Login Form

Số Người Truy cập

04233307
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
596
763
7515
2583821
14913
15674
4233307

2024-04-20 14:32

Võ Lâm & Nhân Vật Võ Lâm

Nhân vật võ lâm

Có một số nhân vật trong lịch sử rất nổi tiếng, có ảnh hưởng và liên quan rất lớn đến sự phát triển của võ thuật được nhiều người nhắc đến, đặc biệt là những người trong làng võ thường nhắc đến họ với một thái độ vô cùng kính trọng và biết ơn. Đại đa số những nhân vật này có tiểu sử bản thân rất mơ hồ, đầy bí ẩn khiến hậu thế rất khó nhớ hoặc có nhớ cũng không chi tiết. Vừa rồi, nhân ngồi rảnh rỗi lại lục thấy số tài liệu này vậy cũng xin trích ra đây nhằm giúp các bạn có thể nhớ thêm đôi chút.

Hoa Đà

 

Danh y danh tiếng sống vào thời Tam Quốc (220-265), ông không những giỏi về Y lý mà còn phát minh ra những động tác thể dục dùng để tập luyện dựa theo năm loại động vật gọi là Ngũ cầm hý: hưu, hổ, gấu, khỉ và hạc để luyện tập nhằm mục đích sống lâu, sống khỏe. Chính những động tác này là căn nguyên của võ học sau này.

dsc02657 dsc02366

                 Danh - Y Hoa Đà và Bồ Đề Đạt Ma

Bồ Đề Đạt Ma

Chùa Thiếu lâm được xây dựng vào năm 495 do lệnh của Hiếu Văn Đế (trị vì 471-500) nhà Ngụy (386-534), tại huyện Đăng Phong, Hà nam. Chùa được xây dựng dành cho nhà sư tên là Batuo thiền sư (âm Hán Việt là Bạt Đà) làm nơi tu luyện.

Read More

Vào đời nhà Lương (502-557) bên Trung Quốc, có một nhà sư tên Bodhidharma người Thiên Trúc (ấn Độ) sang Trung Quốc truyền đạo. Ông vào triều tiếp kiến Lương Võ Đế nhưng nói chuyện không hợp ý nhà vua, Đạt Ma lui về chùa Thiếu lâm tu hành (1527) và tương truyền ông đã quay mặt vào vách núi tĩnh tu "Diện bích nhập thiền" chín năm liền. Ông viên tịch vào năm 1536. Ông đã truyền thụ cho các sư sãi chùa Thiếu lâm hai phương pháp thể dục là Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh. Dịch cân kinh mới là phương pháp rèn luyện thân thể, gia tăng khí lực, còn Tẩy tủy kinh là một phương pháp nhằm khai mở trí huệ Bát nhã của Phật giáo.

Hứa Tuyên Bình

Vào đời nhà Đường (618-907), một ẩn sĩ tên là Hứa Tuyên Bình, người huyện Nam Dương, tỉnh Hà nam, ông thân thể cao lớn, râu dài tới bụng, tóc chấm gót chân, chạy nhanh như ngựa. Ông thường mang củi ra chợ bán, vừa đi vừa ngâm:

Phụ tân triêu mãi xuất

Cô tửu nhập tịch qui

Nhược vấn gia hà xứ

xuyên vân nhập thúy vi.

  Hứa Tuyên Bình học được Thái cực công 37 thức từ thầy Hoan Tử. Những tên thức trong Thái cực công so với tên thức của Thái cực quyền ngày nay không khác biệt bao nhiêu. Ba mươi bảy thức đó còn gọi là Trường quyền, vì khi diễn thao thao bất tuyệt như nước Trường giang.

Lý Đạo Tử

Cùng thời với Hứa Tuyên Bình, có một người tên là Lý Đạo Tử, người An Khánh tỉnh An Huy. Lý Đạo Tử từng đến núi Võ Đang, tu tại Nam Nhạc. Họ Lý Luyện Thái cực công (còn có tên là Tiên thiên trường quyền), về tư thức động tác cũng có nhiều điểm như 37 thức của Hứa Tuyên Bình.

Trình Linh Tẩy

Đời Hậu Lương (907-923), một người đất An huy tên Trình Linh Tẩy học được từ thầy Hàn Củng Nguyệt môn Thái cực công gồm 14 thức, tên động tác còn truyền đến ngày nay. Trình Linh Tẩy sáng tác "Quan kinh hội ngộ pháp", trong đó có đoạn: "nếu không hiểu Dịch kinh thì không thể thông suốt Thái cực quyền". Trình Linh Tẩy gọi thập tứ thức Thái cực công là Thái cực quyền, có thể coi khởi nguyên của ba chữ Thái cực quyền là ở đây tức chữ do Trần Linh Tẩy dùng).

Hồ Tử Kính

Đến đời nhà Tống (960-1127), Thái cực quyền lúc này cũng đã được lưu truyền và phát triển. Có nhiều người giỏi về Thái cực công nhưng nổi danh hơn cả là Hồ Tử Kính, Trọng Thù, Ân Lợi Hanh. Quyền pháp của những người này được gọi là "Hậu thiên quyền", bao gồm 17 thức nhưng chỉ có ba thức là chưởng pháp và quyền pháp, còn lại là sử dụng cùi chỏ (trửu). Trửu pháp dùng để đánh gần, phòng ngừa địch nhân ôm nắm. Đây cũng là một trong những phát triển đấng kể của Thái cực quyền.

Trương Tam Phong

Cuối đời nhà Tống, một nhân vật võ lâm kiệt xuất xuất hiện với tên gọi là Trương Tam Phong. Xung quanh nhân vật này có rất nhiều giai thoại, nhiều giả thiết còn tranh cãi về thân thế cũng như ảnh hưởng của ông trong võ thuật.

1.  Sống dưới thời nhà Tống, là tổ sư của phái Võ Đang. Thuần dụng nội công, chủ về thủ hơn công.

2.  Người ý Châu, Liêu Đông. Sống vào thời nhà Minh. Tên là Toàn Nhất, tự là Quân Bảo, Hiệu là Huyền Huyền Tử. Rất thông minh, đọc sách chỉ cần ngó lướt qua là nhớ. Lại có biệt tài biết tiên đoán được "quá khứ vị lai". Trước tu tại Bảo kê sau về tu tại Vũ Đang sơn. Minh Thái tổ ban cho hiệu là Tam Phong. Minh Thành tổ cho sứ đến mời ông ra làm quan nhưng ông từ chối. Minh Anh Tông gọi ông là "Thông vi hiển hóa Chân nhân".

3.  Theo "Minh sử, Phương kỹ truyện" ghi: Trương Tam Phong, người đất ý Châu Liêu Đông, tên là Toàn Nhất, tự là Quân Bảo, Hiệu là Tam Phong. Ông thân hình cao lớn, tướng như rùa, lưng như hạc, mắt ttròn tai to, râu cứng như kích. Ông ăn mỗi lần cả thùng gạo nhưng có khi mấy ngày mới ăn một lần, có khi mấy tháng không ăn. Sách chỉ đọc qua là nhớ. Lúc đầu ông tu tại Kim Đài Quan, núi Bảo Kê, sau qua Thục rồi qua Sở. Đầu đời Minh, ông lên núi Võ Đang. Tiếng tăm rất lớn, ảnh hưởng cả trong triều ngoại nội. Ông ngao du không biết đâu mà kể, một ngày đi cả ngàn rặm. Khi ông đến núi Võ Đang, nói với người ta rằng: Núi này về sau ắt sẽ hưng thịnh. Vào thời binh lửa, các núi Ngũ long, Nam nhan, Tiêu tử đều bị phá hủy, ông cùng đồ đệ phải ssống trong bụi cây gai góc. Cứ theo dật sử thì Trương Tam Phong sống hơn 120 tuổi.

         Minh Thái Tổ (trị vì 1368-1398) nghe tiếng ông, năm Hồng Võ thứ hai mươi bốn cho sứ đến vời mấy lần nhưng không gặp. Năm Vĩnh Lạc nguyên niên(1403), vua Thành Tổ lại sai sứ đi tìm mấy bận. Trong tờ chiếu "Tứ Trương Tam Phong" có viết: Hoàng Đế kính phụng thư chân tiên Trương Tam Phong tiên sinh các hạ: Trẫm đã ngưỡng mộ chân tiên từ lâu, nên mong mỏi được gặp ngài, nên thường sai người mang thư đi khắp các danh sơn để mời về triều. Chân tiên đạo cao đức cả, sống hơn hẳn mọi người, hợp với tự nhiên, thần diệu không làm sao đo lường được. Trẫm vì tài mạo tầm thường,đức hạnh lại mỏng, nên chỉ biết lấy tấm lòng thành, ngày đêm mong nhớ nên lại sai sứ đem thư này đến hương phụng. Mong mây gió đưa được đến ngày để tỏ được tấm lòng trẫm ngưỡng mộ." Trương Tam Phong rốt cuộc vẫn không chịu gặp, chỉ để lại bài thơ trên vách đá phía nam núi Võ Đang. Mấy câu cuối như sau:

Tam Phong ẩn giả thùy năng tầm,

Cửu thất vân nhai thâm cánh thâm.

Huyền viên bạn ngã tiêu sinh lự,

Bạch hậc y nhân dẫn đạo tâm.

Tiếu bả hoàng quan xu phú quý,

Tịnh vô nhất giới thị tri âm.

          Tạm dịch:

Tam Phong đố ai tìm,

mây nổi chín tầng thâm.

Vượn đen là bầu bạn,

Hạc trắng nuôi đạo tâm.

Cười khinh danh với lợi,

Nào đâu kẻ tri âm.

Năm Vĩnh Lạc thứ 15 (1417). Minh Thành Tổ lại sai Công bộ thị lang Quách Tấn, Long Bình Hầu Trương Tín, đôn đốc trên ba mươi vạn phu phen, phí tổn hàng trăm vận quan tiền để xây đạo quan trên núi Võ Đang, cả thảy 290 gian đặt tên là "Ngộ chân cung",lại ban cho núi nầy là Thái Hòa Thái Nhậc sơn. Tất cả mất 13 năm mới xong, bao gốm 8 cung, 2 miếu, 36 đạo quan, 72 sơn miéu và hàng trăm cầu, cổng vòm, lương đình, am... Núi Võ Đang trở thành một trong những thánh địa của đạo giáo. Hiện nay vẫn còn tượng của Trương Tam Phong bằng đồng mạ vàng, thần thái tiêu dao, đầu đội nón lá, chân đi giày cỏ.

Cứ theo sử sách,Trương Tam Phong là một đạo sĩ giỏi võ thuật. Sách Đạo thống nguyên lưu chép ông "hiếu đạo thiện kiếm" (thích học đao, giỏi đánh kiếm). Thời gian gần đây, nhiều học giả Trung quốc đã khởi công đi truy tìm tung tích về Trương Tam Phong, tìm kiếm trong các hang động của núi võ Đang xem ông sống vào thời nào thì thấy phù hợp với những điều được ghi chép trong Minh sử. Tại chân núi Võ Đang một cổng vòm bằng đá có tên là Huyền nhậc,đi qua khỏi vòm đá thì tới Ngộ Chân cung - chính là nơi Trương Tam Phong tu đạo thời Vĩnh Lạc.

Theo sách "Nội gia quyền" của Hoàng Bách Gia đời thanh thì " những môn ngoại gia thì võ Thiếu lâm là tinh vi hơn hết. Trương Tam Phong vốn tinh thông võ Thiếu lâm, nên từ đó biến cải mà hình thành nội gia". Theo sách "Thiếu lâm quyền bí quyết" của Tề Chủ thì " Trương Toàn Nhất, tự Quân Bảo, là bậc Thái sơn, Bắc đẩu trong võ thuật, tinh thông Thiếu lâm quyên. Về sau đi khắp Tứ xuyên, Hồ nam, Hồ bắc, kỹ thuật càng tiến. Không những giỏi võ Thiếu lâm mà còn tinh thông cả Khí công nữa. Về cuối đời, ông phát minh ra thất thập nhị điểm huyệt thuật nên quyền pháp Thiếu lâm đến họ Trương thì cải biến. Phương pháp điểm huyệt của họ Trương học từ đạo gia Phùng Nhất Nguyên vốn chỉ bao gồm 36 chiêu".

Theo những nhà nghiên cứu, Trương Tam Phong đã biến đổi một nguyên tắc hết sức quan trọng trong quyền thuật là : Trước đây, người luyện võ thuần dùng sức Hậu thiên (sức khỏe do công phu của bắp thịt và các động năng của cơ thể để phát chiêu), lấy sức mạnh thắng sức mạnh, lấy nhanh thắng chậm, lấy tinh vi chế ngự giản dị vụng về. Ông là người đầu tiên dùng lý của kinh dịch, chủ yếu phát triển khí Tiên thiên, từ thái cực biến sang bát quái, mọi động tác đều dựa vào khí Tiên thiên, đạt thành công phu luyện khí hóa thần, đưa ra những nguyên tắc hoàn toàn ngược lại, lấy yếu chống mạnh, lấy mềm chống cứng...

Như vậy, võ thuật mà Trương Tam Phong sáng tạo chưa phải là TCQ, mà chỉ là cải biến một số đọng tác, quy tắc của võ Thiếu lâm kết hợp với Thái cực công thành một môn võ mới là Nội gia quyền. Có thể từ những kỹ thuật căn bản này, hậu nhân đã sáng tạo ra nhiều môn phái nhưng tựu trung đều gắn liền với thuật dưỡng sinh của đạo gia như TCQ, Bát quái quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Đại thành quyền, võ Đang kiếm....

Cũng trong thời nhà Minh, Thái cực quyền đã có bước phát triển, một số quyền gia nổi danh như Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Trương Tùng Khê, Mạc Cốc Thanh... những người này kế thừa Tiên thiên quyền đời Đường (tức Thái cực công 37 thức của Hứa Tuyên Bình và Lý Đạo Tử). Ca quyết của Tiên thiên quyền cũng hàm chứa những tinh túy của Thái cực quyền:

 Vô thanh vô tượng,

Toàn thân thấu không.

ứng vật tự nhiên,

Tây sơn huyền khánh.

Hổ hống viên minh,

Thủy thanh hà tĩnh.

Phiên giang đảo hải,

Tận tính lập mệnh.

Cứ theo truyền thuyết, những người này đều là những bậc cao thủ về Thái cực công. Về sau cả bọn cùng kéo lên núi Võ Đang bái Trương Tam Phong học nghệ. Họ học như thế nào và quyền thức ra sao không ai biết, nhưng đến nay trong dân gian còn lưu truyền nhiều truyền thuyế về Trương Tùng Khê.

Thích Kế Quang

Thích Kế Quang(1528-1587), danh tướng sống vào thời nhà Minh. Tự là Nguyên Kính, Hiệu là Nam Đường, về sau lại có hiệu là Mạnh Chư. Ông là người đất Đăng Châu, trị sở ngày nay tại Bồng lai, tỉnh Sơn Đông. Xuất thân trong gia đình võ tướng. Thủa nhỏ thích đọc binh thư, làm Tham tướng dưới thờ Gia Tĩnh. Năm thứ 34 Gia Tĩnh nhà Minh (1555), ông được điều động đến Chiết Giang để thảo phạt giặc Oa (danh từ chỉ người Nhật xưa). Long Khánh năm thứ 2 (1568) trấn giữ Kế Châu, tỉnh Hà Bắc. Về sau được điều động tới Quảng Đông, chẳng bao lâu ông từ quan và mất tại gia, hưởng thọ 59 tuổi. Tác phẩm để lại:

- Luyện binh thực kỷ.

- Kỷ hiệu tân thư (được viết theo lối hỏi đáp)

- Chỉ chỉ Đường tập.

Trần Vương Đình

Đến đời nhà Thanh (1644-1911) , việc luyện tập Thái cực quyền đã trở nên phổ biến. Đây cũng là thời kỳ Thái cực quyền phát triển mạnh mẽ và xuất hiện nhiều môn phái. Đầu tiên phải kể có Trần Vương Đình và Vương Tông Nhạc.

Trần Vương Đình (tốt sinh bất thức, tức không biết sinh và mất như thế nào) , sống vào cuối đời Minh, đầu đời nhà Thanh, Trung Quốc. Người đất Ôn huyện, tỉnh Hà Nam, ông cha đời đời làm quan. Ông từng giữ chức Tuần phủ, án sát tỉnh Sơn Đông, Trực Lệ (Hà Bắc), Liêu Đông. Từng kiêm chức giám quân. Khi nhà Minh mất, ông ẩn cư. Ông đem các sở học của nhiều môn phái phối hợp và lấy "Quyền kinh" của Thích Kế Quang làm bản gốc, rút ra 29 thức từ bài 32 thức trong Quyền kinh cải tạo thành một bài quyền riêng truyền lại cho con cháu. Trong Trần gia phổ chép là ông sáng tạo ra ba môn quyền, đao, thương nhưng về sau chỉ truyền lại quyền pháp mà thôi. Thái cực quyền họ Trần về sau kết hợp với lý luận "Thái cực quyền Kinh" của Vương Tông nhạc diễn hóa ra Thái cực ngày nay.

Vương Tông Nhạc (1733-1795)

Vương Tông Nhạc, người tỉnh Sơn Tây. Ông sống vào đời Hoàng đế Càn Long (1736-1796), là người tham bác các lý luận của người xưa, viết thành Thái cực quyền kinh. Võ học của Vương Tông Nhạc sau truyền cho Tưởng Phát người Hà Nam, dần dần về sau truyền đến con cháu họ Trần là Trần Trường Hưng (Trần Trường Hưng 1771-1853- cháu đời thứ 14 của Trần Vương Đình).

Vương Tông Nhạc người thời nhà Minh

Cứ theo "Triệu Bảo Thái cực quyền nguyên lưu" thì: Năm Vạn Lịch thứ 24 (1596), có Vương Tông Nhạc người Dương thành, tỉnh Sơn Tây trên đường qua Phiếm thủy, vượt sông Hoàng hà và ghé Trịnh châu kiểm tra công việc buôn bán. Khi qua đến thị trấn Triệu bảo (trần Triệu bảo nằm dưới chân dãy Thái hành sơn), do trời tối nên Vương Tông Nhạc ghé vào nghỉ trọ tại Triệu bảo lữ điếm. Tại đây ông phát hiện có nhóm người đang luyện tập võ nghệ, bất giác buông lời nhận xét và cho rằng trong đám tập luyện chỉ có người mặc sam tía là có tư chất thông tuệ hơn cả. Người trong lữ điếm liền đem lời nhận xét của Vương Tông Nhạc nói cho đám người luyện võ biết. Ngay lập tức, người mặc sam tía (chính là Tưởng Phát tiên sinh, sáng tổ đời thứ nhất của Triệu Bảo Thái cực quyền) biết ngay là có cao nhân từ xa tới bèn cùng chủ điếm chạy vào bái kiến Vương Tông Nhạc. Vương Tông Nhạc do thân mang trọng trách kinh thương nên từ chối không đáp lễ, Tưởng Phát cùng với chủ điếm tìm mọi cách khẩn cầu, cuối cùng Vương Tông Nhạc đành thu nhận Tưởng Phát làm môn hạ và hẹn sau khi hoàn thành thương vụ sẽ quay lại đem Tưởng Phát về Sơn tây truyền nghệ.

Tưởng Phát sinh vào năm thứ hai niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh (1514), ông theo Vương Tông Nhạc về Sơn tây học Thái cực quyền cả thảy là 7 năm (từ 1596-1603), đãi thầy như cha. Vương Tôn3g Nhạc không có con nối dõi do vậy toàn bộ võ công của ông đều sớm truyền cho con gái và Trịnh Châu Tôn (không nói rõ là ai, chỉ thấy ghi là danh húy cùng quyền nghệ thất truyền. Phải chăng là con rể (?)...). Khi thu nhận Tưởng Phát làm đồ đệ, do tuổi cao nên phần lớn võ công của Vương phu tử đều do người con gái của ông truyền dạy cho Tưởng Phát và Tưởng Phát coi người con gái của Vương Tông Nhạc là Sư tổ. Hậu nhân sau này có người gọi Triệu bảo Thái cực quyền là Đại cô nương quyền, duyên cớ là từ đây vậy.

Vẫn theo "Triệu bảo Thái cực quyền nguyên lưu" thì Tưởng Phát học nghệ từ Vương Tông Nhạc, Vương Tông Nhạc thường nói với ông : "Ta đã đem hết bí quyết quyền thuật truyền lại. Sau này, khi truyền thụ ngươi nhất nhất phải kén chọn thật kỹ càng, thận trọng, chớ nên khinh suất!". Tưởng Phát nghiêm theo sư huấn, kén chọn đệ tử rất khắt khe, ông đặt ra "Thập bất truyền" (bất trung bất hiếu giả bất truyền, bất nhân bất nghĩa giả bất truyền, tâm hiểm hảo đấu giả bất truyền, tham tửu háo sắc giả bất truyền...). Võ thuật của Tưởng Phát sau này truyền cho Hình Hi Hoài, Hình Hi Hoài truyền cho Trương Chu Thần...Trương Ngạn (tam thứ phỏng Trần gia câu) truyền đến Trần Thanh Bình (Trần gia câu) thời bấy giờ, tương truyền do Triệu bảo có qui định "quyền bất xuất thôn" do vậy Trần Thanh Bình vì học nghệ đã phải từ Vương Ngạt Đương thôn rời nhà đến Triệu bảo nhằm học nghệ. Theo Triệu Bảo Thái Cực Quyền, Trần Thanh Bình được coi là Đệ thất đại Tông sư của Triệu Bảo Thái Cực quyền.

Như vậy, thuyết nói về Vương Tông Nhạc cũng có sự khác nhau. Đại đa số các học giả Trung Quốc đều cho rằng Vương Tông Nhạc sống vào thời nhà Thanh (cùng thời với Trương Tam Phong), nhưng theo gia phả của Triệu Bảo thì ta thấy Vương Tông nhạc lại là người nhà Minh.

Trên là tư liệu mà Shaolaojia thu lượm từ nhiều nguồn, có tính tương đối dùng tham khảo vậy mọi người có thể bổ xung thêm.

Shaojia Zhuangzhu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG