Login Form

Số Người Truy cập

04237889
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
732
943
4417
2586895
19495
15674
4237889

2024-04-26 17:14

Võ Phái Khác

8 nguyên tắc căn bản trong võ công Vịnh Xuân

Võ công Vịnh Xuân nổi tiếng trên kháp thế giới phần lớn qua các hoạt động của Lý Tiểu Long. Tuy nhiên, nếu không dựa trên những nguyên lý vững vàng thì môn phái này rất có thể đã phải chấp nhận những hậu quả thảm hại cũng qua các hoạt động của Lý Tiểu Long. Bởi lẽ, trong trường hợp giả dụ này, võ công của môn phái sẽ khó tránh phơi bày những nhược điểm khi đã được giới thiệu ồn ào ở khắp nơi. Sau đây là phần trình bày của võ sư Chung Kwok Chow về 8 nguyên tắc căn bản trong võ công Vịnh Xuân. Võ sư Chung Kwok chow là một trong số các võ sư hoạt động tích để truyền bá võ công Vịnh Xuân tại Mỹ. Ông chính thức mở võ đường huấn luyện môn Vịnh Xuân từ 1972 tại Chinatown, New York.

01- TRUNG TUYẾN:

 

Nguyên tắc căn bản và quan trọng nhất trong võ công Vịnh Xuân là luôn hướng theo trung tuyến tức đường thẳng chính giữa thân thể. Nguyên tắc này thể hiện 2 ưu điểm khi tấn công là theo khoảng cách ngắn nhất và đánh vào những nơi hiểm nhược nhất của cơ thể.

Ai cũng biết khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm bao giờ cũng là một đường thẳng. do đó, một đòn đánh theo một hướng thẳng luôn tới đích mau hơn 1 đòn đánh theo đường cong. Võ công Vịnh Xuân xác định rằng trong giao đấu giữa 2 đối thủ, khoảng cách ngắn nhất là 1 đường thẳng đi từ chính giữa thân thể người này đến chính giữa thân thể người kia.

Từ xác định trên, người ta nhận được ưu điểm thứ hai của nguyên lý hướng theo trung tuyến. Đó là các đòn đánh luôn nhắm tới những điểm hiểm nhược do phần chính giữa trên thân thể từ đầu xuống tới hạ bộ là phần tập trung những bộ phận trọng yếu và dễ bị tổn hại nhất khi có va chạm.

Cho nên phương châm của môn sinh Vịnh Xuân là: “Đối thủ sử dụng đường cong. Riêng ta sử dụng đường thẳng”

 

02- CHỎ VÀ GỐI HƯỚNG NỘI:

Nếu những đòn đánh vào trung tâm đối thủ luôn đem lại hiệu quả nhất thì việc bảo vệ trung tâm của ta lại là điều quan trọng nhất. Cho nên khi nói chỉ đánh vào những điểm hiểm nhược của đối thủ cũng có nghĩa là phải nghĩ tới việc đối thủ sẽ nhắm vào những điểm hiểm nhược của ta. Môn sinh Vịnh Xuân vẫn có một phương châm: “Tay đánh cũng là tay thủ”. Nguyên lý quan trọng thứ 2 nhằm thể hiện phương châm này bằng cách tạo một tư thế tay chân luôn thuận lợi cho cả việc phòng thủ trung tâm của ta lẫn việc tấn công vào trung tâm của đối thủ. Đơn giản là cần giữ cho đầu gối và cùi chỏ luôn hướng nộ tức là không bung xa thân thể. Cụ thể là nên giữ cùi chỏ ở cách trước sườn khoảng từ 15 tới 20 phân. Đây chính là vị trí căn bản của cùi chỏ để có thể tung các đòn tay ra đủ bốn hướng phải, trái, trên, dưới với cử động tối thiểu và luôn ở trên đường thằng ngắn nhất đưa tới các điểm hiểm nhược tập trung tại phần chính giữa thân thể đối thủ. Mặt khác, đặt cùi chỏ ở vị trí này còn che kín được phần trung tâm thân thể trước mọi đòn đánh tới. Áp dụng nguyên lý này, tay thủ trong võ công Vịnh Xuân luôn là sự phối hợp của một tay kiều thủ với một tay ngự thủ tạo thành một tư thế thông chuyển tương tự như một hình cóp nón với khoảng trống chiến đấu ở giữa buốc các sức ngoại nhập phải tỏa ra ngoài.

Tư thế này chỉ thực sự hoàn chỉnh với cách đặt chân theo nguyên lý đầu gối hướng nội tức là đừng cách nào cho phần trung tâm của hạ bộ được che kín. Cụ thể là đưa một chân trước lên, hơi xoay đầu gối vào phía trong và trụ chân sau thành một thế hậu tấn. Với tư thế tấn này, chân trước có thể di động thuận lợi để che chở các điểm nhạy cảm ở trung tâm hạ bộ thân thể.

Sử dụng tư thế thông chuyển này có thể đưa cả 2 tay và cùi chỏ vào các động tác công thủ một cách dễ dàng và hiệu quả.

 

03- LỰC ĐÁNH GẦN VÀ SỨC QUẬT:

Cú đấm thằng theo trung tuyền của Vịnh Xuân được thực hiên theo lý thuyết đòn bẩy và cùi chỏ hướng nội. Cú đấm được gọi là xung quyền với đặc điểm cổ tay hơi nghiêng lên trên nắm đấm giống như đứng khác với cú đấm quy ước thường giữ nắm đấm hơi úp với cổ tay thẳng. Do đặc điểm này cú đấm đã nổi tiếng với lực đánh gần cực mạnh.

Cú đấm xung quyền với cổ tay nghiêng tạo ra 1 lực xoắn mạnh trong khi cú đấm quy ước với cổ tay hướng thẳng xuống nên chỉ có một lực cổ tay rất yếu.

Cú đấm xung quyền khởi từ trung tâm nên không có dấu hiệu báo trước như cú đấm qui ước từ bên hông nên dễ bị nhận ra.

Cú đấm xung quyền mạnh hơn vì được phóng thẳng tới khác với cú đấm qui ước phải xoay cùi chỏ khiến lực bị giảm đi.

Khi tung 1 cú đấm, 7 điểm trên cơ thể phát lực như sau:

-       Cổ tay tạo lực đánh gần do các cử động xoay vòng.

-       Cùi chỏ tạo lực bẩy và căng dãn.

-       Vai tăng lực và sức vươn dãn.

-       Eo tạo lực cho toàn thân và các cú đá.

-       Hông giúp tăng thêm ực của cơ thể.

-       Đầu gối tạo lực đá và căng chân.

-       Mắt cá tạo lực đánh gần.

Có thể vận dụng cùng một lúc hoặc riêng lẻ các điểm lực kể trên . Để tạo lực đánh gần, có thể đưa nghiêng cổ tay lên. Một cú thọc mạnh có thể thực hiện bằng cách duỗi cùi chỏ. Cú đấm xung quyền có thể thêm lực bằng một động tác vặn eo và hông. Một động tác của đầu gối và mắt cá có thể tăng thêm sức mạnh cho một cú đấm.

04- ĐỐI DIỆN MỤC TIÊU:

Nguyên lý đối diện mục tiêu trong võ công Vịnh xuân quan trọng không kém nguyên lý trung tuyến. Theo nguyên lý này, cần giữ cho đối thủ luôn ở một khoảng cách đều giữa 2 bên phải, trái của mình. Một phương châm chỉ đạo cho môn sinh Vịnh Xuân là: “Vai ngang cùng với tấn giữa”. Khi giữ cho 2 bên có một khoảng cách đều với đối thủ tức đã tạo ra một cơ hội đồng đều và một lực đồng đều để tấn công. Điều cần nhớ là nếu chỉ tấn công theo một hướng thuận tay thì đã bỏ tay kia coi như vô dụng. Thêm nữa, khi kiểm soát được cả 2 mặt trung tâm của đối thủ tức là đã buộc đối thủ phải tìm cách tấn công ở xung quanh, điều đó cũng đồng nghĩa với việc buộc đối thủ đánh ở một tầm xa hơn và phải tốn sức nhiều hơn khi ra đòn.

2 điều khác nhau cần lưu ý trong thực hiện nguyên lý này là giữ thế hậu tấn và di chuyển theo mục tiêu bằng cách lượt tới (tích bộ).

Hậu tấn là thế tấn hiệu quả nhất để thực hiện nguyên lý đối diện với mục tiêu là giữ vai ngang, tấn giữa. Với thế hậu tấn, 80% trọng lượng thân thể dồn về phía sau., chân trước chỉ chịu riêng sức nặng của nó. Chân sau tương tự như mũi kim giữa của chiếc compass trong khi chân trước đóng vai trò quay vòng phía ngoài. Nói cách khác, chân sau làm trụ cho chân trước dễ dàng di động hoặc đổi hướng theo mục tiêu về khắp mọi phía. Đây là thế tấn cho phép thay đổi góc tấn công với rất ít sức và rất ít cử động. Ưu điểm của nó là chân trước hoàn toàn tự do vì không phải chịu một sức nặng nào của thân thể.

Khi cần di chuyển theo mục tiêu chỉ cần chuyển chân trước lên một bước rồi kéo chân sau lên lập lại khoảng cách đã có giữa 2 chân. Cách di chuyển này cần thực hiện nhẹ nhàng theo tích bộ tức là lướt các bàn chân trong khi không có một vận động nào của phần trên cơ thể. Như thế, không cần phải đưa ra các cử động vô ích và cũng không lo lắng gì về sự mất cân bằng khi di chuyển.

 

05- CẢM GIÁC TỰ NHIÊN:

Quan sát thực tế, người ta đã phát biểu “tay nhanh hơn mắt”. Có thể thấy rất rõ điều này khi ta chạm phải một chiếc chảo nóng chẳng hạn. Tay ta sẽ lập tức buông rời chiếc chảo trước khi ta kịp ý thức về sự nóng. Sự nhanh chậm hơn nhau chỉ trong một tích tắc nhưng trong chiến đấu thì một phần tích tắc cũng vô cùng quan trọng. Dưa theo thực tế này, các ảo thuật gia đã bày ra không ít điều để che mắt chúng ta và riêng võ công Vịnh Xuân đã ứng dụng vào việc luyện cho tay chân một tri giác tự nhiên về mọi cử động của đối thủ. Trong rèn luyện, môn sinh Vịnh Xuân sẽ triển khai các chiêu thức được gọi chung là Trì Thủ, Trì Song Thủ và Trì cước. Nhìn chung, các chiêu thức này thường đặt tay chân bám dính vào tay chân đối thủ cà cảm nhận tức khắc các cử động đối thủ sẽ tung ra. Khởi đầu, các môn sinh chỉ luyện một tay, sau đó mới chuyển qua luyện 2 tay cùng mộ t lúc và cuối cùng là luyện chân.

Trong quan niệm chủ đạo của võ công Vịnh xuân, điều gì tay làm được thì chân cũng làm được. Do việc có thể trụ bằng 1 chân nên chân kia có thể đảm nhận nhiệm vụ đeo bám để cảm nhận phản ứng của đối thủ. Luyện Trì Cước, người luyện còn tăng cường khả năng giữ thăng bằng chỉ với một chân và tăng thêm thể lực.

Ba động tác luyện trì cước là Ngực cước, Tản cước, Bàng cước. ba thế trì cước thường dùng để đeo bám trong giao đâí là Ngự cước, Tản cước và Kin Tiền cước.

06- TÍNH ĐỒNG THỜI:

Nguyên lý tính đồng thời cũng có nghĩa là luôn dành sự tấn công nhanh hơn đối thủ. Thông thường, theo kỹ thuật truyền thống, thế đánh chỉ được tung ra sau khi hoàn tất một thế đỡ. Nguyên lý tính đồng thời đặt thế đỡ và thế đánh vào cùng một lúc. Luyện điều này là luyện cho đầu óc đồng thời kiểm soát cả 2 tay chân giống như trò chơi tung hứng. Khởi đầu là luyện kỹ thuật trì thủ, trì cước rồi luyện giao đấu tự do. Kỹ thuật luyện tay thường là: Bạc đả, Tán đả, Lạp đả. Kỹ thuật phối hợp tay chân thì gồm có: Tản đả với Tất cước, Ngự bàng thủ với Triệt tiền cước, Lan đả với Toái cước.

Nguyên lý tính đồng thời cũng gồm cà đặc điểm phải, trái như nhau, tay chân như nhau. Bài Tiểu Niệm Đầu trong võ công Vịnh Xuân luôn khởi sự từ bên trái, với tay trái rồi mới chuyển qua bên phải, tay phải. Điều này nhằm tạo sự lưu tâm về phía bên trái, vì bình thường ai cũng thuận tay phải hơn. Trong rèn luyện võ công Vịnh Xuân, mở đầu từ bên trái chính là điều ưu tiên. Do thói quen thuận dụng tay phải , việc rèn luyện tay trái trở thành mấu chốt hệ trọng trong triển khai toàn bộ hệ thống kỹ thuật. tuy nhiên, nếu chỉ đặc biệt lưu tâm một phía thì sẽ khó tránh lúng túng khi áp dụng các nguyên lý võ công Vịnh Xuân, chẳng hạn như với các nguyên lý trung tuyến, đối diện mục tiêu, tính đồng nhất và bảo tồn năng lực.

07- CƯƠNG VÀ NHU:

Triết học cổ Trung Hoa vẫn diễn tả quy luật quân bình trong vũ trụ qua sự hiện diện của Âm và Dương. Quá Dương hay quá Âm đều đưa đến mất thăng bằng mà hậu quả tất yếu là hủy diệt. Bao giờ Âm Dương cũng cần phải hòa hợp. Chính trên căn bản này, võ công Vịnh xuân đã hình thành nguyên lý Cương và Nhu. Cương tức là Dương còn Âm tưc là Nhu. Cương, Nhu bao giờ cũng phải hòa hợp theo đúng tiết điệu cần thiết mới đưa tới hiệu quả tốt. Vận dụng nguyên lý này trong Trì thủ, Trì cước sẽ giúp tăng thêm tính cảm giác tự nhiên, tính đồng nhất, ngoài ra, còn giúp giảm tính báo hiệu các cử động để tăng hiệu quả trong giao đấu.

Trong kỹ thuật trì thủ, một lực luôn xuất hiện để cân bằng với một lực khác. Nếu một bên vận ụng lực quá nhiều so với bên kia thì thế cân bằng bị phá vỡ. Cũng thế, khi một bên đánh tới, bên kia sẽ nương theo lực đánh hoặc làm lực đó chuyển hướng. Không giữ được mức quân bình sẽ đưa tới bị đánh hoặc sa bẫy. Nhưng nguyên lý cương, Nhu không dừng lại tại đây. Vận chuyển Cương Nhu luôn được tiếp nối . Kỹ thuật trao đổi trở thành chu kỳ của các lực sau:

-       Lực đánh tới tạo ra lực phản chấn.

-       Lực thu hồi tạo ra lực cuốn theo.

-       Lực phân tách tạo ra lực đánh tới

Ứng dụng điều trên trong giao đấu, khi đối thủ căng thì ta dịu, khi đối thủ lui thì ta theo liền. Để duy trì mức cân bằng đó, tuyệt đối không được đột ngột cắt ngang các diễn tiến. Tốt hơn hết là nên luôn theo các đà đánh chứ không bao giờ trực diện đối kháng. Nhờ thế có thể vận dụng lực của đối thủ mất thăng bằng. Tới đó khi đối thủ thu hồi lực có thể thuận theo mà tấn công.

Nhu hay Âm luôn tạo ra yếu tố thời gian cho việc hồi sức trong khi Cương hay Dương sẽ đem đến những đòn đánh đúng lúc.

08- TĨNH LẶNG LÀ VÀNG:

Nguyên lý cuối cùng này nhằm không thể hiện tính hiệu gì trước khi tung đòn. Tĩnh lặng là khiến cho đối thủ không thể cảm nhận hoặc đoán biết được bất cứ cử động nào của ta. Thường thường, các cuộc giao đấu luôn khởi sự một cách ồn ào nhưng dần dần lắng xuống, các đối thủ thận trọng rình mò nhau và đều cố không lộ một tín hiệu nào. Đó là do nhập trận , họ đã nhận ra yếu tố không tạo tín hiệu chính là chìa khóa đưa tới chiến thắng.

Kỹ thuật Vịnh Xuân chính là kỹ thuật thể hiện trong tĩnh lặng. áp dụng nguyên lý tĩnh lặng này một cách hoàn hảo, người ta có thể đạt tới trình độ tuyệt cao về nghệ thuật chiến đấu của môn phái Vịnh Xuân.

“Thủ thắng công, tĩnh thằng động” là một phương châm của môn sinh Vịnh Xuân. Tuân thủ phương châm này trong khi lưu ý đặc biết tới 7 điều sau là đã có cơ sở để đạt tới nguyên lý tĩnh lặng:

-       Đánh vào trung tâm, tầm nhìn nắng nhất cũng tạo ra 1 ảo giác.

-       Che kín mọi cử động để không lộ tín hiệu.

-       Tận dụng các cú đá thấp thay vì đá cao. Đá thấp chỉ cần khoảng cách ngắn và hầu như không đòi hỏi một chuyển động nào của cơ thể.

-       Hoán đổi hư thực để ứng phó với các phản ứng của đối thủ.

-       Di chuyển bằng những bước nhẹ và ít tạo tín hiệu.

-       Không đối chặn đòn đánh của đối thủ mà đeo bám. Cách này khiến đối thủ không thể nhận rõ về thể lực cùng hướng nhắm của ta.

-       Cuối cùng, không bao giờ nổi giận trong chiến đấu. Mọi biểu hiện qua vẻ mặt và lới bói đều giúp đối thủ dễ dàng hiểu rõ ta.

Longqua96 sưu tầm,  Shaojia giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG