 quyết định ép địch phải vào đêm 9/9/1984 vì cách đó ba năm chuyến “hàng” đầu tiên của địch thực hiện theo kế hoạch của ta vào đêm 9/9/1981.
Sáng 8/9/1984, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương từ “mật cứ” của “Tổ đặc biệt” ở ngoại ô thị xã Bạc Liêu đi xuống Công an huyện Trần Văn Thời đóng ở  Rạch Ráng.
Còn một bộ phận của Tổ An ninh, trong đó có đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Trần Tôn Thất, Nguyễn Đông Phương, Phan Trung Tiến và một tổ trinh sát vũ trang của đại đội đặc biệt do đồng chí Hữu Ân chỉ huy triển khai kế hoạch đón bắt Mai Văn Hạnh tại ngã ba Tân Thành.
Yêu cầu rất cao của kế hoạch là tuyệt đối bảo đảm tính mạng lực lượng của ta. Đây là một trận đánh kiểu an ninh. Các đồng chí lãnh đạo Kế hoạch CM-12 cho rằng những tên gián điệp biệt kích cũng là con em của nhân dân, chẳng may bị lôi kéo làm tay sai cho bọn đầu sỏ gián điệp. Do vậy tinh thần chỉ đạo là hạn chế tối đa thương vong kể cả số gián điệp biệt kích xâm nhập. Trong trường hợp bất khả kháng mới tiêu diệt chúng.
Chiều 9/9/1984, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương ra hòn Đá Bạc. Biển tương đối êm. Gió nhè nhẹ thổi. Những đợt sóng duềnh lên như đón chào các chiến sĩ an ninh vào trận. Trời mùa thu trong xanh và thỉnh thoảng có những đám mây trắng xốp hiện ra rồi tan đi…
Khoảng 18h, bỗng gió lớn nổi lên. Trời vần vũ. Những đám mây đen kịt ập xuống. Sóng biển dồn dập. Hai chiếc tàu của ta neo sẵn bị sóng biển dồi lên dồi xuống, chao đảo. Trong cái chòi lá mà đại đội đặc biệt dựng trên lưng chừng đảo gió rít ào ào. Các đồng chí trong Ban chỉ huy tiền phương lo lắng.
Nhưng độ hơn một tiếng đồng hồ sau, trời trở lại bình thường. Gió lặng. Biển êm. Lực lượng của ta triển khai vào vị trí chiến đấu theo kế hoạch. Các đồng chí Bùi Thiện Ngộ và Lê Minh Học ở trên chòi chỉ huy. Các đồng chí Nguyễn Phước Tân, Thi Văn Tám, Huỳnh My (Chỉ huy trưởng Công an vũ trang Ninh Hải) xuống gần mép bãi đổ. Đại đội Cảnh sát đặc biệt của ta triển khai vào các vị trí và sẵn sàng chiến đấu.
20h kém 15′, tàu địch xuất hiện. Hai tàu của ta áp sát hai tàu của chúng. Đồng chí Tám Thậm (Trần Phương Thế) xuống đón Mai Văn Hạnh và đưa lên xuồng máy để đưa vào đất liền theo kế hoạch.
Sau đó, người của ta trong “Tổ đặc biệt” dụ Trần Văn Bá và tên điện báo viên của địch lên đảo. Theo đúng kế hoạch, các đồng chí trong Đại đội Cảnh sát đặc biệt đã quật ngã hai tên Trần Văn Bá và tên điện báo viên, nhét khăn vào miệng chúng nên việc bắt giữ diễn ra êm ru.
Trong lúc đó, những tên gián điệp biệt kích có nhiệm vụ cảnh giới vẫn ôm súng không rời vị trí, mặc dù anh em thủy thủ của ta dụ sang tàu “nhậu lai rai”. Trước tình hình đó, kế hoạch nổ súng đánh phủ đầu để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kế hoạch được thực hiện.  K64 khai hỏa bằng một loạt đạn AK-47. Quân ta nhất loạt nổ súng áp đảo bọn gián điệp biệt kích. Bọn biệt kích bị bất ngờ không kịp chống cự, đứa bị bắn chết, đứa nhảy xuống biển…
Trận đánh chỉ diễn ra trong vòng 2 phút 7 giây. Bọn gián điệp biệt kích bị ta tiêu diệt tại trận 12 tên, còn 7 tên khác bị bắt sống. Ta thu hai tàu xâm nhập cùng toàn bộ vũ khí, phương tiện của chúng, kết thúc thắng lợi trận đánh quyết định.

Tác giả: Nguyễn Khắc Đức

--------------------------------------------------------------------------------------------------
Kế hoạch CM12 và những người ẩn mặt
Thứ tư, 08/09/2010, 09:29 (GMT+7)
Kế hoạch CM12 đã chấm dứt 26 năm nhưng nhiều người vẫn chờ đợi chuyện kể hấp dẫn của trinh sát nội tuyến, những người sống giữa cái chết cận kề suốt 7 năm liền trong chuyên án phản gián nổi tiếng này. Ngày 6-9-2010, tại khu di tích lịch sử quốc gia Hòn Đá Bạc, 2 trong số hàng chục người dân thông minh, dũng cảm đã tham gia nhiều vị trí quan trọng trong đường dây của địch xuất hiện công khai trước công luận là anh Phạm Thanh Danh, bí số K64 và anh Trần Ngọc Điền, bí số K55.

alt

K55 Trần Ngọc Điền (thứ 2 từ phải sang) và K64 Phạm Thanh Danh (thứ 4 từ trái sang) tại di tích Hòn Đá Bạc

Khai hỏa

Ngày 11-1-1981, Công an tỉnh Tà Keo (Campuchia) báo cho các đồng nghiệp Việt Nam biết có một lính Khmer đỏ tên Săm Sua ra đầu thú khai báo rằng y có tham gia dẫn một toán người Việt Nam từ nước ngoài đi qua Campuchia để xâm nhập về hoạt động chống Việt Nam.
Trước đó, ngày 8 -1-1981, bộ đội biên phòng ở Bình Sơn (Kiên Giang) bắn chết 1 tên gián điệp xâm nhập vào Việt Nam, thu được 12 súng AK báng gấp, 7 quả lựu đạn, 2 tay quay máy phát điện dùng cho điện đài và một số quân trang, quân dụng và số phù hiệu áo đề là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”... Sau đó Công an Kiên Giang bắt được Trần Minh Hiếu, một trong số 23 tên biệt kích của tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” và tên này đã khai quá trình xâm nhập của toán gián điệp và nơi ẩn náu của toán trưởng Lê Hồng Dự.
Công an Kiên Giang và Công an Hậu Giang bắt giữ Lê Hồng Dự tại TP Cần Thơ. Qua xét hỏi, Lê Hồng Dự khai báo quá trình xâm nhập của y và về tổ chức phản cách mạng của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh. Những lời khai này khớp với lời khai của Trần Minh Hiếu.
Sau khi tung toán “Minh Vương 1” xâm nhập không thành, Lê Quốc Túy quyết định tung toán “Minh Vương 2” xâm nhập bằng đường biển, tiếp tục thực hiện ý đồ tung quân vào rừng U Minh, xây dựng “căn cứ”, từng bước tiến về hoạt động ở TPHCM. Để thực hiện ý đồ lật đổ chính quyền, Lê Quốc Túy đưa vào Việt Nam 10 tấn vũ khí và chiến cụ cùng với một toán quân nhằm thành lập “mật khu kháng chiến” theo kế hoạch có tên “Chiến dịch Hồng Công 1”. 
Tháng 1-1981, ở mật cứ Tự Thắng của bọn phản động tại Thái Lan, lúc này đang diễn ra những vụ thanh trừng lẫn nhau do nghi ngờ có nội gián. K64, một người ở Cà Mau đang dự lớp huấn luyện tại đây được Túy và Hạnh điều về trung tâm chỉ huy. Để tránh bị nghi là cộng sản, K64 chủ động gợi ý với Túy và Hạnh nên tổ chức xâm nhập vùng Cà Mau và giới thiệu thêm 2 người cùng quê là K59 và K61. Nhiệm vụ của toán “Minh Vương 2” sau khi xâm nhập Việt Nam là tổ chức tiếp nhận người và vũ khí từ nước ngoài vào VN. Toán này còn có nhiệm vụ tổ chức phá hoại, ám sát cán bộ ở các cơ quan của Đảng, chính quyền, công an, bộ đội, nhất là Tổng Lãnh sự quán Liên Xô tại TPHCM…
Toán “Minh Vương 2” do Nguyễn Văn Thanh, bí số K44 làm toán trưởng. Thanh có nhiệm vụ liên lạc với những “giới chức” của tổ chức ở trong nước, bắt liên lạc với các cơ sở của Túy ở Sài Gòn, một đường dây chuyển ngân đen ở đường Hoàng Phố, quận 8, TPHCM. Ngày 12-5-1981, chiếc tàu đầu tiên chở 16 tên gián điệp biệt kích khởi hành từ Thái Lan xâm nhập vào Việt Nam.
Con tàu mang số hiệu tàu cá của tỉnh Phú Khánh (cũ) xâm nhập vùng biển Cà Mau. Trên đường đi, K44 đã thủ tiêu 2 tên theo lệnh cấp trên và hất xác họ xuống biển vì nghi họ là cộng sản. 21 giờ ngày 15-5-1981, tàu cập bờ biển khu vực Bãi Ghe gần vàm Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Nhóm biệt kích tính lội qua đầm lầy vào U Minh nhưng trời đã gần sáng. Thấy không ổn, K44 ra lệnh phân tán theo từng nhóm mạnh ai nấy nấp để tránh bị theo dõi. Đặt chân trở lại mảnh đất quê nhà, K64 nhìn những bờ cỏ, con đê quen thân mà “nghe lòng dạ bồi hồi nôn nao khó tả”. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê và nỗi lo khi thấy đồng bọn thủ tiêu nhau một cách lạnh lùng, khiến K64 quyết định ra đầu thú tại Công an huyện Trần Văn Thời và khai rõ mục đích ý đồ của “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.

Chuyến tàu cuối cùng

Ý nguyện quay về đoái công chuộc tội của K64 được anh Mười Lắm và anh Năm Trực (Công an huyện Trần Văn Thời) chấp nhận bởi linh tính các anh mách bảo – đây là nguồn tin đáng tin cậy. Ngày 16-5-1981, theo hướng dẫn của K64, toán biệt kích “Minh Vương 2” sa lưới, toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết tại chỗ, 3,5 tấn vũ khí được đưa về “hậu cứ bí mật”.
K64 được giao nhiệm vụ lên tàu quay về mật cứ. Trong khi bọn Túy - Hạnh tin rằng vũ khí của chúng đã được tập kết đúng nơi. Sau đó, đại úy Trần Phương Thế, bí danh Tám Thậm, Trưởng phòng Chống gián điệp của Công an tỉnh Minh Hải (cũ) được K64 giới thiệu tham gia “tổ chức” và có bí số NKA1.Với kinh nghiệm và bản lĩnh của sĩ quan phản gián được đào tạo bài bản, NKA1 nhanh chóng được bọn Hạnh, Túy tin dùng. Cùng với K64, NKA1 đã nhiều lần đón Hạnh, Túy và Bá về ăn uống, tham quan ở căn cứ giả rồi lại được “thả đi” ra biển an toàn.
cm 12

Đồng chí Trần Phương Thế (tự Tám Thậm), bí số NKA1 (bìa trái) cùng Mai Văn Hạnh (bìa phải) và đồng bọn tại căn cứ giả ở Cà Mau

K64 được “tổ chức” tin cậy giao tổ chức hàng chục chuyến tàu chở theo người, tiền giả, điện đài và vũ khí từ Thái Lan về VN. Và, chuyến nào K64 cũng chuyển “hàng” về căn cứ của… lực lượng Công an Việt Nam một cách trót lọt!
Nếu K64 (tên thật Phạm Thanh Danh) người Sông Đốc, Cà Mau được tổ chức tin giao cho nhiệm vụ vận chuyển người và vũ khí, tiền giả về nước thì K55 (tên thật Trần Ngọc Điền), người Đồng Tháp được Túy – Hạnh phong hàm thiếu úy, trưởng nhóm xâm nhập vào VN với nhiệm vụ tổ chức và xây dựng lực lượng chuyên phá hoại bằng chất nổ theo kế hoạch “Hồng Công 2” .
Ngày 9-9-1981, chiếc thuyền chở nhóm phá hoại và vũ khí cặp bờ Cà Mau cũng bị bắt gọn, trong đó có K55. Tại trại giam Cây Gừa (Cà Mau), K55 quá lo sợ nên tự tử. Được cứu chữa tận tình và được chú Hai Tân (Đại tá Nguyễn Phước Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh) và chú Ba Gừng (Trưởng phòng Chấp pháp tỉnh Minh Hải) chăm sóc chu đáo và chỉ hiểu lẽ phải, K55 quyết định lập công chuộc tội. K55 được bố trí trốn trại về lại mật cứ.
 Với “thành tích” từng tự sát để “bảo toàn bí mật của tổ chức” nên K55 sau đó được phong hàm trung tá, chức vụ Tư lệnh miền Đông của tổ chức này. Với sự hợp đồng tác chiến tốt và bí mật được giữ kín tuyệt đối suốt 7 năm liền, bọn Túy - Hạnh không thể ngờ chúng có thể bị chính “đồng đội” như NKA1, K64 và K55 đưa vào lưới. Ngày 9-9-1984, hai con tàu cuối cùng của bọn phản động đổ bộ vào Việt Nam đã bị bắt giữ cùng Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá. Lê Quốc Túy do bị bệnh nặng đã không đi chuyến này. Kế hoạch CM12 kết thúc.
Với những thông tin của “Tư lệnh miền Đông” K55, Trần Ngọc Điền, lực lượng phản gián của Công an VN biết thêm những kế hoạch khác và đã thành lập tổ K4/2 với các sĩ quan an ninh dạn dày kinh nghiệm như anh Nguyễn Khánh Toàn (Ba Toàn), Trần Tôn Thất (Bảy Thất),… tiếp tục điều tra. Chuyên án ĐN 10 được thành lập và giăng lưới bắt bọn phản động đang chuyển hướng về miền Đông hoạt động.
Chiến dịch phản gián của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam có tên là kế hoạch CM12 . Kế hoạch kéo dài từ tháng 9-1981 đến 9-9-1984 chống lại tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Ban chỉ đạo kế hoạch CM12 đã chọn Hòn Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau làm “bến đón” các chuyến tàu của bọn biệt kích xâm nhập Việt Nam. Tổ chức phản động này đã thành lập mật cứ, tổ chức huấn luyện và chuyển gián điệp, biệt kích, vũ khí và tiền giả vào Việt Nam với mục đích phá hoại an ninh quốc gia và lật đổ chính quyền Việt Nam. Kế hoạch CM12 (CM viết tắt của chữ Cà Mau, còn 12 là ngày xuất phát đầu tiên của toán gián điệp biệt kích từ Thái Lan xâm nhập vào Việt Nam: 12-5-1981). Trong hơn 3 năm từ 1981 đến 1984, địch đã xâm nhập Hòn Đá Bạc 18 chuyến, ta bắt được 189 tên trong đó có 2/3 tên đầu sỏ là Trần Văn Bá và Mai Văn Hạnh, thu 143 tấn vũ khí, 90 tấn đạn, 1.200kg chất nổ, 14 tấn tiền Việt Nam giả, nhiều điện đài và phương tiện hoạt động khác. Qua kế hoạch CM12, Công an Việt Nam còn bóc gỡ 10 tổ chức phản cách mạng và bắt hàng ngàn tên phản động khác hoạt động trong nội địa.

PHẠM THỤC

 

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG