Login Form

Số Người Truy cập

04216909
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
127
417
3269
2571464
14189
28625
4216909

2024-03-29 04:59

Võ Phái Khác

Vịnh Xuân Quyền

Lời giới thiệu từ Thiều Gia:

       Thưa quí bạn đọc và quí bạn yêu mến bộ môn võ thuật!

      Loạt bài "Vịnh Xuân quyền" mà các bạn đang chuẩn bị xem cùng hàng loạt chuyên đề có tính chuyên sâu, có giá trị khảo cứu vô cùng quí giá nằm dàn trải trên khắp các chuyên mục trong diễn đàn của võ phái Thieugia, đều là của tác giả Ngọc Hải viết riêng cho Website võ thuật Thiều Gia. Những bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau như Triết Học, Cổ học, Huyền học, Lão học, Khổng học,Võ học v.v. tựu trung đều là tâm huyết, gan ruột của anh dành cho những người yêu mến võ thuật, những người yêu "cổ học tinh hoa".

 

      Với những người khoái "cổ học", anh có hàng chục đề tài nKinh Dịch - Triết lý nhân sinh quan trong cuộc sống; Dịch lý - Ứng dụng; Chu Dịch - quốc âm ca hay Lão Tử Đạo Đức kinh... 

      Với những kẻ "hiếu thư ái Khổng" anh dẫn dắt qua hàng loạt bài Đại học - Tứ thư; Sĩ phu - Thi phú. Anh khiến họ phải rầu rĩ phải bi lụy khi tung loạt bài "Cuộc sống thăng trầm của một Thánh nhân"...

      Không những chỉ viết về Thiếu lâm, về Vịnh Xuân, về võ cổ Truyền mà tác giả Ngọc Hải còn tỏ ra vô cùng xuất sắc khi có các bài bình, bài chỉ dẫn rất chi tiết về các lĩnh vực như Yoga, Khí Công, Dưỡng sinh công và Thái cực quyền...

       Thiều gia xin trân trọng giới thiệu và xin được cảm ơn Thạc sĩ Ngọc Hải

VỊNH XUÂN QUYỀN [1]

Lời bạt của Tg: Ngọc Hải

Võ học vốn mênh mông như biển cả, “núi cao còn có núi cao hơn”, các môn các phái nhiều không kể xiết, trong đó Vịnh Xuân Quyền có những bản sắc riêng. Quả thật, những ai yêu thích điện ảnh-võ thuật hành động đều hâm mộ ngôi sao Lý Tiểu Long, vốn xuất thân từ Vịnh Xuân Quyền. Tuy nhiên, chỉ thông qua điện ảnh, chúng ta không thể hiểu rõ được những điểm tinh hoa của môn võ này. Bên cạnh đó, phải nhìn nhận rõ ràng rằng, Vịnh Xuân có những kỹ thuật chiến đấu-cận chiến thực dụng và hiệu quả. Hiện nay có nhiều nhìn nhận khác nhau về môn phái này, ngochai qua sưu tầm và tìm hiểu, nhận thấy những nội dung được chia sẻ dưới đây có nhiều điểm bổ ích (mang tính chuyên môn) nên tổng hợp và đưa lên diễn đàn. Mong rằng những thông tin này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những người yêu võ thuật. Cũng xin lưu ý rằng, các thông tin dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính tham khảo nhất định.

Trân trọng !

Read More

Lịch sử và tên gọi của môn phái

Cho đến nay, những cứ liệu lịch sử chính xác về quá trình hình thành, phát triển của môn phái vẫn còn chìm trong mây mù của thời gian. Hầu hết thông tin lịch sử môn phái đều được truyền miệng giữa các đời truyền nhân nên có nhiều khác biệt giữa thực tế và giai thoại mang tính truyền thuyết.

Một trong những thuyết phổ biến nhất do Đại tôn sư Vịnh Xuân Diệp Vấn truyền lại là danh xưng môn phái bắt nguồn từ tên của vị tổ sư môn phái là Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của Nghiêm Nhị, học trò của Ngũ Mai lão sư thái. Sau đó Nghiêm Vịnh Xuân truyền lại cho chồng là Lương Bác Trù. Lương Bác Trù sau đó phát triển môn võ và đặt tên là Vịnh Xuân Quyền. Nhưng có một điểm hầu hết các thuyết đều thống nhất, đó là thời gian ra đời của môn phái nằm trong khoảng giai đoạn phong trào phản Thanh phục Minh ở Hoa lục, cách ngày nay trên dưới 200 năm, đang phát triển rầm rộ. Chi tiết hơn về niên đại, Vương Thái trong Sổ tay Võ thuật còn viết: "Võ phái Vịnh Xuân ra đời gần 2 thế kỷ, vào năm Gia Khánh đời Thanh (1810), thuộc Nam Phái Thiếu Lâm".

Một số học thuyết về lịch sử môn phái đã nhấn mạnh vai trò sáng tổ của các nhân vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa dưới ngọn cờ khôi phục Minh triều thông qua việc chiết tự tên môn phái. Theo đó, chữ Xuân 春được hiểu bao gồm 3 chữ Đại (大), Thiên (天) và Nhật (日) (ánh sáng bao la khắp gầm trời) ngầm ý chỉ nhà Minh (明), và chữ Vĩnh (永) với ý nghĩa mãi mãi, hoặc chữ Vịnh (詠) có ý nghĩa ca ngợi.

Một thuyết nữa cho rằng môn phái Vĩnh Xuân bắt nguồn từ một cao tăng của chùa Thiếu Lâm là Chí Thiện. Sau khi chùa bị nhà Thanh đốt phá, ông đã trốn xuống phía nam và ở ẩn trong đoàn Hồng Thuyền. Về sau, ông phát triển một kỹ thuật chiến đấu cận chiến đặc biệt, đặt trọng tâm vào tốc độ, xung lực và mượn lực, gần giống Thái Cực Quyền, vận động theo các vòng xoáy và cuốn, nhưng với biên độ nhỏ hơn rất nhiều để tăng cường tốc độ. Hệ thống kỹ thuật mới này được ông gọi là Vĩnh Xuân, theo tên của tòa Vĩnh Xuân điện trong chùa Thiếu Lâm.

Một thuyết khác lại cho rằng, Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ một người hát kịch và giỏi võ thuật dưới triều Hoàng Đế Ung Chính (1723-1736) tên là Trương Ngũ, tự Than Thủ Ngũ ở Hồ Nam đến Phật Sơn truyền lại môn võ này và rồi truyền từ Than Thủ Ngũ tới Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để và Đại Hoa Diện Cẩm (A Cẩm).

Đặc điểm

Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi của nhiều người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài ba bài quyền, một bài côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung. Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân quyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệ thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi ứng dụng thực chiến.

Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề cao hàng đầu, vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên ngoài của động tác sẽ không bao giờ phát triển được trong môn võ này. Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế giới cho thấy tính chất "đại đồng tiểu dị" với những điểm giống nhau là căn bản, bao gồm trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái niệm "xả kỷ tòng nhân" (quên mình theo người), "thính kình" (nghe lực), "tâm ứng thủ” (khi đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực hiện thành công); hệ thống đòn chân không có đá xoay người hay đá bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và mạnh như roi quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêm thủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tập trên mộc nhân trang.

Các bạn muốn xem đầy đủ bài viết thì vào đây:

http://forum.thaicucthieugia.com/showthread.php?531-V%E1%BB%8Bnh-Xu%C3%A2n-Quy%E1%BB%81n



[1] Vịnh Xuân quyền (詠春拳, Wing Chun, ving tsun, Wing Tsun, Wing Chun kuen, Wingchun-kuen) còn được biết đến dưới tên gọi là Vĩnh Xuân quyền (永春拳), Vịnh Xuân Công Phu (詠春功夫) hay Vịnh Xuân phái (詠春派), là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bên cạnh thiểu số cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầu hết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh Xuân quyền từ phong trào Phản Thanh phục Minh cách đây chừng 2 thế kỷ. Môn phái đã du nhập đến các quốc gia lân cận và phương Tây trong thời hiện đại, sau khi sự thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới, đưa Vịnh Xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất, với hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG