Login Form

Số Người Truy cập

04216537
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
172
1201
2897
2571464
13817
28625
4216537

2024-03-28 10:17

Tin Tức

"Công ước LHQ về Luật biển 1982" - Trường hợp HD-981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông của Việt Nam...

"Công ước LHQ về Luật biển 1982" - Trường hợp HD-981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông của Việt Nam

Rất nhiều bạn nhiệt huyết phản đối việc Trung Quốc đem giàn khoan HD-981ra thăm dò trong phạm vi VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ/THỀM LỤC ĐỊA của Việt Nam và đòi hỏi Chính phủ Việt nam phải có hành động quyết liệt hơn như việc sử dụng tàu chiến, tàu ngầm hay tên lửa để ngăn chặn hành động của Trung Quốc. 

tau-tq- 01

 

Có thể khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến thềm lục địa của Việt Nam để thăm dò khai thác là sai trái (ngay từ khi tuyên bố), nhưng việc đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải hành động quyết liệt bằng việc sử dụng lực lượng hải quân (tàu chiến, tàu ngầm) để ngăn cản sai nốt và chứng tỏ những bạn này chưa có hiểu biết đầy đủ về luật pháp quốc tế trong trường hợp này là Công ước LHQ về Luật biển 1982. Tôi cũng muốn khẳng định là cách xử lý hiện nay của Chính phủ Việt Nam tại vùng tranh chấp là phù hợp, là cách làm tốt nhất mà Việt Nam có thể làm.

Read More

Để hiểu rõ, chúng ta cần phân biệt các khái niệm Vùng lãnh hải (12 hải lý), vùng tiếp giáp (24 hải lý), vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lý), thềm lục địa (200 hải lý hoặc điều kiện khác) và quyền của Việt Nam liên quan đến các vùng biển này. Tất nhiên quyền này là khác nhau.

dn khoan tq

Nơi Trung Quốc đặt giàn khoan cách đường cơ sở 119 hải lý nên nó nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và là nơi Việt Nam có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. 

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này.

Vì vậy, khi tàu Trung Quốc (trong đó có việc kéo giàn khoan) hay tàu nước ngoài đi qua vùng đặc quyền kinh tế thì Việt Nam không được phép cản trở. Tuy nhiên, Việt Nam có quyền ngăn cản các tàu thuyền nước ngoài nếu vào khu vực này để khai thác tài nguyên, đánh bắt cá. Do dự phức tạp trong giải thích và áp dụng Công ước về luật biể nên mặc dù thông báo trước mục đích và khi tàu Trung Quốc kéo giàn khoan đi qua vùng đặc quyền kinh tế thì chúng ta chỉ có thể theo dõi, giám sát hoạt động của họ chứ không được cản trở việc đi lại vì chưa có bằng chứng rõ ràng. Lực lượng thực thi chức năng này phải là tàu kiểm ngư hoặc cảnh sát biển. 

Nếu đưa tàu chiến lại gần mà đối phương chưa có hành động đe doạ thì Việt Nam lại vi phạm luật/nguyên tắc tự do hàng hải, càng không thể nói đến việc khai hoả lúc này. Tuy nhiên, khi Trung Quốc cố định giàn khoan, bắt đầu lắp đặt các thiết bị để khoan thăm dò thì là lúc TQ vi phạm chủ quyền của Việt Nam, lúc đó các lực lượng chức năng mới chính thức vào cuộc. Và vì đây là hoạt động dân sự nên chỉ có cảnh sát biển và kiểm ngư – lực lượng dân sự của Việt Nam vào kiểm tra, ngăn cản, xua đuổi là phù hợp nhất và bằng cách công cụ như vòi rồng, thậm chí đâm, húc tàu đối phương. Việc đưa tàu chiến ra xua đuổi cũng không phù hợp nhưng hoàn toàn có thể hỗ trợ từ xa nếu các lực lượng chức năng bị đe doạ.

dankhoan 981cuatq-6385d

Khi Trung Quốc đem tàu đâm thẳng vào tàu kiểm ngư hoặc cảnh sát biển Việt Nam thì lúc đó tàu của CSB có thể đáp trả, thậm chí là nổ súng. Tuy nhiên, chỉ cần một tiếng súng nổ từ phía Việt Nam có nghĩa là chúng ta sập bẫy và với lực lượng đông hơn hẳn lực lượng của Việt Nam thì Trung Quốc có thể đẩy lùi chúng ta. Vì vậy, Việt Nam phải rất kiên định, chỉ sử dụng vòi rồng, tầu đâm húc lại – chứ không phải là hèn trong việc đối phó với lực lượng tàu Trung Quốc. Chúng ta có chính nghĩa nhưng chúng ta yếu hơn nên phải hành động khôn khéo, không để cho Trung Quốc lấn lướt và thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đấy là lý do tại sao tôi nói, Việt Nam đang có chiến thuật hợp lý.

Điều tôi mong nhất lúc này là cầu mong cho các chiến sỹ cảnh sát biển, hải quân vững vàng, kiên định không lùi bước nhưng không phải nổ súng và Trung Quốc sẽ phải rút lui.

----------------------------

Các bạn có thể tham khảo thêm một số điểm trong Công ước LHQ về Luật biển 1982:

(i) Vùng lãnh hải: Là phần biển có chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở (ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển). 

Trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

(ii) Vùng tiếp giáp: Là phần biển mở rộng không vượt quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. 

(iii) Vùng đặc quyền về kinh tế: Là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải có độ rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. 

Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có: 

a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. 

b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học về biển; Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này.

(iv) Thềm lục địa : 

Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ_khoảng cách gần hơn. Các quốc gia ven biển đc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

Nguồn: Ngô Nhậm.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG