Login Form

Số Người Truy cập

04264887
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
402
781
5695
2612278
21714
24779
4264887

2024-05-19 18:06

Tài Liệu Võ Thuật

CÔNG TÁC “CHUẨN BỊ” TRƯỚC BUỔI LUYỆN CÔNG

Hôm trước thầy đã có bài viết bàn về công tác "chuẩn bị" trước buổi tập. Cụ thể là nói về công tác "khởi động". Hôm nay bàn đến mấy bước "chuẩn bị" trước khi bước vào công tác "khởi động nhé.

DSC04643


Dẫn chuyện_Phàm chuyện gì cũng thế, ví như để có thể thắng được 50 vạn quân Nguyên Mông trong cuộc chiến lần II (năm 1285) một cách vang dội, một dấu son đỏ chót trong trang sử chống giặc ngoại xâm, quân dân ta không chỉ chuẩn bị tốt cả về tài lực, về tinh thần, phương tiện tác chiến v.v. mà còn cả về tinh thần kiên định trong việc thực hiện phương sách “vườn không nhà trống”. Hoặc tỉ như để có trận Xích Bích đánh tan 83 vạn quân Ngụy do Tào Tháo cầm đầu, liên quân Tôn - Lưu ngoài việc chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị lực lượng, tàu thuyền, vũ khí v.v. còn phải chuẩn bị cả “đông phong” (gió đông) mới đốt nổi 83 vạn quân Tào như chúng ta đã biết.

Nói như thế để thấy, để có được kết quả tốt, viên mãn, như ý hay nói một cách văn vẻ là “thành công” thì dù làm việc gì cũng thế, kể cả việc luyện võ, đấu võ, luyện khí công hay ngay cả đi "ăn cướp" (chả thế mà có câu cướp có tổ chức đấy sao?) v.v. phải làm tốt khâu hay “công tác”… chuẩn bị. “Chuẩn bị” là gì, nghe thì ai cũng hiểu nhưng thực tế là cũng chỉ hiểu mang máng, hiểu nôm na, đại khái chứ hiểu cho đúng nghĩa ngữ của 2 chữ ấy cũng không phải giản đơn.

Vậy “Chuẩn bị - 準备” là gì?: trước tiên cần hiểu “chuẩn bị” là cụm từ tiếng Hán. “Chuẩn” có nghĩa là tiêu chuẩn, những luật lệ, quy tắc, khuôn mẫu mang tính chuẩn mực, chính xác, đúng đắn; “Bị” là thiết bị, những thứ cấp thiết như quân trang, quân dụng, máy móc, khí tài v.v.; bị là sửa soạn (sửa soạn cho đầy đủ), là dự phòng, là phòng bị đầy đủ. “Chuẩn bị” hiểu một cách đầy đủ là sắp xếp mọi thứ cần thiết để phục vụ cho một việc ý tưởng (ý đồ, kế hoạch v.v.) hay để làm một việc gì đó mà kết quả thu được, phải đạt như kế hoạch đã đề ra…, như mong muốn (thành công).

Đấy, nghĩa ngữ của chữ “chuẩn bị” nghe đơn giản thế nhưng, để làm đúng, làm cho thật tốt không hề đơn giản chút nào. Bởi mới có chuyện trước kia, khi lớp còn tập ở công viên á, 5h30 đã tập tập nhưng vẫn có người đến muộn (lý do mọi người nhà ở xa công viên nên đến trễ vài ba phút). Thế nhưng nay chỉ từ trên giường nhảy xuống đất, mất đúng 15’ mở máy là tập nhưng dù biết 5h45 lớp mới bắt đầu, vẫn có người vào muộn từ 5 – 10ph, thậm chí nhiều người còn… ngủ quên :* .

Những việc cần “chuẩn bị” trước khi luyện công: Luyện công cũng giống như tất cả các sự vụ khác, tức muốn thành công cũng phải là tốt công tác “chuẩn bị”. Cụ thể phải chuẩn bị đầy đủ về tâm thân; thời gian; địa điểm; phương tiện dụng cụ luyện tập, việc khởi động… ngoài những cái đó, còn cần ở cái thái độ nghiêm túc và tính bền bỉ, kiên trì.
- Chuẩn bị Tâm - Thân: Phải tìm hiểu kỹ, có đức tin, đặt niềm tin vào phương pháp mà mình lựa chọn luyện tập; phải có quyết tâm cao; phải tạo sự thoải mái về tinh thần, tự khích lệ tinh thần hưng phấn luyện tập bằng cách, đặt ra các tiêu chí, như gạt bỏ mọi toan tính (mục đích là tĩnh tâm tồn thần, toàn tâm toàn ý tập trung chuyên chú vào việc luyện tập); ngủ sớm để dậy sớm; đến đúng giờ v.v. để tham gia tập luyện.
- Chọn thời gian: Về thời gian lớp tập là 5h45
- Địa điểm: cần tìm, chọn những nơi rộng rãi, thoáng mát, nơi có cảnh quan đẹp, hữu tình càng tốt nhằm tăng sự phấn khích trong lúc tập luyện, cụ thể:
+ cần chọn nơi yên tĩnh, nơi ít tiếng ồn, ít người qua lại
+ chọn nơi thoáng mát nơi có bóng cây, nơi có hồ nước, phong cảnh hữu tình… tránh những nơi có không khí oi bức, hôi hám, khí tù đọng, nơi dễ có ánh nắng gắt gao hoặc nơi có khí độc hại, nơi quá thâm u, lạnh lẽo v.v. mục đích là nhằm tránh mất tập trung tinh thần, chi phối suy nghĩ làm gián đoạn quá trình luyện khí;

DSC02358


Phương tiện, dụng cụ:
+ Cần chọn chỗ đặt máy cố định.
+ Kê cao máy, góc camera rộng cốt sao tập vẫn thoải mái và chỉ cần liếc mắt vẫn có thể quan sát được mọi động tĩnh của người điều khiển.
+ Để máy không quá xa để có thể nghe được tiếng thầy nói, hướng dẫn hoặc tiếng thầy chỉnh sửa người khác để mình tập theo.
+ Định vị máy sao cho ống kính kamera nhìn thấy mình rõ nhất. Việc này hông chỉ giúp thầy lưu lại những hình ảnh đẹp làm kỷ niệm mà còn giúp thầy phát hiện những kỹ thuật mình làm chưa đúng, chưa chuẩn để kịp chỉnh sửa.

Như trên đã nói, ngoài những bước chuẩn bị cụ thể nêu trên, quan trọng nhất vẫn là Tâm – Thân. Ngoài việc có đức tin, nắm rõ phương pháp và có mục tiêu để phấn đấu nhưng vẫn… chưa đủ. Phải có thêm bản lĩnh, sự dẻo dai, tính kiên trì. Không có bản lĩnh, không dẻo dai, không kiên trì… không làm được đâu. Vì sao lại nói thế?

Vì tuy có đức “tin” đấy, có dậy sớm đấy, có tập đều đấy nhưng chưa đủ. Chưa đủ là ở chỗ tuy là tập đấy nhưng còn phân tâm, không nghe được thầy nói gì, không quan sát được sự đúng sai; hoặc là do quá nhiệt tình, vì quá “quyết tâm” mà không biết lượng sức nên tập sai, tập không tuân thủ trình tự, tập quá sức… từ đó dẫn đến chủ quan, nóng vội, mất hưng phấn, sản sinh tư tưởng chán nản, mất tính kế thừa, tính liên tục v.v

Yếu tố “tâm thân” là cực kỳ quan trọng nên cần chuẩn bị thật tốt mới mong đạt được kết quả như mong muốn.

Quận 12, ngày 20.8.2021
Thiều Ngọc Sơn.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG