Login Form

Số Người Truy cập

04235180
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
588
753
1708
2586895
16786
15674
4235180

2024-04-23 22:07

Về Võ Thuật

VÕ ĐỨC - PHẨM CHẤT CAO QUÝ CỦA NGƯỜI LUYỆN VÕ THUẬT

         Tập để khỏe mạnh, chiến đấu tốt đã khó, nhưng để thấm nhuần tinh thần thượng của võ học càng khó vô cùng. Do đó, người luyện phải luôn tự trau dồi cho bản thân mình những điều cần thiết đã thấm nhuần tinh thần học.

dsc00192

Luyện võ tiên luyện đức

 

Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người phương pháp luyện thân tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất, cùng nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh, khí, thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự…, đặc biệt là triết học Đông phương.

Read More

         Võ là văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, trên tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo. Đó là võ đức. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang và biện bạch.

Đặc thù của võ thuật là chiến đấu nhưng tập võ còn là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe, qua đó học được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và đỉnh cao của người học võ thuật là khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha, nhân ái. Có rất nhiều thuật làm cho thân thể khỏe mạnh, biết được một thuật đủ để khỏe mạnh và sống lâu. Võ thuật là một trong các nghệ thuật đó.

dsc00775

Luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng mình

dsc00785

Tập võ là phương cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe

dsc00810

Đỉnh cao của người học võ là giàu lòng nhân ái, vị tha...

Các môn phái võ có mục đích, tôn chỉ, môn quy, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo. Không bất hiếu, bất trung. Không bất nhân, bất nghĩa. Võ thuật khởi đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Đó là thông điệp mà các bậc võ sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật.

Người học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì hiếu học, tôn kính sư trưởng, phát huy võ đức. Lòng tâm niệm: “Một chữ truyền trao cũng là thầy mà nửa chữ truyền trao cũng là thầy”.

Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn”. Võ thuật là môn học của khoa học, nghệ thuật, văn hoá truyền thống…

Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy.

Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn.

 

Người đời, kể cả nhiều người tập thường hiểu một cách khá đơn giản, phiến diện về học. Họ thường cho rằng học đơn thuần là giúp người ta tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và nhất là giúp người ta chiến thắng địch thủ, thắng bằng những kỹ thuật chiến đấu.

Hiểu như vậy chưa đúng lắm. Thực vậy, ngoài những điểm nêu trên, học còn mang lại cho ta những đức tính vô cùng đáng quý trong cuộc sống, đó là lòng dũng cảm, sự điềm tĩnh, khiêm nhường, vị tha, nghị lực và sức chịu đựng. Người học am hiểu được học chỉ dùng vũ lực để giáo hóa cảnh tỉnh đối phương chứ tuyệt nhiên không phải để thỏa mãn sự hiếu thắng của mình.

Tuy nhiên, việc dùng vũ lực là hết sức hạn chế. Người học phải luôn tự kiềm chế mình, nhường nhịn để tránh dùng vũ lực, đó chính là sự rèn luyện đạo. Người sĩ thấm nhuần tinh thần võ học phải là người hiếu hòa, khiêm nhường, có thể đánh thắng đối thủ, nhưng không đánh mà dùng cách ôn hòa để giải quyết, đó là tinh thần thượng .

            PHẠM QUANG 

Bài viết đăng trên diễn đàn Sở VHTT-DL tỉnh Thái Nguyên
Fangzi sưu tầm và giới thiệu

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG