Login Form

Số Người Truy cập

04229992
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
309
749
4200
2583821
11598
15674
4229992

2024-04-18 08:25

Võ Phái Khác

THIẾU LÂM NGŨ HÌNH QUYỀN LUYỆN PHÁP 少林五形拳练法

THIẾU LÂM NGŨ HÌNH QUYỀN LUYỆN PHÁP

少林五形拳练法

      Lời giới thiệu của Thieugia:

      Nói đến Thiếu Lâm Ngũ Hình quyền là nói đến một loại quyền thuật có nguồn gốc từ môn võ Thiếu Lâm trứ danh của Trung Quốc. Ngũ hình quyền là một loại quyền thuật mang tính tượng trưng (bắt chước hình tượng) của năm loài vật tức Long hình 龙形(hình của con rồng), Hổ hình 虎形(hình của con hổ), Xà hình 蛇形(hình của con rắn), Báo hình 豹形 (hình của loài báo) và Hạc hình 鹤形(hình của con chim hạc).

dsc00800 dsc00780

Thiếu Lâm xà hình quyền

Read More

     Tương truyền Thiếu lâm Ngũ hình quyền được hình thành bằng việc bắt chước ý tưởng “Ngũ cầm hý” 五禽戏 tức hổ hý虎戏, hưu hý (lộc hý)鹿戏, gấu hý 熊戏 (hùng hý), vượn hý 猿戏 (viên hý) và chim hý 鸟戏 (điểu hý), những vận động nhằm tăng cường thể lực, trí lực, cường thân tráng cốt ích thọ diên niên được chế tác bởi Y - sư Hoa Đà 华佗 (một danh Y trứ danh trong thời Tam Quốc, người đã từng đề xuất “bổ đầu tẩy độc” nhằm chữa trị chứng đau đầu cho Tào Tháo và do đó mà ông bị Tào Tháo nghi là gián điệp của Đông Ngô nên ngầm sát hại). Do được hình thành từ nền tảng Ngũ cầm hý nên cũng chính vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất rõ phương pháp chủ đạo trong khi thao luyện Ngũ hình quyền chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa “đạo dẫn thuật” và “kỹ kích thuật”, đây chính là hai phương pháp tu luyện hữu hiệu nhằm bồi bổ hiệu qủa cho tam bảo Tinh – Khí – Thần cũng như tăng cường sức mạnh quyền cước khi thực chiến ở ngoài đời.

      Thiếu Lâm Ngũ hình quyền còn gọi là Thiếu Lâm Ngũ Hành Quyền (vì Long thuộc Thổ, Hổ thuộc Kim, Báo thuộc Mộc, Xà thuộc hành Thủy và Hạc thuộc hành Hỏa là năm hành chủ đạo trong học thuyết âm dương ngũ hành của người Trung Quốc cổ xưa).

     1. Long hình quyền: Long quyền thuộc thổ, lấy tỳ làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởi những thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trong những chiêu thức tuy mạnh mẽ nhưng uyển chuyển chứ không như hổ hình quyền.

dsc00778 dsc00792
dsc00796

img 1996

 Thiếu Lâm Ngũ hình quyền

      2. Hổ hình quyền: Hổ quyền thuộc kim, chủ phế, dùng để luyện cơ bắp. Hổ quyền chủ về các động tác vồ, chộp, vả và xé … Khi luyện cần chú ý đặc trưng riêng biệt để tránh nhầm lẫn giữa kỹ thuật long trảo và hổ trảo. Các đòn thế trong hổ hình quyền thường đi theo đường thẳng, với tốc độ cao và uy lực cương mãnh.

     3. Báo hình quyền: Báo quyền hành mộc, chủ can, luyện gân. Báo là một loại động vật cực kỳ linh lợi và hung hãn chẳng kém gì chúa tể của sơn lâm. Luyện báo hình quyền đến mức tinh diệu thì sẽ có một thân thủ phi phàm, thân thể dẻo dai, tay nhanh mắt thính.

     4. Xà hình quyền: Xà quyền thuộc hành thủy, chủ thận, luyện khí. Rắn không chân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Luyện xà quyền là chủ luyện sự nhu nhuyễn, linh hoạt của những ngón tay (tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực… Vì không có tay chân nên để tự vệ, xà quyền có lối biến pháp vô cùng ảo diệu, lúc xuống rất thấp và có những thế đánh vọt bổng lên cao, từ trên mổ xuống như loài hổ mang khiến đối phương vô cùng khiếp sợ. Trong khi hồi mã, đôi khi xà quyền cón có lối đánh “hồi mã thương”(quăng người mổ trả) cũng rất độc đáo.

     5. Hạc hình quyền: Hạc quyền thuộc hành hỏa, chủ tâm, dùng để luyện tinh. Bài sử dụng những đòn đánh bằng cạnh tay (tay hạc) và cổ tay gọi là Hạc Đỉnh thủ và Hạc Câu thủ hoặc mỏ hạc gọi là Hạc Trủy thủ trong những tư thế dang mở rộng cánh với những đòn đánh chỏ kết hợp với tấn chéo, tấn một chân (hạc tấn). Theo nhận xét của nhiều người thì lối đánh bắt chước theo loài chim hạc này là loại hình quyền thuật đẹp nhất trong các bài thuộc ngũ hình quyền…

      Ngoài những cái tên như Thiếu Lâm Ngũ Hành quyền, Thiếu Lâm Ngũ Hình quyền, đôi khi người ta còn gọi Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền là Thiếu Lâm Ngũ Hình Bát Pháp. Chữ “bát pháp” là do khi luyện Ngũ Hình Quyền cần phải hội đủ những yếu tố sau: Nội công, Ngoại công, Ý niệm, Cầm nã, Quyền, Thối Pháp, Bộ pháp và phát thanh dụng khí là 8 loại công pháp.

      Ngoài 5 bài quyền riêng biệt dùng để phát huy thế những thế mạnh như đã kể trên, Thieugia xin trân trọng giới thiệu đến các bạn bài “Ngũ hình quyền luyện pháp” dùng luyện chung như dưới đây.

五 形 拳 练 法
Ngũ Hình Quyền Luyện Pháp

Giản giới:

      Ngũ hình quyền luyện pháp: là một loại hình vận động được tạo thành bởi sự kết hợp chặt chẽ và có sự nhất trí cao độ giữa quyền thuật và thiền thuật, giữa nội công và ngoại công, giữa ý và khí, giữa hình và thần... Ngũ Hình Quyền Luyện Pháp không những là một liệu pháp có công hiệu “tráng gân cường cốt” mà còn là một pháp môn dùng để “luyện thân tu tâm” rất được yêu chuộng tại Trung Quốc.

      “Thiếu lâm Ngũ Hình Luyện pháp” được giới thiệu dưới đây gồm 23 thức, có kết cấu nghiêm mật, cương nhu tương tế, động tác giản đơn nhưng đầy uy lực, ai cũng có thể tự học và rất dễ ứng dụng, đặc biệt bài tập thích hợp với mọi lứa tuổi.

Động tác danh xưng

1. Chính thân cung lập

1. 正身拱立 

2. Nhị hổ tranh uy

2. 二虎争威

3. Ngọa long phốc thực

3. 卧虎扑食

4. Ngạ hổ bão thạch

4. 饿虎抱石

5.Ban thạch tầm lộ

5. 搬石寻路

6. Tiềm thân nhập động

6. 潜身入洞

7. Hắc hổ thôi sơn

7. 黑虎推山

8.Ngạ hổ lãm thực

8. 饿虎揽食

9.Báo tử chàng lâm

9. 豹子撞林

10. Nghênh phong song thám

10. 迎风双探

11. Ô long thám thủy

11. 乌龙探水

12.Hắc hổ đẩu trảo

12. 黑虎抖爪

13.Ngũ trảo thám đỉnh

13. 五爪探顶

14.Hắc hổ toản lâm

14. 黑虎钻林

15.Báo tử đẩu trần

15. 豹子抖尘

16.Bạch xà sơ thám

16. 豹子抖尘

17.Bạch hạc đơn tức

17. 白鹤单息

18.Bạch hổ vọng nguyệt

18. 白 虎 望 月

19. Kim báo lôi thạch

19. 金 豹 擂 石

20.Hổ vĩ lãm lâm

20. 虎尾揽林

21.Tiềm thân nhập động

21. 潜身入洞

22.Bạch hạc tầm thực

22. 白鹤寻食

23.Chính thân cung lập

23. 正身拱立

 
Tp. HCM, ngày 26.06.2012
Thiều gia giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG