Login Form

Số Người Truy cập

04216744
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
379
1201
3104
2571464
14024
28625
4216744

2024-03-28 21:29

Võ Thuật Thiều Gia - Võ Tự Vệ

THÁI CỰC PHIẾN THIỀU GIA - 韶家太极扇

  THIỀU GIA THÁI CỰC PHIẾN GIẢN GIỚI

1.   Khái lược về phiến (quạt)

Phiến (shan ) là danh từ mà người Trung Quốc dùng để chỉ loại vật dụng được chế tác từ những nan bằng tre hoặc gỗ có dán giấy bên ngoài (nếu nan bằng sắt thì được gọi là thiết phiến) tức chính là cái quạt dùng để phe phẩy mỗi lúc oi nồng. Còn đối với người Việt, phiến được kêu với mỗi một từ duy nhất là “quạt” mà thôi.

 

000 0

          Phiến, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc

Read More

Với người Việt:

Quạt cũng có nhiều loại như quạt lông, quạt giấy, quạt gió, quạt nước, quạt lúa, quạt điện, quạt nan, quạt mo… trong tất cả các loại quạt có ở Việt Nam thì có lẽ “quạt mo” là loại quạt nổi tiếng hơn cả, là loại quạt rất có giá trị (xin xem lại câu chuyện thằng Bờm).

dsc03905 dsc05303

              Phiến vừa là thứ vũ khí tự vệ hiệu quả

Quạt đối với người Việt chỉ là vật dụng dùng để phe phẩy nhằm kiếm tí gió giữa trưa hè oi bức, để đuổi ruồi muỗi vào những buổi tối trời xưa (khi xưa, lúc chưa có mùng mền thì người ta thường dùng quạt để xua ruồi muỗi), hoặc có chăng cũng chỉ được dùng để mấy bà, mấy o thôn quê lót đít mỗi khi có chuyện cần phải “tám lâu”… Quạt đối với người Việt tựu chung cũng chỉ có vậy mà thôi.

alt
Tác giả: Võ sư Thiều Ngọc Sơn trong sắc phục An Ninh Nhân Dân

Đối với người Trung Quốc:

Phiến là một loại vật dụng không chỉ dùng để phe phẩy lúc oi nồng mà còn được dùng để làm duyên, để trải lòng mình. Chính vì thế mà ta thường thấy trên các cây quạt của Trung Quốc được trang trí hoa văn rất mỹ lệ và là nơi những áng thơ văn được viết rất trang trọng thể hiện chí khí “đại trượng fu” của chủ nhân cây phiên và do vậy nên phiến rất được tầng lớp vương tôn công tử xưa đặc biệt yêu thích.

Do trên mỗi cây phiến ngoài các hoa văn dùng trong trang trí thì thường người ta hay viết những bài thơ, những bức tranh thủy mặc, những tác phẩm hội họa, những lời răn, những lời vàng ngọc của các bậc tiên hiền. Chính vì thế, phiến không chỉ là vật dụng dùng để trang trí, để làm duyên rất được các tao nhân mặc khách yêu thích mà việc sở hữu phiến còn là một thú chơi tao nhã rất được được các đại gia, thương lái say mê sưu tầm.

Mặt khác, đối với các quốc gia láng giềng “phiến” chẳng có gì đặc biệt thì đối với dân tộc Hoa Hạ, phiến không chỉ được yêu thích bởi những giá trị nghệ thuật đích thực mà điều đặc biệt quan trọng phiến còn là một loại vũ khí vô cùng lợi hại trong việc phòng thân, tự bảo vệ mình. Việc Trung Hoa chế tác ra các loại võ phiến đã góp phần làm đa dạng hóa, phong phú hóa các loại hình rèn luyện võ thuật…

2.   Võ phiến:

Võ phiến có tự bao giờ thì không ai biết, và điều dĩ nhiên ai là người đầu tiên chế tác ra võ quạt thì cũng không ai là người có thể khảo cứu. Người ta chỉ biết rằng, người sử dụng phiến lâu năm nhất (được sách vở ghi chép, hay truyền thuyết kể lại) đó chính là Hán Chung Ly (một trong tám vị tiên). Sau Hán Chung Ly thì có thể kể đến Ngưu Ma Vương (chủ nhân của cây quạt Ba Tiêu) và sau Ngưu Ma Vương chắc chắn là chính là ngài Giả Hành Tôn (người đã dùng quạt ba tiêu để dập tắt Hỏa Diệm sơn).

0000 dsc05301

                                                    Ba tiêu xưa và quạt ba tiêu bây giờ

Đấy là chuyện Thần tiên, còn đối với người đời, người trần mắt thịt sử dụng phiến pháp được sách sử lưu chép tuy cũng nhiều nhưng có lẽ không ai hơn hai vị vua của triều nhà Thanh Trung Quốc đó chính là Khang Hy và Hoàng Đế Càn Long…

Tóm lại:

Võ phiến hay còn gọi là võ quạt là một loại hình vận động mang tính thể dục, tính nghệ thuật nhằm kiện thân tráng cốt, khu trừ tật bệnh. Bên cạnh đó, võ quạt cũng phần nào mang nhiều ý nghĩa của nghệ thuật tự vệ khi khai triển và thể hiện rất rõ những chiêu thức, đòn thế thông qua những màn trình diễn kung fu đặc sắc, kỹ thuật khéo léo được kết hợp điêu luyện giữa thủ cước với các kỹ thuật của kiếm pháp, đao pháp, thương pháp cùng với kết cấu chặt chẽ nghiêm mật giữa bộ pháp, bộ hình, giữa thủ cước pháp… do vậy, võ quạt trong khi diễn luyện cũng không kém phần uy vũ và đầy tính hấp dẫn và mê hoặc lòng người.

THÁI CỰC PHIẾN THIỀU GIA
 韶家太极扇

DỰ BỊ THỨC:

Đệ nhất lộ:

1. KHỞI THỨC
2. THƯỢNG BỘ THÍCH PHIẾN
3. HỒI THÂN PHÁCH PHIẾN
4. SÁP BỘ KÍCH MỤC
5. YẾT BỘ VÂN BÃO
6. CUNG BỘ ĐÍNH BẢ
7. CUNG BỘ LIÊU PHIẾN
8. ĐỘC LẬP HẠ SÁP
9. HỒI THÂN HẠ TRIỆT

dsc00164

thin

                                      Vừa dùng để phòng vệ

{flv}thaicucphien_thieugia{/flv}

Clip "Thiều gia Thái cực phiến" do HLV Phạm Thái Hòa cung cấp

Đệ nhị lộ:
10. CUNG BỘ GIÁ THÔI
11. SÁP BỘ ĐÍNH TRỬU
12. PHÓ BỘ XUYÊN PHIẾN
13. ĐỀ TẤT KHIÊU PHAO
14. MÃ BỘ GIÁ ĐẢ
15. BỐI PHIẾN VỌNG NGUYỆT
16. CAO HƯ BỘ THÔI
17. YẾT BỘ HẠ TRIỆT
18. HƯ BỘ KHAI PHIẾN
Đệ tam lộ:
19. HỮU TẢ LAN TRIỆT
20. MÃ BỘ KHAI PHIẾN
21. ĐỘC LẬP THÔI PHIẾN
22. CHUYỂN THÂN LIÊU PHIẾN
23. KHẤU THỐI PHÁCH PHIẾN
24. MÃ BỘ THÔI PHIẾN
25. BĂNG PHIẾN KHIÊU CHƯỞNG
26. THƯỢNG BỘ QUẢI PHIẾN
27. CHUYỂN THÂN THÁC PHIẾN

thien 1

img 1281

                                     và ... vừa để làm duyên
Đệ tứ lộ:
28. PHÓ BỘ XUYÊN CHƯỞNG
29. CUNG BỘ THÔI PHIẾN
30. HỒI THÂN HẠ PHÁCH
31. THOÁI BỘ THÔI PHIẾN
32. KHẤU THỐI KHIÊU CHƯỞNG
33. YẾT BỘ BÃO PHIẾN
34. KHAI BỘ BÃO PHIẾN
35. HƯ BỘ THƯỢNG THÍCH
36. THU THỨC.

Shaojia Zhuangzhu trân trọng giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG