Thiều Gia Tạp Sự Lục
"Đéo" Là Sao ?!
"Đéo" Là Sao ?!
Sáng nay (28.8.2014), có người hỏi mình và cả nhà thế này: Mình từ bé đến giờ vẫn chưa biết ăn ĐÉO là ăn cái gì ? Các bạn, ai biết chỉ mình với !
Phàm đã hỏi tất phải có trả nhời.
Vậy nay TGTVTTL xin được trao đổi với bạn vài “nhời” như sau:
Trước hết muốn biết “ăn đéo” là cái gì thì ta phải biết “đéo” là gì. Vì thường thường phải có “cái gì đó” ăn được thì mới “muốn”, mới thèm ăn chứ dứt khoát không ai lại thèm cái chưa biết, cái không muốn, cái không “thèm ăn” bao giờ đúng không cả nhà ?! Vậy thực chất “ăn đéo” là ăn cái gì?
“Ăn đéo” là cụm danh từ, cụm liên hành động từ, trạng từ, trợ từ, “mời gọi” từ, “khêu gợi” từ và thậm chí là “dọa dẫm” từ kiểu như mày muốn ăn đéo không ? Với loại câu hỏi trên, người ta thường dùng trong trạng thái kích động, khi “Nộ khí xung thiên”, lúc nóng giận và thường dùng kèm với các loại phụ gia như quyền cước, các loại “manh động cụ” như đao thương côn kiếm… Khi gặp loại câu hỏi kiểu dọa dẫm như thế này, người đối diện tốt nhất là nhịn, thèm cũng không ăn, câu cửa miệng luôn thường trực là Không, Em không muốn, Em không thích…
Theo quan điểm của Tây, "Đéo" hay “Ăn đéo” là loại thức ăn nhanh, nóng, loại ăn ngay và lun, đồng thời Tây cũng cảnh cáo nên dùng theo chỉ định của Pháp luật hay đơn toa của bác sĩ vì không khéo là hàng quá đát, ôi thiêu. Khặc… khặc…
“Ăn đéo” là hai từ có tính độc lập nhưng được ghép lại với nhau, chúng là liên động từ được dùng và hiểu với nhiều nghĩa ngữ, tùy từng trường cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau. “Ăn” thì ai cũng biết không cần giải thích, còn “Đéo” thì chưa hẳn ai cũng biết (!?) Đặc biệt là biết khi nào “dùng”, được phép dùng và “dùng” cho phù hợp, dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng qui định của pháp luật… và khi nào không được phép “dùng”... là cả một vấn đề; “Đéo” là vô cùng khó khăn với những người còn nhỏ tuổi, trẻ vị thành niên và đặc biệt là con nít.
- “Đéo” biến âm với đeo, có nghĩa là bám cứng vào nhau, dính chặt vào nhau, nói “đeo như đỉa đói” là thế.
- “Đéo” biến âm với “đèo” là chở nhau, ôm nhau, cõng nhau như đèo bòng (tức là bồng, bế).
- “Đéo” với biến âm neo, néo tức là cột, buộc, cột chặt lại với nhau như cột hai khúc cây bằng một sợi dây ví như cây kẹp dùng để đập lúa (cái này ở miền Bắc xưa ai cũng biết, nó chính là cây côn nhị khúc, lưỡng tiết côn hay Nunchaku của người Nhật). Nói “Già néo đứt dây” cũng là vậy…
“Đéo” là một danh từ, động từ, trạng từ, hình dung từ, thô tục bỉ lậu từ…
- Mày đéo hả? (biết rồi vẫn hỏi :) ) – đây thuộc dạng dò dẫm, thăm dò, tò mò từ…
- Mày thích đéo không ? - mời gọi từ, ý là mời đấy, mời anh, chị, bạn… nếu thích thì em cho, em nhường… kiểu aiđutôiđu ! Nhưng đôi khi dạng hỏi này cũng thuộc "dọa dẫm" từ như "ăn đéo" ở trên kia.
- “Đéo” đôi khi được dùng thay từ “không” ví dụ: Anh chị có biết tổ chức phản động Việt Tân không, có biết Lê Quốc Quân là thằng nào không? Trả lời “Đéo biết” (tức không biết) hoặc “Biết nhưng đéo nói” tức biết nhưng “không” nói, không trả lời .
KL: ta có thể hiểu “Đéo” dùng để chỉ hiện tượng, sự vật nào đó dính vào nhau, cột vào mắc vào nhau kiểu như hai con cóc, ếch đèo nhau, ôm nhau, cõng nhau khi giao cấu… ở người, chỉ hành động làm chuyện “khó nói”(tức chuyện người lớn) híc híc...
Với truyền thống nhân văn lễ nghĩa, ông bà ta tự ngàn xưa trong cuộc sống hàng ngày tuy thường xuyên vẫn... và “thực hành” từ “Đéo” nhưng ít khi nói ra. Sự khiêm tốn này lâu ngày thói quen, thành tật, khó sửa thành thử danh từ “Đéo” ít được sử dụng, ít phổ biến. Vào những thập niên 7 – 80 của thế kỷ trước, một bộ phận sĩ phu thuộc An Nam Nam Bắc triều cùng một số dị nhân kỳ lão theo Khổng Thích, Vô vi Giáo, những nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu lý luận đã phát hiện ra rằng, “Đéo” không những chỉ trạng thái “sung sướng” mà còn có tác dụng mạ lỵ đối phương, miệt thị, chửi mắng địch nhân rất rất rất và vô cùng hiệu quả… .
Biết là dài dòng nhưng buộc phải lòng vòng để bạn hiểu. Nói tóm lại, “Đéo” hay “ăn đéo” hiện thuộc hàng khan hiếm (tuy bên ngoài xã hội có nhiều nhưng trên văn đàn rất ít khi ĐÉO xuất hiện) và chỉ những doanh nhân thành đạt kiểu như Minh "sâm" hoặc người có bảng "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" như Doanh nhân Hưng "sóc", bọn tham quan ô lại, bọn phản quốc hại dân… mới được ăn chứ người thường, không ai ăn vì theo Trung Y: “Đéo” tuy là “sướng” nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn dễ hao tinh tổn khí, tinh thần bạc nhược. Mặt khác, “Đéo” có đặc tính hoi, nồng,... nhìn chung là người tốt không nên ăn, trẻ con càng không nên ngó.
Hiện nay, để bảo quản người ta hay “để” ở những nơi kín đáo, nơi thâm u ít ánh sáng và thường để tránh xa tầm với của… đàn bà.