Login Form

Số Người Truy cập

04251702
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
527
3806
11879
2594575
8529
24779
4251702

2024-05-05 14:17

Muôn Mặt Cuộc Sống

NICK Madein Việt Nam - NHỮNG CHÀNG TRAI VƯỢT LÊN TRÊN SỐ PHẬN...

Lời bàn của Võ sư Thiều Ngọc Sơn: Mấy ngày gần đây, dư luận cả nước đang xôn xao về việc tập đoàn thuộc loại đại “tư bản” Tôn Hoa Sen đã chi 36 tỉ Việt Nam đồng chỉ để mờì Nick Vujicic, một anh chàng khiếm khuyết không chân không tay người Melbourne (Australia, hiện định cư tại California, Mỹ) tới Việt Nam chỉ để "truyền lửa", truyền cảm hứng, tạo động lực, tạo cú hích thúc đẩy người khuyết tật Việt...“phấn đấu”(?!). 

Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ: “Tại sao chúng tôi lại tiếp đón Nick nồng hậu như vậy là vì chúng tôi đồng cảm, yêu thương với Nick...”. Và nói theo ông Hào, cố vấn cao cấp của chủ tịch Lê Phước Vũ “Chúng tôi không nghĩ đây là đem tiền cho người khuyết tật mà muốn tạo động lực cho họ thông qua việc giao lưu với Nick Vujicic”.

Việc tập đoàn này bỏ ra nhiều tỷ đồng tổ chức sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam đang trở thành đề tài Hot được nhiều người quan tâm. Không ít ý kiến cho rằng, vụ đầu tư này lãng phí, sính ngoại. Kinh tế Việt Nam đang khó khăn, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp giải thể hàng loạt, vậy mà... Thậm chí có ý kiến cho rằng  đây chẳng qua chỉ là hoạt động rửa tiền.

Bỏ qua mục đích, ý đồ của người tổ chức. Nhân sự kiện đình đám này, WEBSITE võ thuật Thiều gia xin sưu tầm và trân trọng giới thiệu đến tất cả bạn đọc những chàng Nick mang nhãn hiệu Madein Việt Nam vô cùng khả kính. Những chàng Nick này hơn trăm vạn lần chàng Nick đến từ xứ Australia (ông Nick này chỉ giỏi trảm phong chém gió, nói theo kiểu các cụ nhà ta là giỏi lẻo mép), họ (Nick Việt) không những học giỏi, làm hay, biết nỗ lực vượt lên trên số phận và khẳng định vị thế của mình trong xã hội mà còn vô cùng khiêm nhượng mỗi khi có ai đó nhắc về mình... Họ xứng đáng được tôn vinh hơn chàng Nick xứ Australia nhưng... xã hội và Tôn Hoa Sen lại cố quên họ mất rồi ?!

Nghĩ mà buồn cho Nick Madein Việt ! Hu... Hu !!!.

 

 

Nick Vujicic trong phòng chờ làm thủ tục hải quan. Ảnh: P.N.
Nick Vujicic lộ hàng trong phòng chờ làm thủ tục hải quan. 

 1. Kỳ tích của chàng sinh viên công nghệ thông tin không tay

(Đời sống) - “Nhìn từ dưới lên, em còn thua kém nhiều nhưng nhìn từ trên xuống, em vẫn còn hơn rất nhiều người. Bởi số phận đã lấy đi của em đôi bàn tay nhưng lại tặng cho em đôi bàn chân kỳ diệu và cái đầu biết tư duy. Chỉ chừng ấy thôi em sẽ cố gắng để tự tin vững bước trên con đường mà em lựa chọn”. Đó là lời tâm sự rất chân thành và đầy nước mắt của em Nguyễn Minh Phú (hiện là sinh viên năm hai, khoa Khoa học máy tính, Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM).

Phú sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Tây xứ Nghệ. Ba em là ông Nguyễn Quỳnh Lộc (SN 1954), từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường miền Nam.

Ngày giải phóng, ông trở về thành lập gia đình với bà Nguyễn Thị Bình (SN 1956) rồi lần lượt bốn người con ra đời. Buồn thay, trong 4 người con của ông thì 3 người bị dị tật bẩm sinh, đáng thương nhất là Phú.

16 năm ăn cóc để lấy sức khỏe đi học

Gặp Phú trong quán cà phê nhỏ ở làng Đại học quốc gia Thủ Đức, em kể cho chúng tôi nghe về những kỳ tích mà em đã đạt được suốt quãng thời gian em sinh ra đến nay. Phú khoe với chúng tôi, ở quê, em được mệnh danh là Nguyễn Ngọc Ký thứ hai của Việt Nam.

Em sinh ra đã không có hai cánh tay. Lớn lên từ trong khổ luyện, nhờ bố mẹ và anh chị để viết bằng chân thành thạo. Phú phải học và học thật giỏi để chứng minh rằng những người có số phận không may cũng có thể làm nên kỳ tích. Con đường gian nan đến với tri thức của Phú như một câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại.

Sinh viên Nguyễn Minh Phú
Sinh viên Nguyễn Minh Phú

Ba Phú nói trong nước mắt: “Ngày tôi đưa vợ đến trạm y tế sinh con, các bác sỹ đỡ đẻ phát hiện cháu bị dị tật (không có hai tay) và khuyên tôi hãy bỏ cháu đi. Nhưng tôi đã gạt đi mọi lời đàm tiếu vì nghĩ đó chính là một phần thân thể, máu thịt của vợ chồng tôi. Cháu không lành lặn nhưng cháu có quyền được sống...

Lúc sinh ra, Phú chỉ nặng 1,5 kg, cơ thể ốm yếu, không phát triển. Lên 6 tuổi, Phú vẫn không biết nói, đi không vững và thường xuyên đau ốm. Nhìn em, bố mẹ Phú chỉ biết nuốt nước mắt vào trong để chạy chữa khắp nơi cho con mà bệnh vẫn không giảm.

Cuộc đời của em tưởng như đang được phó mặc cho số phận. Một hôm, có người hàng xóm đến mách, thử cho Phú ăn thịt con cóc mủ, biết đâu nó sẽ phát triển bình thường. Mặc dù không tin nhưng bố mẹ Phú vẫn “liều” tìm mua con móc mủ về làm thịt cho em ăn.

Và từ ngày ăn thịt cóc, Phú dần khỏe hơn. Em biết nói, biết đi và không còn thường xuyên đau ốm như trước. Phú kể: “Em nghe bố mẹ kể lại, ngày đó, bố mẹ em mừng khôn xiết khi hằng ngày nhìn thấy em khỏe dần, rồi bi bô nói chuyện rôm rả với mọi người.

Nhưng oái oăm thay, cũng từ ngày ăn thịt cóc, cơ thể em lại xuất hiện những mụn cóc mọc khắp cơ thể. Niềm vui chưa được bao lâu, bố mẹ lại tiếp tục hành trình chữa mụn cóc cho em. Em vẫn phải sống chung với thuốc”.

Khổ luyện vì học viết

Phú cho biết, để được là sinh viên như lúc này, em phải dày công khổ luyện, có những lúc, em phát bệnh vì những cố gắng của mình. Năm lên 4 tuổi, nhìn các bạn cùng trang lứa ai cũng được đến lớp rồi về nhà hát những bài hát trẻ thơ, Phú chỉ biết đứng nhìn và nằng nặc đòi bố mẹ cho đi học.

Lúc đó, cứ hễ bố mẹ đi làm là em lích kích lê từng bước đến nhà mẫu giáo trong thôn xem các bạn tập hát, tập múa rồi đưa tay cầm phấn viết trên bảng con. Nhưng khi nhìn xuống cơ thể không lành lặn của mình, em chỉ biết lủi thủi đi về.

Về đến nhà, Phú tìm một góc khuất, đứng nép mình trong đó. Bố mẹ hỏi gì không chịu nói, hai hàng nước mắt em cứ thế chảy dài trên gò má. Biết con ham học nhưng lại tủi thân vì hoàn cảnh, ông Lộc đã quyết đem trí óc của mình truyền thụ kiến thức, bày dạy cho Phú tại nhà trước khi đến lớp.

Dù không có đôi tay nhưng Nguyễn Minh Phú sử dụng thành thạo máy tình và hiện là sinh viên năm thứ 2
Dù không có đôi tay nhưng Nguyễn Minh Phú vẫn sử dụng thành thạo máy tính (hiện là sinh viên năm hai, khoa Khoa học máy tính, Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM).

Đầu tiên, ông tập cho Phú cầm những viên gạch vỡ để tập vẽ những đường cong, đường thẳng khắp sân nhà, rồi cầm những viên phấn tập viết trên bảng con.

Những lúc kẹp phấn, viên gạch hai ngón chân của Phú đã chảy máu, thậm chí lở loét, đau rát... Nhiều lúc đi làm về thấy bàn chân Phú rớm máu, bố mẹ em không cầm được lòng, chỉ biết nhìn nhau mà khóc.

Mỏi mòn hơn 4 năm khổ luyện tập viết bằng chân rồi Phú cũng thành thạo. Năm lên 9 tuổi, Phú bước vào lớp 1. Ngày đầu đến trường, bạn bè trong lớp nhìn Phú với con mắt không mấy thiện cảm, nhiều bạn nhỏ còn lấy em ra làm trò đùa cho cả lớp.

Về đến nhà, em lại thu mình trong thế giới nhỏ của riêng mình. Biết con buồn, ông Lộc cố gắng động viên con: “Cơ thể con không lành lặn thì con hãy gắng học thật giỏi để cho các bạn nể phục”. Nghe bố, Phú lại tự tin đến trường.

Và đúng như vậy, chỉ một thời gian ngắn, Phú đã lấy được tình cảm từ thầy cô, bạn bè bằng những dòng chữ viết nắn nót, thẳng hàng, tròn trịa, những trang giấy được trình bày cẩn thận, sạch sẽ... Hơn thế nữa, năm đó, em là học sinh xuất sắc nhất lớp.

Lúc đó, các bạn trong lớp ai cũng ngưỡng mộ em, thầy cô trong trường cũng lấy em ra để làm tấm gương cho bạn bè noi theo. Về nhà, em khoe thành tích mình đạt được với bố, bố em chỉ xoa đầu và bảo: “Con phải làm sao để đừng phụ lòng thầy cô và bạn bè đã tin tưởng mình”.

Cứ thế, 12 năm học liên tiếp Phú đều đạt học sinh giỏi của trường. Năm học lớp 7, Phú được mệnh danh là một chuyên gia về máy tính. Phú cho biết: “Thao tác trên máy tính bằng đôi chân rất khó khăn, nhưng em chỉ học trong vòng một tuần. Sau đó, vì niềm đam mê và yêu thích, em đã theo đuổi cho đến hôm nay”.

Em tâm sự: “Mọi sinh hoạt cá nhân em đều có thể làm được, trừ việc mặc quần áo thôi. Không thể dùng chân mà mặc quần được, bố em vẫn phải làm giúp đấy. Em phải chuốt móng chân thế này để có thể “nhặt” và giữ được những vật nhỏ nhất”.

Biết tin mình được tuyển thẳng vào trường Đại học Công nghệ và Tin học TP.HCM, Phú vui khôn xiết. Em nói: “Đó là ngồi trường mà bây lâu nay em mơ ước. Khi nghe nhiều người nói, học ngành công nghệ thông tin, sau này sẽ nhanh chóng kiếm được tiền, có nghĩa rằng, em đã thực hiện ước một được một phần.

Hơn nữa hằng ngày chẳng làm được việc gì để phụ giúp ba mẹ đỡ đi những chi phí, thì đây là món quà tinh thần để ba mẹ đang ngày đêm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sẽ nở một nụ cười thật tươi về em”.

Ngày phải xa gia đình vào Sài Gòn nhập học, người ba lúc nào cũng ở bên em phải bỏ bê công việc nhà cho vợ để cùng vào chăm sóc, lo cho Phú từng miếng cơm, manh áo.

“Em rất thương ba, ba như người bạn, người thầy, người mẹ của em vậy. Ba giúp em học hỏi cũng như là động lực để em luôn cố gắng. Ông năm nay đã 60 tuổi, lại là thương binh 4/4 và đang mang trong mình những căn bệnh: chấn thương sọ não, thoái hóa đầu gối trái… lại phải chăm sóc em, nhưng hằng ngày vẫn đi làm thuê, làm mướn lấy tiền trang trải cho hai cha con nơi “đất khách quê người”.

Tâm sự với chúng tôi, ông Lộc cho biết, ông có bốn người con thì ba người bị dị tất bẩm sinh. Nhưng Phú là đứa con tội nghiệp nhất, lại có đam mê học tập nên ông sẽ gắng làm việc, dù trên người ông đang mang bệnh nhưng được chăm sóc con và thấy con vui cười đến trường là niềm hạnh phúc nhất của ông.

Và những thành tích đáng nể phục

Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì chàng trai tật nguyền này làm được. Ý chí, nghị lực và cả sự khổ luyện đã giúp Phú trở thành một học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Nhìn vào bảng thành tích của Phú, không ít người phải nể phục.

Năm 2005, Phú là đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Nghệ An, đại biểu Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc, đại biểu Hiệp sỹ công nghệ thông tin, 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc. Năm 2006, Phú được trao giải thưởng “Mãi mãi tuổi 20”, được bầu vào đoàn Chủ tịch Đại hội Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghệ An.

Trong suốt những năm học tiểu học, Nguyễn Minh Phú liên tục là học sinh giỏi cấp trường, được tín nhiệm bầu làm lớp trưởng, sao đỏ và cán bộ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường. Năm 2002 (khi đang học lớp 3), Phú đạt giải đặc biệt cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp’ cấp huyện.

Phú là học sinh giỏi bộ môn tiếng Anh cấp huyện nhiều năm liền và trong năm học 2010-2011 vừa qua em được chọn vào đội tuyển dự thi Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh.

Phú cho biết, trong căn nhà nhỏ, tuềnh toàng ở quê, treo la liệt những tấm giấy khen, bằng khen của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp, ngành. “Em vinh dự được Thủ tướng Phan Văn Khải tặng Bằng khen Thiếu nhi vượt khó học giỏi, được Phó Thủ tưởng Phạm Gia Khiêm, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Trạc tặng Bằng khen. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với em”, Phú cho biết.

Cảm phục tài năng và ý chí của Phú, Làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ TP. HCM) đã trao tặng em học bổng trong suốt những năm học qua.

Hai năm nữa Phú mới tốt nghiệp đại học nhưng dự định của em là năm 30 tuổi, em sẽ trở thành một “tỷ phú”, phấn đấu tự mình xây nhà cho ba mẹ, tránh mưa, tránh nắng. Sau khi ra trường, em sẽ cống hiến sức lực và trí thông minh của mình phục vụ cho những việc có ích.

Ước mơ đó có lẽ không quá xa với với Phú, khi hơn 20 năm qua, em đã từng bước thực hiện ước mơ đó, như một kỳ tích. Mong rằng những ước mơ của em sẽ sớm trở thành hiện thực, với những thành tích trong học tập và ý chí vươn lên của mình, đôi chân của cậu bé tật nguyền sẽ làm nên những kỳ tích mới..

Ngọc Thân

-----------------------------------------------------------------------

 2. Nghị lực phi thường của cậu bé không tay

 Vừa cất tiếng khóc chào đời, số phận đã không cho Hạnh có được đôi tay như bao người khác nhưng cậu bé đã làm nên điều kỳ diệu, viết nên đời mình bằng đôi chân…

 Hồ Hữu Hạnh (13 tuổi), sinh ra và lớn lên trên vùng đất đỏ Gia Canh (H.Định Quán, Đồng Nai), trong một gia đình có bốn anh em, bố mẹ quanh năm lam lũ với ruộng vườn, nương rẫy. Không cam chịu số phận, em âm thầm vượt qua sự run rủi của cuộc đời để tìm đến ước mơ như bao đứa trẻ bình thường.

 

alt

Hạnh đang xếp lại sách vở

Góc học tập của Hạnh
Góc học tập của Hạnh.

Viết chữ, nhắn tin bằng chân

Năm 2000, cậu bé Hồ Hữu Hạnh được sinh ra trong lúc gia đình lâm cảnh túng quẫn, nợ nần. Số phận không may còn đeo bám em, bởi ngay khi sinh ra đã không có đôi tay do di chứng chất độc da cam từ cha, mẹ.

 “Khi biết con không có tay, tôi ngất đi”, chị Bùi Thị Hợp (39 tuổi, mẹ Hạnh) nhớ lại ngày chị vừa tỉnh dậy sau khi sinh con tại bệnh viện hơn chục năm trước.

 Mỗi lần nhìn Hạnh bò, trườn như con sâu đo, miệng cười toe toét, cha mẹ em thấy tim thắt lại, nước mắt cứ trào ra.

Nhìn hình hài, sức khỏe yếu ớt của con, hai vợ chồng nông dân nghèo cứ sống trong nỗi sợ nơm nớp: Hạnh sẽ rời bỏ cuộc đời bất cứ lúc nào.

Thế nhưng, từ khi lên 2 tuổi, Hạnh đã rất “cứng đầu”, tự dùng chân kẹp muỗng múc cơm, kẹp bình sữa tự uống không chịu mở miệng cho cha mẹ đút…

“Không cần ai dạy, nó tự tập đánh răng, chải đầu, làm mọi thứ bằng chân. Thằng Hạnh có đôi chân dẻo lắm, làm nhiều việc chẳng khác gì có tay…”, chị Hợp tự hào kể về cậu con trai.

Chị Hợp cho biết, từ lúc chập chững tập đi cho đến khi bước chân vững vàng, rắn rỏi, Hạnh thường trốn mẹ sang nhà hàng xóm chơi rồi theo chúng bạn tới trường mẫu giáo.

Trong lúc các bạn đồng lứa học, Hạnh đứng ngoài cửa sổ ngó vào lớp, rồi không biết từ lúc nào, ý nghĩ trong đầu em lớn dần lên: “Đi học!”.

Lên 5 tuổi, sau một lần đến trường xem bạn học, Hạnh về nhà nằng nặc đòi mẹ mua vở để đi học. “Lúc đầu, vợ chồng tôi không cho vì nghĩ con mình khuyết tật như vậy thì học làm sao được, ai người ta nhận”, chị Hợp nhớ lại.

Còn Hạnh cho biết, trong một lần đang mãi nhìn các bạn học, cô giáo bất ngờ bước ra cửa và tiến lại gần. Thấy cô, Hạnh vọt chạy. Hạnh vẫn nhớ cô giáo tên Huyền (giáo viên mẫu giáo), hôm sau tìm tới nhà xin cha, mẹ cho Hạnh đi học vì thấy thương và nói thường bắt gặp em đứng ngoài cửa sổ lớp học nhìn vào với ánh mắt khát khao.

 Trong lúc cha mẹ Hạnh phân vân vì lo không biết con sẽ viết chữ bằng cách nào, Hạnh đã nhanh nhảu: “Con sẽ viết bằng chân”.

Nghe điện thoại
Nghe điện thoại.

 

Nhắn tin bằng đầu ngón chân
Nhắn tin thăm bạn hiền... bằng đầu ngón chân.

 

            Nghe điện thoại            Nghe điện thoại            Nhắn tin bằng đầu ngón chân            Nhắn tin bằng đầu ngón chân            Đánh máy vi tính bằng chân            Sử dụng máy vi tính bằng chân

Nghe điện thoại Nghe điện thoại Nhắn tin bằng đầu ngón chân Nhắn tin bằng đầu ngón chân Đánh máy vi tính bằng chân Sử dụng máy vi tính bằng chân .

Trò chuyện với chúng tôi, Hạnh kể: “Viết chữ không như ăn cơm, rửa chén bát ở nhà nên lúc đầu, các ngón chân sưng tấy, rỉ máu, mực dính đầy mình. Mồ hôi nhễ nhại khắp người, nhất là cây bút cứ trượt xuống hai ngón chân nhưng em vẫn thấy vui”.

Nhọc nhằn với những con chữ đầu đời như vậy, song sang lớp 1, Hạnh đã là học sinh giỏi trước sự kinh ngạc của mọi người. “Lần đầu được giấy khen, Hạnh chạy khoe khắp nhà”, anh Hồ Hữu Thân (48 tuổi, cha Hạnh) nhớ lại.

Từ đó đến nay (Hạnh hiện là học sinh lớp 7A8, Trường THCS Lê Thánh Tông), năm nào em cũng đạt thành tích học sinh khá, giỏi.

Lấy chân làm tay, Hạnh còn có thể nhắn tin điện thoại không hề kém người thường khiến ai cũng trầm trồ. Hạnh khoe: “Em có bạn ở khắp nơi nên bọn em hay nhắn tin cho nhau hỏi thăm chuyện học…”.

Trong căn nhà nhỏ của Hạnh, treo đầy giấy khen, thành tích học tập, thể thao. Ba mẹ Hạnh cũng không khỏi tự hào.

 Xóm nghèo nể phục

 Khi nghe chúng tôi hỏi đường đến nhà cậu bé không tay, chị bán nước ở đầu đường dẫn vào ấp 2, xã Gia Canh (H.Định Quán, Đồng Nai) hồ hởi: “Chú hỏi thằng bé viết chữ bằng chân nhanh như tép nhảy đó hả? Thỉnh thoảng nó chạy xe đạp ngang đây, treo mấy chai nhựa đi bán ve chai. Thằng bé đó hay lắm, nó dùng chân để ăn cơm, quét nhà, biết bơi nữa...”.

Không chỉ học giỏi, Hạnh còn "xông pha" làm chuyện nhà. Quét nhà, rửa chén, hái dưa, nhặt cỏ rau… Hạnh đều làm tuốt. Lúc em gái còn đi học mẫu giáo, thời gian rảnh, Hạnh còn cõng em đến trường trên tấm lưng gầy. Ở nhà, thấy hai em gái thích nhìn anh lộn đầu "trồng cây chuối", Hạnh cũng… chiều em.

Sau giờ học, Hạnh còn phụ giúp gia đình
Sau giờ học, Hạnh còn phụ giúp gia đình.

Căn phòng Hạnh tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng gọn gàng, hễ nhìn thấy sách vở, quần áo bừa bộn là em lại “ngứa mắt”, dùng chân đem chúng về đúng vị trí.

Ngạc nhiên nhất là chuyện Hạnh còn chạy được cả xe đạp. Hạnh kể: “Những ngày đầu, chật vật, té xuống đường liên tục, em vẫn kiên trì cặp cổ vào cái ghi đông để lái…”. Nói đến chuyện Hạnh tập xe, anh Thân kể: "Có hôm nó còn rủ lũ bạn đua xe đạp nữa…".

 Ông Đỗ Ngọc Khang (57 tuổi) ở Gia Canh, H.Định Quán nói: “Chuyện thằng Hạnh không tay, hằng ngày dùng chân đạp xe đi học mấy cây số, học giỏi, hiếu thảo với cha mẹ… làm nhiều người ở đây nể phục lắm. Nhà nó và vùng quê này không giàu có, nhưng nó là tấm gương giàu nghị lực cho chúng tôi dạy dỗ con cháu…”.

Cô giáo Đặng Thị Quyết Tâm, người Hạnh cho biết là một ân nhân, từng là giáo viên chủ nhiệm của Hạnh nhớ lại: “Hồi lớp 4, có dạo Hạnh rất ham chơi, thường trốn học đi chơi điện tử. Tôi kịp phát hiện, nên đã “trị” rất khắt khe… Sau đó, Hạnh nhận ra mình sai và sửa lỗi. Bây giờ, ở trường Hạnh được nhiều thầy cô thương mến…”.

Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Hạnh tấp nập đón những người bạn cùng lứa đến nhà nhờ “gỡ bí” bài tập tin học.

Theo An Bang
Thanh Niên

Mời Quí vị xem tiếp loạt bài này tại đây: http://thaicucthieugia.com/forum/showthread.php?2369-Nick-Madein-Vi%E1%BB%87t-Nam-Nh%E1%BB%AFng-ch%C3%A0ng-trai-v%C6%B0%E1%BB%A3t-l%C3%AAn-tr%C3%AAn-s%E1%BB%91-ph%E1%BA%ADn&p=8596#post8596

 

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG