Login Form

Số Người Truy cập

04264666
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
181
781
5474
2612278
21493
24779
4264666

2024-05-19 09:05

Võ Thuật

LẠI BÀN VỀ ĂN TRỘM

Ăn trộm cũng có cái đạo của ăn trộm (đạo diệc hữu đạo) là lời bàn của thầy Trang Tử mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước. Hôm nay, tôi muốn chuyển một câu chuyện cũng bàn về đề tài trộm cắp nhưng chuyện trộm cắp ở đây lại được nhìn nhận một cách hết sức tinh tế, rất nhân văn, hóm hỉnh và ... rất dễ thương.

Người họ Quốc ở nước Tề rất giàu, người họ Hướng ở nước Tống rất nghèo. Một hôm, người họ Hướng từ Tống sang Tề hỏi người họ Quốc về thuật làm giàu. Người nước Tề nói:

 

-   Tôi giàu vì khéo ăn trộm. Làm nghề ăn trộm, năm đầu tôi đủ ăn, năm thứ hai tôi phong lưu, năm thứ ba tôi giàu lớn. Từ đó trở đi, tôi lần lượt mua được hết vườn tược trong vùng.

Read More

Người họ Hướng nghe thế, rất mừng. Anh ta biết, muốn giàu thì chỉ có cách đi ăn trộm, nhưng lại không hiểu cách ăn trộm ra sao. Anh ta leo tường vào nhà hàng xóm, thấy cái gì, đụng cái gì thì vơ vét cái đó. Chẳng bao lâu, anh ta bị bắt, bị xử tội và tịch thu luôn tất cả tài sản.

Người họ Hướng cho rằng bị người họ Quốc nước Tề lừa, nên tỏ lời oán trách. Người nước Tề thấy vậy bèn hỏi:

-        Anh ăn trộm bằng cách nào?

Người họ Hướng kể lại cách ăn trộm của mình cho người họ Quốc nghe. Người họ Quốc nói:

-   Ôi! Sao mà anh lầm về cách ăn trộm tới mức đó. Này, để ta giảng cho mà nghe. Ta nghe nói trời có bốn mùa, đất có huê lợi. Ta ăn trộm thời tiết của trời, huê lợi của đất, sự ẩm ướt thấm nhuần của mây mưa, sản phẩm của núi trằm để cho lúa của ta mọc, khi lúa chín thì gặt để xây tường, dựng nhà mà ở. Trên đất, ta ăn trộm các loài cầm thú, ở dưới nước ta ăn trộm các loài tôm, loài cá, loài rùa… không có thứ gì mà ta không ăn trộm. Lúa, mỳ, gỗ lạt, cầm thú, cho đến các loại cá rùa đều là do trời sinh ra chứ nào phải của ta, nhưng ta ăn trộm của trời mà không bị trách tội. Còn như bạc vàng, lụa là châu báu, thức ăn, vật phẩm là của người làm ra chứ nào phải của trời? Anh ăn trộm của người ta thì bị tội chứ còn oán trách gì ai?

Người họ Hướng cho rằng họ Quốc quanh co, chỉ cốt muốn lừa mình lần nữa. Rất hoang mang, đến hỏi Đông Quách, Đông Quách nói:

-        Anh dùng cái thân thể của anh, chẳng phải là ăn trộm ư? Anh ăn trộm sự điều hòa của âm dương để bồi bổ cho sinh lực, cho cái hình hài của mình; thân anh còn vậy, huống hồ là ngoại vật. Có vật nào mà anh không ăn trộm? Thực ra, trời đất, vạn vật không rời nhau ra, việc phân biệt ra để chiếm hữu các vật đều là lầm lẫn. Cách ăn trộm của người họ Quốc là cách “chung”, nên không bị trách phạt; cách trộm của anh là cách “riêng” nên mới bị tai họa đấy thôi! Tuy có phân ra chung riêng nhưng cũng đều là ăn trộm. Mà dù anh có không ăn trộm theo hai cách đó thì cũng vẫn là ăn trộm [1]. Đó là cái đạo của trời đất.

           Shaolaojia theo “Liệt Tử” (Cố sự - ngụ ngôn truyện).



[1] Ý ông Đông Quách là nội cái việc sống (của con người ) cũng đã được coi là ăn trộm sự sống của trời đất rồi. Cho nên mới nói không muốn ăn trộm cũng là ăn trộm.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG