Login Form

Số Người Truy cập

04232128
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
180
2265
6336
2583821
13734
15674
4232128

2024-04-19 04:56

Thiều Gia Tạp Sự Lục

Điền Mạnh Truyện

 Điền Mạnh Truyện

alt

Điền Thứ Sử lúc đương quan

Vào tiết Trùng Cửu (ngày 9/9 âm lịch) năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 99, Cựu Thứ sử Ninh Nam là Điền Mạnh thường ngày khỏe mạnh bỗng bỏ ăn lăn đùng ra bệnh. Người gầy đét, hom hem, lưng mỗi ngày mỗi còng sát đất. Đã sai gia nhân cho mời các đại fu đến kiểm tra bốc thuốc, tìm đủ mọi cách từ “tứ chẩn” (gồm vọng chẩn tức quan sát bệnh nhân; văn chẩn, lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân; vấn chẩn, hỏi bệnh nhân ; thiết chẩn, tức dùng tay sờ, nắn; máy móc kiểm tra) đến “diện chẩn”, “mô cốt” nhưng rốt lại vẫn không tìm ra bệnh chứng gì. Điền thị gia tộc vô cùng lo lắng không biết cầu cứu vào đâu.

Read More

48 ngày trôi qua, Điền Mạnh ngày càng kiệt quệ, nghĩ chẳng sống được lâu nên hễ Điền thèm gì thì lập tức sai gia nhân đi mua cho bằng được.

Đùng một cái, vào đúng cái ngày thứ 49 (ngày Tiểu Tuyết, 28 tháng 10 năm Tân Mão), sáng sớm có lão già người tộc Nữ Chân xưng Nỗ Nhĩ Cáp Háp đến xin diện kiến, lại nói rằng sẽ thăm mạch, bốc thuốc chữa bệnh cho Điền Mạnh.

alt

Nỗ Nhĩ Cáp Háp

Sau khi dùng “tứ chẩn” không truy ra bệnh, Nỗ Nhĩ Cáp Háp liền xử chiêu “Hoa Đà diệu thủ mô cốt chảo” (bàn tay sờ nắn kỳ diệu của Hoa Đà), tay trái lão dùng quyền án tại lợi khẩu của Điền Mạnh, tay phải biến chưởng từ huyệt Khí hải bất ngờ thò thẳng vào đũng quần của Điền Mạnh. Khi bàn tay của Nỗ Nhĩ Cáp Háp luồn vào háng của Điền Mạnh thì phái hiện từ huyệt vị “Trung cực” cho đến gò “Khúc cốt” trống hơ trống hoác, tan hoang như nước Nhật gặp trận sóng thần (!). Cái vị trí của cái “linga” một thời hoành tráng nay được thay thế bằng một sợi dây thịt bèo nhèo, trông quăn queo, nhầy nhụa và bốc mùi tanh tưởi như "thực khí" của đám… “vịt giời”(野鸭 = Dã áp = vịt hoang, vịt trời).

alt

Vị trí huyệt Trung Cực

Nỗ Nhĩ Cáp Háp sau khi thăm khám thì kê toa bốc thuốc, lại dặn Điền thị cũng chớ nên lo lắng. Dặn xong ông khạc khan mấy tiếng, nhổ toẹt bãi nước bọt rồi chẳng nói chẳng rằng cắp đít ra đi. Điền gia giữ cách mấy cũng không ở lại.

alt

Vị trí huyệt Trung Cực và Khúc Cốt (hai điểm chấm cuối cùng)

Sau khi lão thầy thuốc tộc Nữ Chân bỏ đi, đám đại fu bên Nội Y viện bèn xúm quanh bàn tán, giở khắp các sách y thuật ra tra nhưng vẫn không thấy sách nào nói về bệnh chứng của Điền Mạnh. Phải đến khi đọc tới sách “Lao gia Phòng trung bí thuật 嫪家房中必术” (sách dạy chuyện phòng the của nhà họ Lao [chính là nhân vật Lao Ái - 嫪毐], một kẻ bề tôi của Tần Thủy Hoàng biên soạn) trong đấy ghi đây là chứng “Tâm Trung Úc Muộn – Áp Thực Hà Nhân” (心中郁闷 - 鸭殖虾人), lại chỉ rõ “Hưởng dương quá bách” (sống trên trăm tuổi) và giải thích phàm trong lòng có chuyện sầu muộn đã không biết tĩnh tâm dưỡng tính, tiết chế dục vọng mà còn hoang dâm tửu sắc, cố làm chuyện phòng the thì:

- Với thường nhân mà hoang dâm tửu sắc thời gối mỏi lưng cong, chân chồn mắt kém;

- Với "hoang quan" (tức quan lại hoang dâm) trong lòng phiền muộn mà cố làm chuyện phòng the, sắc giới quá độ thì tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng càng quan hệ trym càng teo tóp, gối mỏi lưng còng (虾人hà nhân = hà là tôm, lưng cong như tôm) và điều cực kỳ nguy hại ấy là bộ phận sinh dục sẽ biến mất chỉ còn lại một đoạn thịt thừa cong queo như sợi dây tựa như trym của con vịt trời (áp thực 鸭殖 = Trym của vịt), trym không chỉ biến dạng mà còn thường rỉ ra nước xanh vàng tanh tưởi, vô cùng đau rát…

alt

Vị trí huyệt Trung Cực của giới nữ

Được biết Điền Thứ sử khi đương nhậm chức làm nhiều điều sằng bậy. Thích lũ xu nịnh, xa lánh người hiền; chính sự hà khắc, chuyên chế độc tài. Lũ lính lác dưới quyền dựa hơi bòn rút, trộm cắp như rươi, cáo kiện như nấm… Lòng người chán ghét, thế cuộc suy vong.

Kịp ngày đáo hạn hồi kinh, Điền Mạnh bèn nhân đó nhượng quyền thoái vị, quăng ấn từ quan qui vườn dưỡng lão. Nhưng khi trở về với thân hương, nhìn cảnh dân tình đói rách, Điền biết ấy là bởi do lỗi nơi mình, nên trong lòng thường hoảng loạn, ngày đêm lo sợ, ăn ngủ không yên. Rốt lại Điền Mạnh nghĩ chỉ có tuẫn nạn vì quốc may ra mới chuộc lại lỗi lầm.

Chết thì chết nhưng họ Điền lại không muốn chết vì hòn tên mũi đạn, nơi miền biên ải. Hoặc giả thịt nát xương tan nơi hải giác sơn nhai. Tính toán mãi thấy kiểu “Nịch trung tửu sắc” 溺中酒色 (Chết đắm chết chìm trong rượu chè, nữ sắc) của Tín Lăng quân** là cái chết sung sướng nhất, bèn theo cách ấy, đêm ngày ăn chơi vô độ, đắm chìm trong tửu sắc, Điền ngủ cả với đứa ở con hầu.

alt

Tể tướng lưng gù - Lưu Dung, một nhân vật nổi tiếng sống vào đời nhà Thanh

Không những thế, họ Điền còn bắt trước vua Bình Vương nước Sở*** cưới tranh vợ của con. Cứ thế ngày đêm hoang dâm.

Mấy tháng sau vẫn không thấy chết, Điền Mạnh lại càng hoang dâm bởi vậy, chỉ thấy Mạch Đốc bị đứt, đầu rụt lưng còng, người khô đét, co quắp như con tôm, bộ phận sinh dục bị biến đổi…

alt

Mạch Đốc bị đứt, đầu rụt lưng còng, người khô đét, co quắp như con tôm...

Bản thân Điền Mạnh cũng tự biết nội tình bệnh trạng nên ngày đêm chỉ vắn dài than thở, lặng im không nói tiếng nào. Hễ có khách đến thăm, họ Điền thường rỉ mắt khóc, nói: Ta cứ tưởng ở đời chết là dễ nhất bởi thế ta mới “Vị quốc quên thân”, muốn tuẫn tiết cho thơm cái danh nhưng muốn cũng chẳng được !!!. Hây zya ! Đã thế trong Y thư nó lại bẩu ta “sống thọ quá trăm”. Hừ, sống mà như kẻ chết rồi thì sống làm gì… !. Thế có nhục ta không chứ !

alt

Sống mà như kẻ chết rồi thì sống làm gì… !

Chuyện này là do người bạn đồng liêu với ta làm bên Cẩm Y Vệ nói cho ta nghe. Ta chỉ biết gia thêm, nêm nếm chút cho nó có vị đậm hương thơm chứ cũng không nhất thiết phải đúng như sự thực.

Kể lại nhân tiết Hiến chương các “lão Sư” (老师 = thầy giáo), 20/11.
Shaolaojia
--------------------------------------
** Tín Lăng quân
Tín Lăng Quân (信陵君) tên thật là Ngụy Vô Kỵ (魏无忌, ?-243 TCN), là con út vua Ngụy Chiêu Vương, em cùng cha khác mẹ với Nguỵ An Ly Vương. Năm 277 TCN, Ngụy Chiêu Vương chết, An Ly Vương nên ngôi, phong Ngụy Vô Kỵ là Tín Lăng Quân. Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ được đánh giá là một vị công tử nhân hậu, trọng người hiền, khiêm tốn với kẻ sĩ và biết nghe lời kẻ sĩ khuyên bảo.

alt

Tín Lăng Quân tuy còn ít tuổi nhưng đã có tiếng tăm là người trọng kẻ sĩ. Ông chơi thân với Mạnh Thường quân nước Tề và Bình Nguyên quân (Triệu Thắng) nước Triệu. Chuyện rằng khi nước Triệu lâm nguy, để cứu nước Triệu, Tín Lăng quân đã nghe lời Hầu Doanh sai Chu Hợi giết Đại tướng Ngụy là Tấn Bỉ để trộm binh phù cứu Triệu. Nguỵ Vô Kỵ biết vua Ngụy giận mình ăn trộm binh phù lại lừa giết Tấn Bỉ, nên sau khi đã đuổi quân Tần, cứu được nước Triệu, ông sai các tướng đem quân trở về nước Ngụy, còn mình ở lại nước Triệu. Tần nghe tin ông ở Triệu, sai tướng là Mông Ngao ngày đêm đem binh về hướng Đông đánh Ngụy. Vua Ngụy lo lắng, sai sứ đến mời ông về. Ban đầu Tín Lăng quân sợ vua Nguỵ giận nên không muốn về. Mao Công và Tiết Công đến gặp ông khuyên rằng:

- Sở dĩ công tử được trọng ở Triệu, nổi danh khắp chư hầu, là vì có nước Ngụy. Nay Tần đánh Ngụy, Ngụy nguy cấp mà công tử không lo đến. Nếu nước Tần phá thành Đại Lương, san phẳng tôn miếu của tiên vương thì công tử còn mặt mũi nào mà đứng trong thiên hạ?

Tín Lăng quân hiểu ra, lập tức lên đường về nước. Vua Ngụy thấy công tử, hai người cùng khóc. Nguỵ vương trao cho ông ấn thượng tướng quân. Năm 247 TCN, ông sai sứ báo khắp các chư hầu, chư hầu nghe ông làm tướng, đều sai tướng đem quân cứu Ngụy. Tín Lăng quân cầm quân cả năm nước đánh tan quân Tần ở Hà Ngoại. Tướng Tần là Mông Ngao bỏ chạy. Nguỵ Vô Kỵ thừa thắng đuổi quân Tần đến ải Hàm Cốc, chẹn đường quân Tần, quân Tần không dám ra. Kể từ trận đó uy thế của ông nổi khắp các nước chư hầu.

Tín Lăng quân được thiên hạ ngưỡng mộ. Khách các nước chư hầu dâng binh pháp, Tín Lăng quân đem soạn lại và chiếm lấy làm của mình, cho nên thế tục gọi là Ngụy công tử binh pháp.

Tần Chiêu Tương vương lo lắng, bèn cho người đem một vạn cân vàng sang nước Ngụy, tìm người khách của Tấn Bỉ, khiến người này gièm ông với Ngụy Vương rằng: Công tử trốn ra nước ngoài đã mười năm nay làm tướng nước Ngụy, chư hầu đều theo. Chư hầu chỉ nghe nói Ngụy công tử không nghe nói đến vua Ngụy. Công tử nhân lúc này muốn quay mặt về hướng Nam làm vua. Chư hầu sợ uy công tử cũng muốn cùng nhau lập công tử.

Nước Tần mấy lần sai phản gián, giả mừng Tín Lăng quân được lập làm Ngụy Vương. Vua An Ly Vương nước Ngụy ngày nào cũng nghe lời gièm pha cuối cùng tin theo, sai người khác thay ông làm tướng. Ông biết mình vì gièm pha mà bị phế truất bèn trao trả ấn tín, cáo bệnh từ quan, ngày đêm sa vào tửu sắc. Bốn năm sau, năm 243 TCN, ông vì tửu sắc mà qua đời.

*** Sở Bình Vương

alt

Sở Bình vương (chữ Hán: 楚平王, trị vì 529 TCN-516 TCN, nguyên tên là Hùng Khí Tật (熊弃疾), sau khi lên ngôi đổi là Hùng Cư (熊居), là vị vua thứ 31 của nước Sở, chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sở Bình vương nghe nói con gái của Tần Ai Công đẹp bèn sai thiếu phó của thái tử là Phí Vô Cực sang nước Tần cầu hôn Bá Doanh cho con là Thái tử Kiến. Nhưng khi Bá Doanh về đến Sở, Sở Bình vương nghe lời sàm nịnh của Phí Vô Cực, lại thấy nàng Bá Doanh đẹp bèn cưới tranh vợ của con rồi đuổi thái tử Kiến chạy lên miền biên quan.

alt

Sở Bình vương thấy nàng Bá Doanh đẹp bèn cưới tranh vợ của con

Sở Bình vương sau bị Ngũ Tử Tư đào mộ đánh đòn để báo thù cho cha (tức Thái phó Ngũ Xa bị Sở Bình vương giết) vào năm 506 TCN.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG