Login Form

Số Người Truy cập

04229720
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
37
749
3928
2583821
11326
15674
4229720

2024-04-18 02:47

Tin Tức

NHỮNG ĐỊNH NGHĨA - KHÁI NIỆM CÓ VẦN ...

Lời giới thiệu:

VẦN A

1. ÁC

      Danh từ dùng để chỉ những hành vi mang tính hung dữ, những hành động gây đau khổ cho người khác...

      - "Ác giả ác báo" - chỉ những người làm điều ác cho người khác thì thường sẽ gặp chuyện không hay đối với chính mình.

      - "Ác mọc lông trong bụng" - chê những người đối sử tàn tệ (thường dùng để trách móc).

      - ÁC BÁ dt. Người thuộc giai cấp địa chủ hay cường hào ở nông thôn Việt Nam thời phong kiến, thực dân, có thế lực, có nhiều hành vi dã man, tàn bạo, gây nhiều tội ác và có nợ máu với nhân dân.

      - ÁC CẢM dt. Lòng khinh ghét đối với người khác.

      - ÁC LIỆT tt. Rất dữ dội

      - ÁC ÔN dt. 1. Chỉ kẻ làm tay sai cho giặc, gây nhiều tội ác đối với nhân dân (đây là đối tượng cần trấn áp, tiêu diệt của các tổ chức cách mạng xưa kia); 2 tt. Chỉ hành động rất tàn ác, dã man đối với nhân dân, đồng loại...

      - ÁC NGHIỆT tt. Là những hành vi hung dữ, ác độc hoặc cay nghiệt của người này dùng để áp đặt, đối xử với người khác một cách có chủ ý.

      - ÁC Ý dt. Những suy nghĩ, ý định xấu muốn làm hại hoặc có thể gây phương hại đến đến người khác.

 

2. ÁCH

      Danh từ chỉ những rủi do, tai nạn, tai họa nặng nề... mà mình phải gánh chịu hoặc gặp phải. Những rủi ro, tai nạn này đối với người mê tín thường được gọi là "ách vận", "vận ách" hay "vận hạn".

3. AI

      哀 Danh từ gốc Hán chỉ sự buồn thương, ai oán.

      - AI BI tt. Buồn thảm

      - AI ĐIẾU dt. Lời chia buồn đối với người chết.

      - AI OÁN tt. Sự buồn thương, oán trách

      Trong tiếng Việt, danh từ "ai" được dùng để chỉ người, người nào đấy mà mình chưa biết, chưa thấy hoặc không được rõ.

      - "Ai ăn trầu nấy đỏ môi" - chỉ sự bàng quan đối với thắng lợi của người khác.

      - "Ai biết mót đái mà hạ võng" - xưa kia những kẻ quyền quí đi đâu cũng thường nằm võng, ngồi kiệu, có người khênh hầu... Tỏ ý phản kháng những kẻ hay hoạnh họe, lên mặt.

       - "Ai người phụ nghĩa quên công, dù đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm" - lời khuyên sống cho trọn đạo, trọn nghĩa vẹn tình.

      - "Ai trông thấy ma, biết đàn bà ăn bớt ?!" - quan niệm xưa cũ dùng miệt thị phụ nữ, đàn bà. Cho rằng bản tính người đàn bà thường hay ăn bớt ?!

Read More

4. ÁM

      暗 Là danh từ gốc Hán có nghĩa là tối, mờ, đối nghịch với sáng, minh bạch; chỉ việc gì đó, hành vi cử chỉ hay những hành động mang tính ngấm ngầm, lén lút, khuất tất, mờ ám... nhìn chung là không rõ ràng.

       - "Minh thương dị đóa, ám tiễn khó phòng" - tuy phải đối mặt trực tiếp với "thương" (loại binh khí rất lợi hại xưa) nhưng dễ đề phòng, dễ tránh đỡ còn như đứng trong bóng tối để phóng tên, bắn trộm thì không thể nào đối phó được. Ý nói hành động mờ ám khiến ta không thể nào lường hết được hậu quả của nó nên phải hết sức cẩn trọng và đề phòng.

       - ÁM SÁT đgt. Giết người có chuẩn bị trước và được thực hiện một cách bí mật, bất ngờ để phục vụ âm mưu nào đó hay mưu đồ chính trị. Người bị ám sát thường là nhân vật quan trọng, có vị trí cao, có ảnh hưởng nhất định trong các tổ chức, trong xã hội...

      - ÁM THỊ dt. Dùng ánh mắt, cử chỉ, đặc biệt là lời nói để tạo sự thư giãn tinh thần cho người khác, buộc họ làm theo ý mình. Ám thị là cơ sở của thuật thôi miên, tạo nên một trạng thái đặc biệt, ngủ nửa vời, khi đó, người bị ám thị không thể làm chủ được mình và thực hiện tất cả mệnh lệnh của người ám thị. Trẻ em, người kém phát triển trí tuệ, người đang có tâm trạng băn khoăn, ở trạnh thái kích động... dễ bị ám thị.

      Dùng phương pháp ám thị có thể chữa khỏi một số hội chưng cơ năng, hoang tưởng./ theo TĐBKCANDVN.

5. AN

      安 Là danh từ gốc Hán dùng để chỉ sự bình yên, sự phát triển an toàn, ổn định không có đột biến; trạng thái nghỉ ngơi thảnh thơi, thoải mái, an nhàn...

      - "An cư lạc nghiêp" - sự yên ổn và việc làm vui vẻ.

      - "An nhi tư nguy" - lúc an ninh yên ổn cũng cần phải đề phòng có bất trắc; phải luôn thận trọng trong suy nghĩ và hành động.

      - AN NINH dt. Là sự yên ổn, không có gì sảy ra

     - AN NINH CHÍNH TRI:  ổn định và phát triển vững vàng của chế độ chính trị. An ninh chính trị bao gồm: sự ổn định chính trị, nền tảng tư tưởng, thể chế chính trị, quyền lãnh đạo của Đảng cầm quyền, sự an toàn nội bộ, việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được bảo đảm.

      Bảo vệ ANCT là các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, phá hoại sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ chính trị.

      Bảo vệ ANCT là nhiệm vụ trọng yếu của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và mọi công dân.

Một cách khác cũng rất hay trên mạng Internet:

       ***An ninh: có nghĩa là giữ vững, bảo vệ không làm cho bất ổn.

      ***Chính trị là: vấn đề duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.

      An ninh chính trị là: giữ vững, bảo vệ và bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, hiệu lực quản lí của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại nhà nước XHCN Việt Nam Trên mọi mặt của đời sống XH.

     - AN NINH LÃNH THỔ: 1. Sự yên ổn, an toàn về chính trị, xã hội trên toàn lãnh thổ quốc gia. An ninh Lãnh thổ là một bộ phận quan trọng của An ninh Quốc gia. Ở Việt Nam, xâm phạm An ninh Lãnh thổ thuộc các tội xân phạm An ninh Quốc gia, được qui định tại Điều 81 Bộ luật Hình sự (năm 2009). 2. Là thuật ngữ được chính quyền Sài Gòn xưa sử dụng ở niên Nam Việt Nam trước năm 1975 để chỉ các ấp, xã, quận, tỉnh hoặc vùng chiến thuật không có hoạt động chính trị, quân sự của lực lượng cách mạng và phe đối lập. Chịu trách nhiệm về An ninh Lãnh thổ của từng khu vực, từng vùng là ấp trưởng, xã trưởng, quận trưởng, tỉnh trưởng và Bộ Tư Lệnh vùng chiến thuật. Việc bảo đảm An Ninh Lãnh thổ do lực lượng Bảo an, Dân vệ, Cảnh sát Quốc gia và lực lượng Phòng vệ Dân sự đảm nhận.

     - AN NINH NỘI BỘ: sự ổn định, trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.

      ANNB bao gồm sự vững vàng về tổ chức chính trị, tư tưởng, tổ chức của các cơ quan - tổ chức, các doanh nghiệp; sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ trrong hệ thống chính trị; sự thức hiện đúng đắn, có hiệu quả mọi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; sự đoàn kết, nhất trí về chính trị.

      Bảo vệ ANNB là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, vô hiệu hóa các âm mưu, hoạt động, tác động chuyển hóa, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch, bọn phản động và bọn tội phạm.

     - AN NINH QUỐC GIA: là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ Xã hội Chủ nghĩa và nhà nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, các lợi ích quan trọng khác của quốc gia.

      Đặc trưng riêng của quốc gia:

      + Có lãnh thổ riêng biệt

      + Có chủ quyền độc lập

      + Có dân cư

      + Có chế độ chính trị, có bộ máy nhà nước.

      - AN NINH XÃ HỘI: sự ổn định và phát triển của xã hội có tổ chức, có kỷ cương trên cơ sở qui phạm pháp luật.

      An ninh xã hội là một bộ phận của ANQG. Bảo vệ ANXH là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống những hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật gây mất ổn định chính trị - xã hội.

      Bảo vệ ANXH gắn liền với việc thực hiện các chính sách xã hội, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

      - AN TOÀN LAO ĐỘNG: tổng thể các biện pháp đảm bảo cho người lao động làm việc được an toàn, không bị nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe. Là yêu cầu đồng thời cũng là hướng chủ yếu nhằm hoàn thiện việc tổ chức lao động khoa học, làm chi người lao động yên tâm, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động. ATLĐ được pháp luật bảo đảm.

      - AN TOÀN XÃ HỘI: sự yên ổn về mọi mặt của cá nhân, tổ chức trong xã hội đảm bảo cho mọi người dân được sống và hoạt động bình yên, không bị xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích chính đáng. ATXH được bảo đảm bằng pháp luật, hệ thống các chính sách và biện pháp của nhà nước. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại xấu cho xã hội, như vi phạm quyền lợi của người khác, gây độc hại, ô nhiễm môi trường...

      - AN TRÍ dt. Một biện pháp cưỡng chế hành chính của thực dân Pháp được thực hiện bằng hình thức giam lỏng, áp dụng ở Việt Nam từ năm 1945 trở về trước đối với một số người hoạt động cách mạng nhưng do thiếu căn cứ cụ thể nên không thể kết được án.

      Những người bị an trí  thường bị buộc phải sống trong trại tập trung, cách ly khỏi xã hội và chịu sự giám sát nghiêm ngặt nhằm hạn chế hoạt động và ảnh hưởng chính trị của họ. Nơi an trí thường là ở các khu xa xôi hẻo lánh, khu vực miền núi và cách xa khu dân cư.

6. ÁN

      案 Là danh từ gốc Hán dùng để chỉ các vụ, việc phải đem ra xét xử tại tòa án; lời nói, lời phán quyết của Tòa; nghĩa bóng là phản ứng của công chúng (dư luận lên án); ngăn chặn không cho phát triển như án ngữ.

      Án có nhiều loại: Án Hình sự, Án Dân sự, Án Chính trị, Án Khổ sai, Án Kiện, Án lệ, Án phí...

      - ÁN CHÍNH TRỊ: là án dành cho những người có hành vi xâm phạm đến ANQG với mục đích chống đối chế độ, phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.

      - ÁN DÂN SỰ: những vụ việc được tòa án thụ lý và đưa ra xét xử liên quan đến việc tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.

      - ÁN HÌNH SỰ: chỉ những án xử tội phạm hình sự (được qui định trong luật hình sự) để phân biệt với các án dân sự, hoặc án chính trị.

      - ÁN KHỔ SAI: hình phạt cách li khỏi xã hội, buộc người bị kết án phải làm những việc nặng nhọc, vất vả ở những nơi xa xôi, hẻo lánh hoặc nguy hiểm, làm việc không có chế độ bảo hiểm và hạn định giờ giấc.

      Có  2 mức độ khổ sai: Khổ sai chung thân và Khổ sai có thời hạn. Án Khổ sai được áp dụng phổ biến dưới chế độ phong kiến, thực dân và hiện nay vẫn tồn tại ở một số nước.

      - ÁN MẠNG: vụ án do tội phạm gây ra có hậu quả làm chết người. Án mạng có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau, hoặc có mưu đồ, có chuẩn bị trước, hoặc ngẫu nhiên không cố ý gây chết người (ngộ sát).

      Khi có án mạng xảy ra, Giám định viên Pháp y phải làm rõ một số vấn đề: nguyên nhân chết (chết do bị đánh, bị đâm, bị chém, bị ngạt...), thời điểm chết, địa điểm chết...

      - ÁN PHÍ: các khoản chi  phí để tiến hành tố tụng trong mỗi vụ án theo qui định của pháp luật.

      Án phí có nhiều loại như án phí Dân sự, án phí Hình sự, án phí Kinh tế, án phí Lao động... rồi lại có án phí Sơ thẩm, án phí Phúc thẩm. Tùy theo từng vụ án mà các đương sự trong vụ án (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan) phải nộp án phí theo nghĩa vụ hoặc được miễn không phải nộp được qui định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

      - ÁN TÍCH: hậu quả pháp lý mà người phạm tội  bị kết án phải chịu, sau khi đã chấp hành xong hình phạt. Trong một số trường hợp do pháp luật qui định, án tích được coi là một trong những tình tiết tăng nặng hình phạt, hoặc là căn cứ để tòa án phân biệt về tái phạm (có phân biệt giữa tái phạm nặng và tái phạm nhẹ). Người chấp hành xong hình phạt bị coi là có án tích trong  một thời gian nhất định do pháp luật qui định.  Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm và mức hình phạt để quyết định thời gian có án tích. Người có án tích sau một thời gian nhất định, nếu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không phạm tội mới, sẽ đước xóa án tích (coi như chưa  bị kết án).

      ÁN TREO: là hình thức miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện do tòa án quyết định đối với người bị phạt tù không quá 3 năm, để tự cải tạo dưới hình thức quản lý, giám sát và giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú, với thời gian thử thách từ 1 - 5 năm. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Trong thời gian thử thách, nếu người hưởng án treo phạm tội mới thì tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước, tổng hợp với hình phạt của bản án mới rồi quyết định hình phạt chung theo khoản 2, Điều 51, BLHS năm 2009.

      Theo khoản 3, Điều 60 của BLHS (SĐBX năm 2009, người hưởng án treo có thể phải chịu thêm hình phạt bổ xung là phạt tiền, cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định. Nếu người hưởng án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách dựa trên đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục người đó. Người hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời gian  1 năm kể từ ngày hết thời gian thử thách, thì được xóa án tích (điểm a, khoản 2, Điều 64. BLHS).

      - ÁN TRỌNG ĐIỂM: là những vụ án được ba ngành Công an, Kiểm sát và Tòa án thống nhất và xác định là quan trọng, rất quan trọng, đặc biệt quan trọng cần phải tập trung chỉ đạo, ưu tiên sử dụng lực lượng để điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo sử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị.

      Án trọng điểm thường là các vụ án có tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm An ninh  Quốc gia, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và trật tự an toàn xã hội, gây cản trở việc thực hiện chính sách, có ảnh hưởng xấu về chính trị, dư luận xã hội, đòi hỏi phải có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

7. ANH

      英 Danh từ có gốc Hán dùng để chỉ sự thông minh sáng suốt, tài giỏi hơn người; chỉ loài hoa như anh đào, anh túc; nước Anh.

      - ANH DŨNG tt: can đảm khác thường. Không sợ nguy hiểm, chết chóc khi làm những việc cao đẹp

      - ANH HÙNG dt: 1. Chỉ những hành động, nghĩa cử cao thượng trong cuộc sống của một người nào đó như hành động anh hùng, nghĩa cử thật cao thượng đáng mặt anh hùng. 2. Người có công trạng to lớn với dân tộc, với non sông đất nước. 3. Danh hiệu cao quí mà nhà nước dành để trao tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích to lớn trong sản xuất, chiến đấu.

      - "Anh hùng mạt lộ" - người tài giỏi gặp vận cùng không những không thể thi thố được tài năng của mình mà có khi lại còn mang vạ vào thân.

      - "Anh hùng rơm" - chê những kẻ không có tài năng, không có can đảm nhưng lại hay khoe khoang khoác lác.

      - "Anh hùng gì, anh hùng rơm ! Ta cho mớ lửa hết cơn anh hùng" - nghĩa như trên.

      - "Anh hùng tương ngộ" - chỉ những người có tài năng, chí hướng gặp nhau nhưng đôi khi cũng được dùng với hàm ý mỉa mai để chỉ những kẻ lưu manh, trộm cắp gặp gỡ nhau.

      - ANH MINH dt: thông minh sáng suốt

      - ANH TUẤN tt: đẹp đẽ tài hoa

      Trong tiếng Việt từ "anh" là danh từ dùng để chỉ: người con trai cùng thế hệ nhưng thuộc hàng trên trong gia đình, họ hàng và ngoài xã hội.

      - "Anh đóng đanh lỗ đít" (tục) - chỉ những kẻ làm anh mà không biết nhường em.

      - "Anh em giọt máu sẻ đôi" - ví cùng một mẹ sinh ra và khuyên anh em nên thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

      - "Anh em như chông như mác" - chê anh em trong gia đình nào luôn có mâu thuẫn, tranh giành, chống đối lẫn nhau. (chông là vật nhọn, sắc hay cắm ở đường để ngăn quân giặc; mác là loại binh khí xưa có cán dài, mũi nhọn và lưỡi rất sắc bén).

      - "Anh khố son bòn anh khố nâu" - chê những kẻ có của còn tìm cách bòn rút người nghèo khó.

8. ẢO

      Danh từ gốc Hán có rất nhiều nghĩa như: bẻ cong cho gãy (trong võ thuật thường dùng từ này như ảo cung bộ = cong đầu gối); huyền bí, sâu kín khó hiểu; buồn phiền, hối tiếc, buồn đau.

      ẢO GIÁC dt. Nhận thức lệch lạc nghiêm trọng do cảm giác sai lầm, nhìn hình ảnh thực tế méo mó, đặc biệt là ánh sáng và âm thanh, không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nhưng lại có cảm giác như thật do cường độ mãnh liệt của ảo giác.

      Là hiện tượng xảy ra khi sử dụng các loại chất gây ảo giác như Mescalin và cần sa. Hầu hết các chất gây ảo giác đều được sử dụng qua đường miệng, sau  khi sử dụng khoảng 20 - 30 phút người dùng sẽ cảm thấy sảng khoái, xuất hiện ảo giác và nhận thức thay đổi. Sau đó, cảm giác khoan khoái nhanh chóng chuyển sang khó chịu. Ngoài tác dụng gây ảo giác, các chất này còn gây nhiều tác dụng phụ nguy hại như: cảm giác khó chịu, sợ hãi, hoang tưởng, rối loạn nhận thức, bực bội, lo âu, trầm cảm hay cuồng loạn. Hầu hết các nước đều hạn chế hoặc cấm sử dụng các chất gây ảo giác trong điều trị liệu pháp tâm lý.

      - ẢO TƯỞNG dt. Ý nghĩ, hy vọng viễn vông không thể thực hiện được

      - ẢO VỌNG dt.  Mong ước viễn vông, không thực tế, không thể đạt được

9. ÁP

      压 Danh từ gốc hán chỉ sự dùng sức mạnh để áp đặt, đè nén, khuất phục người khác, tổ chức khác, dân tộc khác... hoặc giả ngay chính mình nhằm phục vụ cho lợi ích, mưu đồ của mình, tổ chức hay quốc gia mình.

      - ÁP DỤNG PHÁP LUẬT: hoạt động thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước nhằm đạt được những yêu cầu mà pháp luật đặt ra trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. ADPL có các đặc điểm: chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành; có tính quyền lực nhà nước; mang tính tổ chức chặt chẽ theo những thủ tục và trật tự đã được pháp luật qui định và là hoạt động sáng tạo. ADPL là một trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

      - ÁP GIẢI đgt. Biện pháp dẫn giải có vũ trang được áp dụng để buộc đối tượng đi đến một địa điểm đã định theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong trường hợp khác do pháp luật qui định.

      Áp giải thường được áp dụng với người có lệnh gọi của nhà chức trách nhưng họ không tự nguyện đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ trốn chạy.

      Áp giải một người phải có lệnh viết của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp người bị áp giải chống đối bằng vũ lực thì người áp giải có quyền trấn áp sau khi đã áp dụng các biện pháp cảnh cáo theo qui định của pháp luật.

      Trong pháp luật của Việt  Nam có sử dụng một số thuật ngữ khác nhau để chỉ hành vi áp giải như áp giải người phạm tội, dẫn giải, dẫn độ...

10. ASEAN dt.

      Tên viết tắt của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. Tổ chức quốc tế khu vực Đông Nam Á, thành lập ngáy 8.8.1967 tại Băng Cốc (Thái Lan). Tôn chỉ và mục đích của ASEAN nêu trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 là:

      - Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở khu vực nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia ở Đông Nam Á.

      - Bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương liên hợp quốc.

       - Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính.

      - Duy trì sự hợp tác chặt chẽ có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng những mục tiêu giống nhau.

      Tổ chức Asean lúc đầu bao gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thailan, Philippin; năm 1984 có thêm Brunây; năm 1995 có Việt Nam ra nhập; 1997 có Lào và Myanma; năm 1999 có Camphuchia ra nhập Asean. Có 2 quan sát viên là Papua Niu Ghi nê và Đông Timo.

11. ĂN

       Động từ 1. Chỉ việc đưa đưa thức ăn vào miệng. 2. Sống. 3. Sự được hơn trong các cuộc tranh chấp

      - ĂN BÁM đgt. Sống nhờ vào người khác

      - ĂN BẨN đgt. Khiếm lợi một cách đê tiện.

      - ĂN CƯỚP đgt. dùng sức mạnh để chiếm đoạt tài sản của người khác.

      - "Ăn bốc, đái đứng" (tục) - chê những kẻ làm ăn luộn thuộm, không đứng đắn, không nghiêm chỉnh.

      - "Ăn trộm ăn cướp thành phật thành tiên, đi  chùa đi chiền bán thân bất toại" - ám chỉ sự bất công.

      - ĂN THỀ đgt. Cam kết hứa hẹn cùng nhau để thực hiện những điều đã hẹn ước, bàn định.

VẦN B

1. BA

      - BA dt. Từ tôn kính dùng gọi người cha đẻ ra mình, người có công nuôi dưỡng mình, người mà mình quí trọng...  đa số người miền Nam nước ta dùng từ này thay cho từ Thầy, Bố, Cha (miền Bắc); Bọ, Tía (người Trung); số 3.

      - BA KHÔNG: Là khẩu hiệu vận động quần chúng giữ gìn bí mật, phòng gian do Đảng Cộng Sản Đông Dương phát động vào những năm 1943 - 1945, ban đầu được thực hiện tại vùng căn cứ  Cao - Bắc - Lạng với ba nội dung: không nghe, không biết, không thấy. Sau đó, "ba không" được nhân rộng ra nhiều nơi khác và được thực hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao ý thức cảnh giác, giữ bí mật quốc gia, chống địch hoạt động do thám, thu thập tin tình báo.

2. BÁ

       - BÁ CHỦ dt. Kẻ đứng đầu, có quyền uy cao nhất, mạnh nhất, thống trị cả một vùng, một khu vực hay toàn thế giới.

       - BÁ ĐẠO dt. Chính sách dùng vũ lực để thống trị phân biệt với vương đạo.

      - BÁ HỘ dt. Một loại phẩm hàm của nhà nước phong kiến Việt Nam thưởng cho những người có chức vị trong các làng xã đã làm việc đắc lực lâu năm. Về sau, phẩm hàm này bị những người có thẩm quyền lợi dụng để bán cho những người giàu có ở nông thôn muốn có địa vị trong làng xã. Người đã nhận hàm Bá Hộ, sau khi khao làng, được dân trong vùng gọi là ông Bá. Vd. Bá Kiến trong truyện Chí Phèo của Nam Cao.

      - BÁ QUYỀN dt. Địa vị thống lãnh  của một nước lớn đối với các nước nhỏ khác trong khu vực hoặc trên thế giới.

      Có nhiều  nguyên nhân tạo ra địa vị Bá Quyền: ưu thế về trình độ văn hóa, sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, sức mạnh tài chính... Nhờ có những ưu thế này mà một nước mạnh có khả năng chi phối các nước nhỏ. Tư tưởng Bá Quyền là tư tưởng muốn làm bá chủ.

3. BÁC

      - BÁC 1.dt. Chỉ người anh hay chị của cha, mẹ; dùng gọi người lớn tuổi hơn cha mẹ mình hay dùng với ý tôn trong. Vd: Bác công nhân, Bác tài xế.  2. đgt. Phủ nhận, gạt đi, khước từ. 3. 博 Nhiều, rộng

      - "Bác xơ bác xác" - lời nói không tôn trọng của kẻ dưới đối với người "bác" không làm trọn bổn phận của mình.

      - BÁC ÁI tt. Lòng thương yêu rộng lớn đối với mọi người.

      - BÁC HỌC dt. Người thông thái, học rộng hiểu nhiều, có hiểu biết sâu sắc một hoặc nhiều ngành nghề khoa học.

      - 博览 BÁC LÃM dt. Người độc rộng, xem nhiều.

      - "Bác cổ thông kim" - người học nhiều, đọc rộng, có hiểu biết nhiều lĩnh vực từ xưa đến nay

4. BÃI

      - 摆 功 BÃI CÔNG đgt. Có nguồn gốc Hán. Chỉ sự ngừng bộ phận hoặc hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do tập thể  những người lao động đồng tâm hợp sức cùng nhau tiến hành.

      Là một biện pháp đấu tranh của công nhân viên chức chống lại chủ nhà máy, hầm mỏ, đồn điền..., các nhà tư bản, chính phủ để đòi thực hiện những yêu ssachs về kinh tế, nghề nghiệp và nhiều khi cả những yêu sách về chính trị.

      "Đình công" là một dạng của Bãi công ở qui mô nhỏ trong một hay nhiều xí nghiệp, cơ quan và thường không  kèm theo yêu sách về chính trị.

      "Lãn công" là một dạng Đình công mà người công nhân không rời khỏi nơi làm việc nhưng không làm việc  hoặc làm việc cầm chừng.

      - BÃI MIỄN đgt. Buộc thôi giữ chức vụ. Bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến.

5. BẢN

      - BẢN dt. Tấm, miếng, tờ có chữ có hình chứa một nội dung nào đó.

      - BẢN ÁN dt. Quyết định bằng văn bản của tòa án có thẩm quyền xét xử một vụ án cụ thể (án dân sự, hành chính, hình sự, kinh tế, lao động). Trong đó, nếu án dân sự thì xác định ai đúng ai sai; nếu án hình sự thì xác định bị can có tội hay không có tội. Nếu có tội thì định tội danh, tuyên hình phạt và quyết định hiệu lực thi hành bản án. Đồng thời xác định trách nhiệm pháp lý đối với các đương sự hoặc bị can. Một bản án hợp pháp và có căn cứ là phải phù hợp với các qui định của pháp luật. Kết luận của tòa án phải phù hợp với những sự việc, tình tiết có trong vụ án và được xác định trong quá trình điều tra, xét xử. Bản án phải dựa trên căn cứ xác thực được tòa  án thẩm tra ở phiên tòa xác định. Bản án có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Bản án  có hiệu lực pháp luật nếu hết thới hạn kháng cáo và  kháng nghị mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị. Bản án có hiệu lực phải được thi hành ngay sau khi công bố chính thức.

      - BẢN CHẤT dt. Thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có từ bên trong (trái với hiện tượng).

6. BẮT

7. BIỆN

VẦN C

1.CÁ

     - CÁ NHÂN dt: một con người cụ thể với tư cách là một cá thể trong xã hội.

     - CÁ THỂ tt: riêng lẻ một mình, trái với tập thể.

          + Cá thể hóa hình phạt: việc quyết định hình phạt  riêng biệt đối với từng loại tội phạm cụ thể. Là nguyên tắc lượng hình trong xét xử hình sự. Quyết định hình phạt cụ thể trong giới hạn chế tài mà một điều luật qui định đối với  tội phạm phải dựa trên cơ sở: Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội; Cân nhắc các đặc điểm của nhân thân người phạm tội; Cân nhắc tất cả các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ có trong vụ án. Nguyên tắc CTHHP bào đảm cho việc xét xử công bằng, đúng người, đúng tội.

          + Cá thể hóa trách nhiệm hình sự: việc cơ quan tiến hành tố tụng xem xét trách nhiệm hình sự của từng người đối với từng tội phạm nhất định. Là nguyên tắc pháp lý đòi hổi các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm đối với xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng hợp lý và có chọn lọc những biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo các biện pháp cưỡng chế, trong đó có hình phạt đối với từng người phạm tội một cách chính xác, công bằng, hợp lý. Áp dụng đúng đắn nguyên tắc CTHTNHS là tiền đề quan trọng để cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa những người khác phạm tội.

     - CÁ TÍNH dt: tính cách riêng biệt của từng người.

2. CÁC

     - Các biện pháp ngăn chặn vi  phạm hành chính

3. CÁCH

     - CÁCH CHỨC đgt:

CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

      Nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một quốc gia,mà trọng tâm là của nhà nước. Chế độ chính trị được cấu thành bới rcasc yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật... chế độ chính trị được biểu hiện rõ nét nhất trong mô hình tổ chức của nhà nước, trong hiến pháp của mỗi nước qui định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bố và tổ chức các cơ quan quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực của nhà nước về những quan hệ giữa nhà nước với công dân các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và trên thế giới...

      Có nhiều chế độ chính trị khác nhau: Chế độ Quân  chủ Chuyên chính, Quân  chủ Lập Hiến, Chế độ Dân chủ Tư sản, Chế độ Xã hội Chủ nghĩa...

      Chế độ chiunhs trị thích hợp với hình thái Kinh tế - Xã hội. Mỗi hình thái KT-XH có thể có các chế độ chính trị khác nhau, nhưng hình thái KT-XH và chế độ chính trị không đồng nhất với nhau.

      Chế độ chính trị là phạm trù kinh tế thượng tầng bao gồm: Bộ máy nhà nước, pháp luật và các thể chế Kinh tế, Chính trị _ Xã hội nhằm bảo vệ quyền lực thống trị của giai cấp cầm quyền.

2. CHÍNH TRỊ

      Là toàn bộ hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Bất kỳ vấn để chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng (bao gồm hệ tư tưởng chi nhs trị, nhà nước, các đảng phái... ), xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh  tế.

      Chính trị  là sự  biểu hiện tập trung nhất của kinh tế, đồng thời chính trị có  vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế. Việc hình thành một  quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. "Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ vững được suwjk thống trị của mình và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất". Lê-Nin. Chính trị  còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phón.

      Trong điều kiện xây dựng CNXH, nói đến  "Chính trị" thì trước hết phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng  Sản,  hiệu lực quản lý  của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

   


  

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG