Login Form

Số Người Truy cập

04216972
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
190
417
3332
2571464
14252
28625
4216972

2024-03-29 07:00

Muôn Mặt Cuộc Sống

Giựt Mình Với Các Thầy Cô !!!

Từ Chuyện: 

Em là nỗi nhục...

Em là nỗi nhục của bộ giáo dục - Lời phê đầy giận dữ của 1 giáo viên cấp 3 dành cho 1 cậu học sinh, được đăng trên Vietnamnet, mục dành cho hài hước. Nhưng tôi chả thấy nó hài cái gì cả. Nội dung lời phê này đi ra ngoài ý nghĩa sư phạm. Dù không đọc hết nội dung bài kiểm tra này, cũng có thể thấy giáo viên rất bức xúc. Nhưng trên cương vị giáo viên, không thể hành xử thiếu kiềm chế. Thiếu kiềm chế từ chuyện không tôn trọng học sinh của mình, đến thiếu kiếm chế mắc cả lỗi sư phạm, dẫn đến mắc lỗi ngữ nghĩa và mắc cả lỗi chính tả.

 

altEm là nỗi nhục của bộ giáo dục !?

Read More

Em là nỗi nhục của bộ giáo dục - Thứ nhất, cậu học sinh này không thuộc đối tượng quản lý, hay chính xác hơn, không thuộc diện trực tiếp quản lý của Bộ Giáo dục. Cậu ấy thuộc diện quản lý của nhà trường trong những giờ đi học và là đối tượng trực tiếp của giáo viên trong các giờ lên lớp. Vì vậy, cậu ấy không thể là nỗi nhục của Bộ Giáo dục được, mà cậu ấy, trong ngữ cảnh này, là nỗi nhục của gia đình và nhà trường. Và chính cô giáo mới thuộc diện của Bộ Giáo dục. Sự nhục nhã của Bộ Giáo dục, nếu có, là các giáo viên ăn hối lộ cha mẹ học sinh, các giáo viên không có đạo đức sư phạm, các giáo viên đổi tình lấy điểm... Và lúc đó, nỗi nhục đó không chỉ dành riêng cho Bộ Giáo dục, mà là của chung xã hội bởi sự băng hoại. Trong trường hợp này, cứ cho là có sự nhục nhã xảy ra, thì phải dùng từ cho. Em là nỗi nhục cho Bộ Giáo dục.

Em là nỗi nhục của bộ giáo dục - Với sự bức xúc, giáo viên đã viết sai cả chính tả. Bộ Giáo dục phải viết hoa và kết thúc câu phải có dấu chấm (.) Bởi phía dưới ảnh chụp, những chữ được gạch chân bút đỏ, giáo viên đã đánh dấu những lỗi được hiểu là lỗi chính tả của cậu học sinh này. Vậy thì, với chính cái sai trong lời phê của mình, cô giáo đã tự tát vào mặt mình. Và lúc này, cô lại trở thành nỗi nhục của Bộ Giáo dục mất rồi.

Cái hài hước của Vietnamnet, là đưa 1 chuyện cười ra nước mắt với nỗi chán chường của ngành giáo học, vào 1 mục hài của báo, phải chăng, là với tiêu chí kền kền ??? Nếu thế thì còn tạm chấp nhận, chứ nếu là ngu xuẩn báo chí, thì không tha thứ được. Nguồn: http://tieuphongtlbb.blogspot.com/2013/09/em-la-noi-nhuc.html

Đến Giựt Thót Mình Với

Những lời phê gây 'bão' của giáo viên

(VTC News) - "Lười học văn, khó thành người tử tế, "Em học rất giỏi, có tố chất bá đạo của học sinh”, "Em là nỗi nhục của Bộ Giáo dục"... là những lời phê gây "bão" thời gian qua.

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến vấn đề đánh giá học sinh qua điểm số và lời phê. Có thể nói, lời phê trong các bài kiểm tra có một giá trị giáo dục rất lớn nhưng nhiều giáo viên đã xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Thực tế, còn không ít giáo viên chưa thực sự coi trọng ý nghĩa của lời phê, dẫn đến việc chỉ cho điểm chứ không phê hoặc phê một cách chung chung như: Tạm được; Hiểu đề; Có cố gắng; Trình bày cẩu thả; Chưa có chiều sâu;…

Tệ hơn, có những giáo viên không giấu được những bức xúc của mình khi viết ra những lời phê như: Quá kém; Ý thức kém;… thậm chí đưa ra những câu nói gây “bão” dư luận như lời phê “Lười học văn, khó thành người tử tế” của một giáo viên dưới đây.

Cùng điểm lại một số lời phê của giáo viên gây xôn xao dư luận thời gian qua:

“Lười học văn, khó thành người tử tế”

Một bức ảnh chụp lại bài kiểm tra văn của học sinh với dòng phê bằng mực đỏ “Lười học Văn, khó thành người tử tế” được đăng tải và chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội và diễn đàn giới trẻ.

lời phê lạ
Lời phê được xem là lạ lẫm với nhiều người.

Không đồng tình với nhận xét của giáo viên, thành viên Củ cải xanh nhận xét: “Không thể đánh giá con người chỉ thông qua một lần không làm được bài, chính giáo viên cần phải xem xét lại cách nhận xét của mình”.    

Bài văn điểm 0 gây vì… “ý thức kém”

Bài văn viết về tình trạng bạo lực học đường với một góc nhìn khác đã bị cô giáo chấm 0 điểm cùng với những lời đánh giá của giáo viên.

Lời phê dành cho bài văn là hai gạch đầu dòng: “Ý thức kém. Em cần chấn chỉnh ngay”.
Lời phê dành cho bài văn là hai gạch đầu dòng: “Ý thức kém. Em cần chấn chỉnh ngay”. 

Phần sau bài văn, người viết sử dụng một loạt kiến thức vật lý để mô tả về khoảng cách của chiếc quạt đối với học sinh hay kiến thức sinh học để nêu lên tác hại của cái nóng đến sức khỏe của học trò.

Học sinh có tố chất… “bá đạo”

Bài kiểm tra bị điểm 0 với lời phê
Bài kiểm tra bị điểm 0 với lời phê "Em học rất giỏi, có tố chất bá đạo của học sinh”. 

Trước đó, cư dân mạng cũng từng bàn luận về những bài kiểm tra có lời phê “bá đạo”. Đó là bài kiểm tra tiếng Anh 45 phút của học sinh lớp 11 có tên L.T.H với điểm 0 tròn trĩnh cùng lời phê: “Em học rất giỏi, có tố chất bá đạo của học sinh”.

“Em là nỗi nhục của Bộ Giáo dục”

Bài kiểm tra môn Địa của học sinh Lữ Văn Đạt bị điểm 1,5 với lời nhận xét: “Em là nỗi nhục của Bộ giáo dục” nhận được ý kiến trái chiều khi có bạn đồng tình nhưng cũng có bạn phản đối cho rằng lời phê sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.

Lời phê ở bài kiểm tra Lịch sử
Giáo viên bức xúc phê: "Em là nỗi nhục của Bộ Giáo dục"

"Em đùa tôi à?"

Lời phê ở bài kiểm tra Lịch sử
Lời phê ở bài kiểm tra Lịch sử "Em đùa tôi à?".  

Một bài kiểm tra Lịch sử không kém phần "hài hước" của sinh viên Học viện Tài chính (Hà Nội) cách đây không lâu khi trình bày nhược điểm của Cách mạng tư sản Pháp (1789), học sinh ngây thơ ghi rằng “trang 74” sách giáo khoa để giáo viên tự dò. Đáp trả lại sinh viên của mình, giáo viên phê: “Em đùa tôi à?”.

“Như thế là chưa ngoan”

Sau khi liệt kê hàng loạt "thành tích" của học sinh: "Học yếu toán lý hóa. Có nghĩa phí với bạn bè. Nhưng hay dùng lí luận để bào chữa cho vi phạm của mình", giáo viên phê: "Như thế là không ngoan" trong sổ liên lạc.

lời phê, chưa ngoan
Lời phê "Như thế là không ngoan" trong sổ liên lạc

“Nhân vật Cám của em đáng sợ quá”

Bên cạnh những lời phê hời hợt, thể hiện những bức xúc của giáo viên trước những học trò làm bài không theo mong muốn của giáo viên, có không ít giáo viên đánh giá lời phê đầy sáng tạo và hài hước khiến học trò vô cùng thích thú. Lời phê bằng thơ dưới đây là một ví dụ.

alt
"Nhân vật Cám của em đáng sợ quá!"

“Nhân vật Cám của em đáng sợ quá” được đánh giá là một phần nhận xét khá mềm mỏng, không căng thẳng những vẫn khiến học sinh nhận ra được khuyết điểm của mình.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Dù sao em vẫn tuyệt hơn vài người”

 Ảnh Lời phê khiến nhiều bạn trẻ thích thú.
Ảnh Lời phê khiến nhiều bạn trẻ thích thú. 

Cư dân mạng từng chuyền tay nhau một bài kiểm tra với lời phê của giáo viên: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Dù sao em vẫn tuyệt hơn vài người”. Bài làm của học sinh này được chấm 7,5 điểm.

Giáo viên tiếng Anh tếu táo

Câu hỏi tếu táo của giáo viên tiếng Anh.
Câu hỏi tếu táo của giáo viên tiếng Anh.

Học sinh trả lời: Ung thư phổi và chậm phát triển cho câu hỏi tên 2 loại bệnh gây ra vì hút thuốc lá. Giáo viên tếu táo: "Thật vậy à???"

lời phê
Cô không thể nhìn thấy bài làm của em nếu không có một cặp kính tàng hình.
Ngày 05.3.2014
Fangzi sưu tầm

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG