Login Form

Số Người Truy cập

04237616
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
459
943
4144
2586895
19222
15674
4237616

2024-04-26 10:59

Chuyện Làng Võ

KHỔNG TỬ CÓ PHẢI LÀ KIẾM KHÁCH?

KHỔNG TỬ DỤNG KIẾM THU PHỤC TỬ LỘ

Khổng Tử và Lão Tử là hai nhà hiền triết vĩ đại thời “Xuân thu chiến quốc”, là những người có ảnh hưởng vô cùng to lớn và xuyên suốt trong lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa. Không những thế, tư tưởng và nhân sinh quan của hai ông còn ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển của một số các quốc gia láng giềng, nhất là các nước trong khu vực Á Đông.

Ngày nay, nhiều giá trị đạo đức truyền thống đang có chiều hướng bị đảo điên trước sự bùng nổ của Cách mạng KHKT, của nền kinh tế thị trường khiến cho con người không biết đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, biết đâu là chân giả, đâu là thiện là ác… và người ta chợt giật mình kinh sợ trước sự “tiến hóa” quá mau mắn của con người. Một số người có trách nhiệm thật sự tỏ ra lo sợ vì không biết với đà này thì “Sự nghiệp phát triển của nhân loại” sẽ đi về đâu? Do vậy, vội nhao nhao đi tìm phương thuốc để… chữa bệnh cho xã hội và họ chơt nhớ đến hai ông, những nhà tư tưởng, nhà triết học vĩ đại của Trung quốc cổ xưa. Nhưng thôi, đấy là chuyện của xã hội, ở đây (trang web võ thuật) chúng tôi xin đề cập đến một lĩnh vực khác, một khía cạnh khám phá mới nhưng cũng rất thú vị về đức Khổng Tử.

Xưa nay, mọi người chỉ biết Khổng Tử là một chính trị gia, nhà tư tưởng, một nhà giáo vĩ đại được hậu thế tôn xưng là “Vạn thế sư biểu”..… nhưng rất ít người biết, Khổng Tử còn là một kiếm khách (?), một cao thủ võ lâm thân mang đầy tuyệt kỹ(?).

Read More

 Theo “Khổng Tử Ngoại truyện”: Khổng Tử nhận lệnh của Lỗ Chiêu công cùng với Nam Cung Kính Thúc đến Lạc ấp, kinh thành nhà Chu vấn an thiên tử đồng thời hỏi về lễ.

Một hôm, sau khi làm lễ ở nhà thái miếu xong, Khổng Tử đang trên đường về dịch quán, bỗng có một hảo hán thân hình cao lớn đuổi theo, dùng tay đập vào vai và hét lớn:

-   Ngốc tử! Đứng lại cho ta!

Khổng tử quay lại, nhìn hảo hán rồi chấp tay hành lễ, nói:

-   Tôi là Khổng Khâu nước Lỗ, không biết có gì đắc tội với tiên sinh?

Hán tử cười lớn nói:

-   Ta chính đang không biết kiếm nhà ngươi ở đâu, ngờ đâu lại gặp ở đây.

Khổng Tử nói:

-   Xin hỏi tôn tính đại danh của tiên sinh?

-   Trọng Do ở đất Biện và những người quen biết đều gọi ta là Tử Lộ. Nghe nói, ngươi mở cửa thu nhận môn đồ truyền dạy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín vì vậy mà ta kiếm ngươi.

Khổng Tử nghe, cười nói:

-   Chẳng lẽ Trọng Do cũng có ý đến bái Khổng Khâu này làm thầy, học nhân nghĩa lễ trí tín?

Tử Lộ nghe, cười lớn, nói:

-   Đấy, đấy! Vì thế ta mới kiếm nhà ngươi! Kiếm nhà người để đòi nợ.

Khổng Tử lắc đầu, nói:

-   Ta quả không nhớ đã cùng tiên sinh làm ăn ở đâu? Chắc tiên sinh kiếm nhầm người rồi.

Tử lộ nói:

-   Làm sao lại nhầm được, chẳng phải vừa nãy nhà ngươi nói nhà ngươi chuyên dạy nhân nghĩa lễ trí tín đó sao?

-   Chuyên dạy nhân nghĩa lễ trí tín thì làm sao lại có thể thiếu nợ tiên sinh được chứ? – Khổng Tử phân trần.

Tử Lộ nói:

-   Đừng có cãi leo lẻo! Tử Lộ ta là người chuộng đức “dũng”, thế mà nhà ngươi lại dám vứt đức “dũng” của ta sang một bên, chỉ dạy người về nhân nghĩa lễ trí tín, thế chẳng phải nhà ngươi nợ ta một khoản đó là gì?

Khổng Tử ngao ngán lắc đầu, cười nói:

-   Thật không thể tưởng tượng nổi, trên đời lại có loại người đần độn như thế!

Tử Lộ nghe thế, bỗng dưng nổi nóng, quát:

-   Á à! Người ta cười bảo nhà ngươi ngốc[1], ngươi chẳng biết lại còn dám cười nói ta ngốc. Hôm nay ta nhất quyết muốn xem xem, rốt cuộc ai là người ngốc.

       Khổng Tử nghe xong, bật cười, nói:

-Ta thấy nhà người không những đã ngốc mà còn ngang ngược vô lễ!

       Tử Lộ nghe thế, không thèm trả lời, lập tức rút yêu đao, nhảy lùi về sau một bước, hai chân lập thế, đao ngang trước ngực, quát nói:

-Ta thấy nhà ngươi không chuẩn bị, nhường nhà ngươi đánh trước. Nếu nhà ngươi đoạt được cây đao trong tay ta thì ta không những ngốc mà còn ngang ngược vô lễ! Bằng không, kẻ đã ngốc lại còn ngang ngược vô lễ chính là nhà ngươi, là Khổng Khâu nước Lỗ!

       Khổng Khâu lại lắc lắc đầu, nói:

-Ngươi đi đi, ta không muốn tranh cãi với nhà ngươi.

       Nói xong, phất tay áo, quay người bước đi. Tử Lộ khua khua đao, đuổi theo quát:

-Tên kia đứng lại! Tên kia đứng lại!

       Phỏng chừng Tử Lộ đến gần, Khổng Tử tung người lên không, khi thân tiếp đất, trường kiếm đã kịp rút ra cầm sẵn trong tay. Tử Lộ trông thấy cũng phải thốt lên:

-Thân thủ quả là bất phàm, chỉ có điều nhát như thỏ đế!

       Nói xong, lao vào tấn công. Khổng Tử vừa đưa kiếm ra chống đỡ vừa nói:

-Lỗi là do nhà ngươi vô cớ chuốc họa, đừng trách ta “Kiếm hạ vô tình”.

 

dsc03866

dsc03863

          Khổng Tử dạy học và mộ phần của Khổng Tử hiện nay

 

       Hai người, kẻ tiến người lui, đấu chừng được ba mươi hiệp, Tử Lộ dần dần đuối sức, chỉ dùng đao gạt đỡ, không đủ sức để tấn công. Khổng Tử thấy đao pháp của Tử Lộ bấn loạn liền giả vờ sơ hở, Tử Lộ không biết đấy là kế của Khổng Tử, liền xuất chiêu “hắc hổ đào tâm”, thọc ngay một nhát. Đao đâm vào khoảng không, biết là bị lừa vừa định thối lui thì trường kiếm của Khổng Tử đã kề ngay huyệt ấn đường. Tử Lộ còn chưa kịp hoàn hồn, trường kiếm của Khổng Khâu ngay lập tức đã biến chiêu, mũi kiếm hướng thượng biến “hầu viên trích quả” thực hiện khiêu kiếm, khiến chiếc nón Tử Lộ đang đội trên đầu bị hất tung xuống đất. Tử Lộ đầu tóc xõa tung ra, hồn phi phách tán, vội nhảy tót sang một bên, vừa hoành đao thủ thế, mồm không ngớt hô lên:

-Lại! Lại! Lại đây đấu tiếp!

       Khổng Tử dùng kiếm chỉ vào chiếc nón đang nằm trên mặt đất nói:

-Nón đã rơi xuống đất sao còn chưa biết nhận thua?

       Tử Lộ nghe thế, cười lớn nói:

-Nón chứ đâu phải là đầu, nón rơi thì liên can gì đến ta?

       Khổng Tử nói:

-Nhà ngươi không nghe qua câu “Quân tử tử nhi quan bất miễn” sao? Người quân tử thân tuy chết nhưng chiếc nón không thể không đội trên đầu. Ngươi ngay đến chiếc nón cũng không bảo vệ nổi vậy mà cũng đòi thi hành đức “dũng”, đúng là chuyện nực cười !.

       Tử Lộ nói:

-Ta không cần biết “Quân tử tử nhi quan bất miễn” là cái quái gì, chỉ cần nhà ngươi đoạt được cây đao trong tay ta thì ta mới phục thua, bái ngươi làm thầy.

       Khổng Tử nghe thế, cười lên một tràng, nói:

-Có gì khó đâu!

       Tiếng “đâu” vừa dứt, trường kiếm đã vung lên chém vào mặt Tử Lộ, Tử Lộ trở tay không kịp, mặt mày xanh sám vội hốt hoảng đưa đao lên đỡ, bỗng Khổng Tử xoay ngược cổ tay, chỉ nghe tiếng “bốp” sống lưng kiếm đã phách mạnh vào cổ tay của Tử Lộ. Tử Lộ đành buông tay, thanh yêu đao rơi xuống đất. Tử Lộ còn chưa kịp hoàn hồn, bỗng Khổng Tử lại dùng mũi kiếm khiêu mạnh một cái, yêu đao tung lên, chẳng sớm chẳng muộn, khi yêu đao còn chưa kịp rơi xuống, Khổng Tử đã kịp thời đua tay trái ra đón lấy thanh yêu đao. Khổng Tử nhìn Tử Lộ cười, nói:

-Thế nào, nhà ngươi đã chịu thua chưa?

       Nói xong, xoay tay tra kiếm vào vỏ, chuyển thân bỏ đi.

       Đi chừng mươi bước, đột nhiên nghe tiếng của Tử Lộ gọi từ phía sau:

-Sư phụ đừng đi! Sư phụ đừng đi!

       Khổng Tử quay lại, thấy Tử Lộ đuổi theo, khi kịp đến nơi, vội phủ phục xuống đất, miệng không ngớt hô:

-Sư phụ! Sư phụ!

       Khổng Tử nói:

-Nhà ngươi ththật lòng muốn bái ta làm sư phụ? Tử Lộ liên tục khấu đầu, Khổng tử tiếp – Học nhân nghĩa lễ trí tín hay là học đao thương côn bổng cho “dũng” làm càn?.

       Tử Lộ đáp:

-Tùy thầy giáo huấn, đệ tử không dám chõ mồm vào!

       Khổng Tử nói:

-Nhà ngươi nói thật chứ?

       Tử Lộ đáp:

-Đệ tử xưa nay không nói dối bao giờ….

       Shaolaojia dịch từ nguyên bản tiếng Hoa “Khổng Tử ngoại truyện” của Tư Mã Phi Mã/ NXB Thái Bạch Văn nghệ xuất bản xã ấn hành 2005 nhằ hầu bạn đọc có cái nhìn mới, chuyện thật hư thế nào, người viết không dám lạm bàn.

P/s: Xét đoạn văn trên (Khổng Tử Ngoại Truyện/ Hồi 10), ta thấy Tử Lộ quả là lỗ mãng và chuyện Khổng Tử có thật sự biết kiếm pháp hay không? Xin xem một đoạn trong "Khổng Tử truyện" dưới đây ắt rõ: Theo truyện, Tử Lộ (trước khi gặp Khổng Tử) có tính coi trời bằng vung, khoe khoang khoác lác, đi đâu cũng kè kè trường kiếm, ăn mặc lòe lẹt… Hôm đến diện kiến Khổng Tử, thân mặc giáp binh, hông mang trường kiếm, vào trong sân rút kiếm múa may một hồi sau đó mới quay qua nói với Khổng Tử: “Quân tử thời xưa, không ai là không đem kiếm theo để tự vệ. Phu tử cũng nên học kiếm, tập võ để kế thừa sự nghiệp của tiền nhân!”. Khổng Tử bảo: “Người quân tử lấy trung tín làm nền tảng, lấy nhân nghĩa để hộ thân. Lấy đức để thu phục lòng người khiến người thành phục, chứ như cậy sức để thu phục người thì lòng người không phục!”. Tử Lộ nghe nói, vái dài xin lỗi, trở về thay đồ thường và đến ra mắt Khổng Tử.



[1] Trước đó, Tử Lộ từng nghe quan ty khách (chức quan chuyên về cúng tế trong nhà thái miếu) chê Khổng Tử là người ngốc nước Lỗ (nguyên do khi vào hành lễ, do sợ phạm húy, vả lại trong kinh lễ có câu “nhập thái miếu, mỗi sự tất vấn” vì vậy làm gì Khổng Tử cũng hỏi nên mới bị chê). Ở đây, Tử Lộ nhắc lại câu nói của quan Ty khách.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG