Login Form

Số Người Truy cập

04246164
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
1900
1091
6341
2594575
2991
24779
4246164

2024-05-02 15:53

Chim Trời Cá nước

Một số tập tục kỳ lạ của đồng bào các dân tộc...

Vào những thập niên cuối của thế kỉ 20 và đầu thế kỷ 21, chưa bao giờ thế giới lại có những biến động mang tính đột phá và đầy bất ngờ trên tất cả các lĩnh vực ANCT. Đây cũng là giai đoạn thế giới đạt được nhiều thành tựu vô cùng quan trọng,  những bước tiến mang tính nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực KHKT, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin. Sự bùng phát của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều tiện ích và tạo điều kiện cho nhiều nước nghèo, các nước lạc hậu kiểu như Việt Nam có điều kiện phát triển.

 

Hội nhập là xu thế để tồn tại và phát triển. Thế nhưng, nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số không vì tiếp thu những tinh hoa nhân loại trong xu thế hội nhập mà đánh mất bản sắc cổ truyền, những tập tục mang tính truyền thống hàng ngàn đời do cha ông truyền lại. Khác với người "kinh" (tộc người được cho là thông minh, linh lợi, quyết đoán nhưng cũng đầy bất trắc, hay lật lọng và ưa thay đổi - quan điểm người viết), nhiều tộc người thiểu số tuy nghèo khó nhưng vẫn giữ được bản sắc rất riêng biệt của mình, không vì tiền mà "bỏ ngãi", "vì mới nới cũ" kiểu như người... KINH !?.

Dưới đây xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số phong tục, tập quán độc đáo và đầy nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

1. Tập tục của dân tộc H'mông

Người H'mông hay còn gọi là Mèo (Trung Quốc gọi là Miêu, Tam Miêu, Kinh Miêu, Nam Man...) là một tộc người có nguồn gốc bên Trung Quốc trôi dạt đến Việt Nam từ rất sớm. Người Mông không những nổi tiếng về tính "ham vui", thích ăn chơi ca hát, nhảy múa; tập tục "bắt vợ"; tục ma chay... mà còn nổi tiếng về tục "treo chó trừ tà"!.

Read More

a. Tục "kéo vợ".

Tục "kéo vợ" hay "bắt vợ" (một số nơi còn gọi là cướp vợ) tiếng Hmông gọi là "hai pù". Tục kéo vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Sa Pa... tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình. "Kéo vợ" đúng như nghĩa đen của nó là kéo một cô gái về nhà làm vợ. Các chàng trai, cô gái Hmông thường gặp gỡ, giao lưu với nhau trong những ngày hội, những ngày chơi tết và đặc biệt là các phiên "chợ tình". Nếu một chàng trai ưng ý cô gái nào đó chàng trai về nhà xin phép cha mẹ được kéo cô gái ấy về làm vợ, bố mẹ đồng ý thì chàng trai sẽ chọn một thời điểm thích hợp kéo cô gái về nhà mình. Kéo vợ có thể xảy ra ở chợ, trên nương, ngoài đường hoặc xảy ra trong nhà cô gái. Trước khi đi kéo vợ, chàng trai sẽ nhờ thêm bốn, năm người bạn của mình cùng đi giúp. Chàng trai một mình ra nói chuyện với cô gái, trong lúc tâm sự thấy điều kiện thuận lợi thì chàng trai sẽ nắm tay cô và nói: "hôm nay ta kéo mày về làm vợ ta" rồi kéo cô gái đi. Thấy vậy đám bạn của chàng trai cùng những người đi phụ giúp cũng ra giúp đỡ kéo cô gái về nhà. Khi kéo, hai người biết kéo sẽ đến hai bên tỳ vào nách cô gái, để hai cánh tay cô lên vai và nhấc bổng để chân cô không chạm đất lúc này cô gái không thể rằng co đánh trả được (có những trường hợp cô gái chưa biết hoặc không đồng ý thì chống trả quyết liệt và kêu khóc thảm thiết).

Cô gái khi bị kéo về nhà chàng trai sẽ được cho ở một buồng riêng - buồng của chàng trai. Nhà trai sắp xếp một cô em gái hoặc một người chị họ, em họ của chàng trai (người này phải chưa lấy chồng) ở cùng cô gái vừa là để trông chừng cô gái không trốn về nhà vừa là để thuyết phục cô đồng ý làm con dâu của gia đình họ. Trong thời gian ba ngày "sống thử" ở nhà chồng cô gái được đối xử như khách, được phục vụ cơm ăn, nước uống đầy đủ, chu đáo.

Theo tục bắt vợ của người Mông, sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm.

tucbatvo

Kéo vợ

Bắt vợ đôi khi được tiến hành một cách hết sức trữ tình và lãng mạn. Vào một đêm trăng thanh, chàng trai H' Mông vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá. Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới.

kn

Lãng mạn, trữ tình...

Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới.

b. Tục ăn chơi nhảy múa

Người H'mông rất thích nhảy múa và ca hát, đặc  biệt vào các dịp lễ hội. Con trai người Mông phải biết về sáo H'mông, kèn H'mông. Vào các đêm thổi trước cửa nhà cô gái, nếu điệu sáo hay điệu kèn thu hút được lòng cô gái thì cô gái sẽ đi ra trò chuyện. Vào các ngày lễ hội, nếu thích một người con gái và để mong được người con gái đó để ý, người con trai cũng thể hiện làn điệu khèn, điệu múa nhằm thu hút người con gái. Và nếu người con gái đồng ý thì phát tín hiệu báo cho chàng trai, sau đó thì thông đồng với người con trai để chàng tiến hành một cái lễ "kéo vợ".

nhy ma mng

Nghề của các chàng trai dân tộc H'mông

ca hat nhay mua la so truong cua nguoi mong

Ca hát nhảy múa là sở trường của dân tộc Mông

c. Tục treo chó trừ tà

Người H'mông tin rằng, chó không những biết trông coi nhà cửa giỏi mà chó còn có thể trừ khử được tà ma. Khi nhà gặp  chuyện chẳng lành như chết chóc, bệnh tật trước hết người H'mông bắt nhốt một con chó sau đó đi mời thầy Mo về cúng. Trước tiên, thầy chỉ đạo cho gia chủ đập chết con chó, mổ bụng bỏ tim gan, phèo phổi rồi thầy vừa niệm chú vừa cúng trừ tà. Lễ cúng diễn ra trong 10 ngày, sau khi lễ cúng hoàn thành, chỗ nhang và giấy tiền vàng đem đi đốt, hốt chỗ tro tàn cùng với cỏ gianh khô nhét vào trong xác con chó, khâu lại rồi sau đấy cứ thế, để nguyên đai nguyên kiện treo lên trước nhà để đuổi ma trừ tà.

alt

Treo chó trước cửa nhà để trừ ma

pjong tuc treo cho duoi ta

Với người dân tộc Mông, đó là nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

treo cho lung lang truoc nha

Người Mông tin rằng, tục lệ này sẽ giúp xua đuổi hết tà ma và khiến cuộc sống yên ấm

bua chu cung duoc treo truoc nha

Bùa chú của đồng bào dân tộc Mông cũng được treo trước nhà.

alt

Hai mẹ con một  gia đình người Mông.

Người H'mông luôn tin tưởng vào chuyện thần linh...Vì thế khi trong nhà có họa, họ liền tổ chức lễ cúng và treo chó lên trước cửa nhà.

--------------------------------------------------------------------------

2. Kỳ lạ phong tục treo quan tài lơ lửng của người Pa kô

Người Pa kô bao đời nay vẫn còn lưu giữ tục táng treo vô cùng kỳ lạ. Đến một chu kỳ nhất định,  họ khai quật mả người chết lên, sau đó bỏ vào những cái A Pổ (cái tiếu) rồi đặt nằm rải rác trên mặt đất suốt năm tháng. Nhưng kỳ lạ, sau khi an táng treo, người dân trong làng sẽ bị cấm đến nghĩa địa để thăm viếng mộ người nhà. Nếu để người làng bắt được, họ sẽ bị bắt vạ. Xung quanh tục táng treo này, tồn tại rất nhiều câu chuyện kỳ bí đến rợn người.

 alt

 Những ngôi nhà mồ xiêu lạc, đổ nát

 Già làng cũng sợ bị bắt vạ

 Từ TP.Huế, muốn lên huyện A Lưới phải vượt qua hơn 105km đường đèo hiểm trở với một bên núi cao, một bên vực sâu hun hút. Đường đi càng khó khăn hơn vì nhiều đoạn đang trong quá trình thi công, xe cộ bị ngăn lại. Sau khi đánh vật với con đường “đau khổ”, giữa trưa, chúng tôi mới đến được mảnh đất kỳ bí này.

Đang định tìm đến nhà của già làng Quỳnh Ngãi (80 tuổi, ở thôn 3, xã Hồng Thủy (huyện A Lưới) với mong muốn về những ngôi nhà mồ truyền thống, chúng tôi may mắn gặp già bên dòng suối Paray. Già làng đang đàm đạo chuyện văn hóa thôn bản với nghệ nhân Hồ Thị Tư, cán bộ công tác tại Phòng Văn hóa huyện và được xem là người lĩnh hội đầy đủ nhất văn hóa của đồng bào Pa Kô. Biết chúng tôi muốn viết bài về tục an táng treo, già làng bảo: “Nghe kể chuyện về nhà mồ thì được chứ chúng bay muốn lên tận nơi thăm viếng thì khó lắm. Vì tao cũng sợ làng bắt vạ”.

Tiếp chuyện chúng tôi trong nhà sàn, già làng Quỳnh Ngãi nhấp ngụm trà đặc đắng chát kể: Táng treo là một phong tục có từ lâu đời của cộng đồng các dân tộc sống dọc theo những dãy núi của huyện A Lưới như Tà Ôi, Pa Hy, Vân Kiều. Người chết được chôn xuống đất sau 3-5 năm, thậm chí đến 10 năm thì được cất lên làm lễ cải táng rồi đưa vào trong những cái Piêng (lăng mộ). Điều đặc biệt là trước đó, những chiếc quan tài sẽ được treo lơ lửng giữa không gian. Mỗi Piêng có ít nhất 3 tiểu, bởi theo tập tục, mỗi lần cải táng phải từ 3 người trong họ trở lên. Lễ nghi này thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của con cháu đối với đấng sinh thành. 

 Còn nghệ nhân Hồ Thị Tư cho biết: Để làm lễ cải táng cho người đã khuất, người nhà và già làng phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật từ trước 3 tháng. Tất cả trâu bò, gà, dê, lợn, rượu, thịt thú rừng được bày trước sân nhà, sau vườn. Theo luật lệ, mỗi người dân trong bản ngoài đóng góp 100 ngàn đồng còn tùy vào lòng hảo tâm mà đem biếu thêm chai rượu, con gà và vài gùi bắp để phụ giúp gia đình làm lễ cải táng.  “Lễ cải táng được tổ chức trong 3 ngày 2 đêm, là lễ hội lớn trong năm. Ngày đó, mọi người đều ở lại bản chứ không đi lên nương rẫy nữa. Tâm trạng ai nấy cũng vui vẻ, hứng khởi như trúng mùa”, già làng Quỳnh Ngãi nói.

 Được biết, để lễ cải táng diễn ra một cách thuận lợi, gia đình nhà có người đã khuất cử người con trai cả băng rừng vượt núi đi gọi họ hàng, anh chị em thân thích sống du canh du cư dọc dãy Trường Sơn về dự. Dù xa xôi đi mấy chăng nữa, người thân vẫn phải tề tựu đầy đủ, không thiếu sót một người.

 Những ngày này, già làng và các thanh niên trai tráng trong làng là vất vả hơn cả. Họ gói cơm nắm, cuốc bộ qua ngọn A Nông cao vời vợi vào rừng sâu tìm kiếm gỗ, tre nứa về làm nhà mồ. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng làm nhà mồ được. Họ phải chọn loại gỗ quý có vỏ cây sần sùi, dáng thẳng, ngửi có hương thơm đặc trưng của núi rừng. Sau đó, các thanh niên mới làm lễ để đốn hạ. Còn tre nứa phải là những cây cao lớn, thẳng đứng và vỏ cây có màu xanh đậm. Việc xây dựng và chế tác nhà mồ khá đơn giản nhưng điều quan trọng là phải làm việc liên tục bất kể nắng mưa, tuyệt đối không được dừng lại. Theo quan niệm, ngừng nghỉ thì công việc sẽ mang lại điềm xui xẻo cho gia chủ.

 Trước lễ cải táng (A Riêu Ping) một ngày, đích thân già làng trèo đèo lội suối tìm đến các thôn bản khác mời tất cả mọi người cùng đến dự. Trong ngày lễ hội, hàng trăm người từ rất nhiều nơi kéo  đến tụ tập trong nhà Gươl (ngôn ngữ địa phương). Gia chủ đứng ra sắp xếp chu đáo mọi việc ăn uống, nghỉ ngơi và tiếp chuyện khách. Đêm đến, bên ánh lửa bập bùng trước nhà sàn, già trẻ, gái trai nắm tay nhau thành vòng tròn nhảy múa, hát hò, khua chiêng đánh trống suốt  3 ngày 2 đêm.

alt

 Già làng Quỳnh Ngãi bên cạnh ngôi nhà mồ của thôn bản

 Hãi hùng cảnh nhà mồ

 Sau một hồi thuyết phục, già làng Quỳnh Ngãi đành cho phép chúng tôi được mục sở thị nhà mồ của người Pa Kô. Trước khi lên rừng sâu, nơi đặt các Piêng (lăng mộ), khuôn mặt già làng Quỳnh Ngãi hiện vẻ lo lắng và dặn đi dặn lại rằng: “Không được đụng tay vào bất cứ thứ gì trong nhà mồ, chỉ được phép đứng ở gần xem và chụp ảnh”. Mặc dù là người đứng đầu, có quyền lực nhất làng nhưng già Ngãi vẫn coi đây là cuộc đi thăm viếng vụng trộm và bí mật.

 Đường đến khu nghĩa địa phải lội qua con suối Paray mùa cạn, ngập ngụa bùn đất. Chúng tôi phải vạch lá cây rừng đi hàng tiếng đồng hồ mới đến nơi. Trước mặt chúng tôi, nghĩa địa nằm giữa bốn mặt rừng già với hàng chục ngôi nhà mồ với đủ kiểu cách, hình dáng. Được biết, mỗi piêng là khu an táng của một gia đình, gồm nhiều tiểu gỗ hoặc đất nung, đựng hài cốt sắp xếp ngay ngắn theo tôn ti lúc còn sống. Có ngôi mộ vừa xây cách đây chưa lâu, có ngôi đã bị hư hỏng nặng, mục rỗng gỗ, tre. Theo quan sát của PV, bên ngoài nhà mồ được khắc trổ, chạm vẽ những hình thù kì quái, còn bên trong là nơi đặt các A Pổ (cái tiếu). Mải mê chụp ảnh, ngoảnh lại, chúng tôi đã không thấy già Ngãi đâu nữa. Nhìn về dưới thì thấy già đang xuống núi. Lúc về, già làng bảo, không dám đứng lâu cùng PV vì sợ làng nhìn thấy sẽ bắt vạ.

 Được biết, theo tập tục của người Pa kô, chiều ngày 30 Tết, già làng cùng những gia đình có người đã khuất sẽ hẹn nhau lên khu nhà mồ của bản làm vệ sinh, quét dọn, phát quang cây cối và thắp nhang khấn cầu may mắn. Còn ngày thường, ngay cả đứa trẻ nhỏ đi chăn bò cũng không dám béng mảng lại gần.

 alt

Bên trong ngôi nhà mồ ngổn ngang những chiếc tiếu đựng hài cốt.

 Người Pa Kô vốn rất sợ ma, khi phát hiện có người xâm phạm vào mồ mả của người quá cố thì họ sẽ bắt về để phạt tội. Họ cho rằng sự xâm phạm đó sẽ gây nên tai họa, bệnh tật cho gia đình mình (!?). Nói về chuyện bắt vạ, già làng Quỳnh Ngãi cho biết, bệnh bình thường thì không nói làm gì nhưng những bệnh khó hiểu như tự nhiên hộc máu miệng, máu mũi hay bị ngọn lửa thổi tạt vào mặt hay bị cây trong rừng đè lên người mới kỳ lạ và đáng sợ. Dân bản liền nghĩ ngay đến việc bị báo ứng do có người đột nhập vào Piêng.

 Kẻ xâm phạm trái phép sẽ bị đưa ra trước làng chịu tội. Tùy theo ý kiến của gia chủ mà có cách phạt nặng hay nhẹ. Phạt nhẹ là một con heo (từ 50-80kg) và một con gà, hai chai rượu. Phạt nặng thì bắt nhà người đó phải xây lại piêng (lăng mộ) mới và chịu số tiền lớn để người làng làm lại lễ cải táng.

 

Nhiều sự việc mất xác một cách kỳ lạ                    

 Già làng Quỳnh Biển (thôn Đụt, xã Hồng Trung) kể: Sáng hôm sau, già làng cùng tất cả người thân trong gia đình có người cải táng đến mộ phần bốc hài cốt lên. Nếu xương người đã phân hủy hết thì cho bỏ vào cái A Pổ (tiếu) nhỏ, sau 3-5 năm xương người đã khuất còn nguyên vẹn thì cho vào cái A Pổ lớn hơn. Không ít lần người làng hoảng hốt, lo sợ khi đào đất lên mà chẳng thấy hài cốt hay bộ phận nào của chiếc quan tài.

 Hiện tượng mất xác xảy ra  khá nhiều, nó báo cả điềm xui hoặc sự may mắn cho cả gia đình. Thế là ngay ngày hôm đó, già làng cho mời thầy mo đến huyệt mộ làm lễ gọi hồn. Họ bắt con châu chấu nhảy vào giữa chiếu thầy cúng rồi đưa vào ống tre bịt kín có chừa một lỗ hổng cho châu chấu thỡ. Một tuần sau quay lại, nếu con châu chấu còn sống, gia đình đó sẽ gặp may. Còn nó đã chết, tai họa nhất định sẽ giáng xuống đầu gia chủ.

 Kim Thoa - Nguyễn Thủy

Nguồn: Timmoi/Nguoiduatin.VN
Thieugia sưu tầm, biên soạn và giới thiệu
---------------------------------------------

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG