Login Form

Số Người Truy cập

04464498
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
429
692
2609
2817258
2609
21742
4464498

2024-12-05 10:39

Kiến Thức Phổ Thông

TÌM HIỂU THUẬT NGỮ “GIỚI – ĐỊNH – TUỆ” TRONG ĐẠO PHẬT

TÌM HIỂU THUẬT NGỮ “GIỚI – ĐỊNH – TUỆ” TRONG ĐẠO PHẬT

Trong đạo Phật, thuật ngữ “Giới – Định – Tuệ” được hiểu là con đường duy nhất để đưa hành giả tiến đến “giác ngộ” và “giải thoát”. Vậy “giới định tuệ” là gì? Tầm quan trọng của Giới, Định, Tuệ trong tu tập như thế nào? Vì sao đệ tử xuất gia và tại gia cần trau dồi, tăng trưởng mạnh mẽ “Giới – Định – Tuệ” để đạt được mục đích giải thoát khỏi khổ đau trong “sinh tử luân hồi”? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp phía dưới đây.

 

 

1. Định nghĩa, khái niệm về Giới – Định – Tuệ: “Giới – Định – Tuệ” hay còn gọi là “Tam vô lậu học”, là con đường, lộ trình tu tập giúp hành giả có thể giải thoát khỏi phiền não và khổ đau, đạt được mục đích cứu cánh trên con đường tu hành và có thành tựu Niết bàn.

Đây là khái niệm quan trọng trong Phật giáo, là một nếp sống đạo hạnh và trí tuệ mang lại hạnh phúc cho bản thân và người khác.

2. Giải thích từ ngữ

– GIỚI: Giới là quy tắc để bảo vệ thân thể, lời nói, tâm trí khỏi những điều ác, ngăn chặn hành vi xấu xa. Giới dùng để kiểm soát tâm thái của con người, tránh những suy tư ác ý và nghiện ngập vật chất. Giới sẽ giúp chúng ta biết đủ, biết dừng, không tham quá, đánh bại được tâm tham lam của bản thân.

– ĐỊNH: Định là việc kiểm soát tâm trí và cảm xúc của bản thân. Khi thiếu định lực, chúng ta sẽ dễ bị tâm sân, mọi việc đều khiến bạn phiền lòng, có thể tự đánh bản thân mình. Để tránh điều này chúng ta cần tu định để có định lực.

– TUỆ: Tuệ trong giới định tuệ chính là sự hiểu biết về thực tế và khả năng tỉnh táo trong suy nghĩ, hành động. Nhờ đó mà mọi quyết định và hành động đều trở nên đúng đắn.

Khi không có trí tuệ khiến bản thân bị tâm sân và không nhận được việc xảy ra một cách rõ ràng. Người có trí tuệ sẽ có định lực để xử lý vấn đề dễ dàng, hiệu quả. Theo pháp Phật, người hiểu rõ Phật pháp là người có trí tuệ và sẽ sử dụng trí tuệ một cách hiệu quả.

2. Tầm quan trọng của Giới – Định – Tuệ

Giới – Định – Tuệ như kiềng ba chân, nếu thiếu một không thể đứng vững, nếu người tu không giữ giới thì chỉ có thể đạt được định, tuệ của ngoại đạo. Cho nên, không thể trụ vững trên mảnh đất Giới, thì Định và Tuệ không thể nẩy mầm. Kinh Lăng Nghiêm đã khẳng định: “Dẫu có người tu hành được đắc định, đắc tuệ mà không có giới, thì cũng như ma đạo mà thôi”.

Tóm lại: Giới – Định – Tuệ là con đường duy nhất cho người xuất gia hầu làm thanh tịnh thân tâm, đoạn trừ hết tất cả vô minh tham ái, triền phược nhiễm ô, giúp cho người tu hành có một cuộc sống đạo đức an lạc thật sự. Đối với xã hội, Giới-Định-Tuệ còn có giá trị đích thực nhằm thiết lập một trật tự đạo đức văn minh. Đối với nhân loại, Giới là cơ sở vững chắc để xây dựng một nền hòa bình nhân ái.

Tu tập Giới – Định – Tuệ, cũng chính là tu tập tất cả các pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy. Có Giới-Định-Tuệ sẽ khai thông được những vướng mắc trở ngại giữa cõi trần thế khổ đau này.

Quận 12, đêm 25.5.2024
Shaolaojia sưu tầm & giới thiệu.

“Sống Tết, chết giỗ” - một nét đẹp của đạo lý dân tộc

Chuyện ngày Tết: “Sống Tết, chết giỗ” - một nét đẹp của đạo lý dân tộc

 

dsc00854

Khi nói về ai đó có công cưu mang hay từng có sự giúp đỡ hết sức lớn lao đối với ta mà ta cần phải ghi nhớ mãi mãi, dân gian ta hay dùng thành ngữ “Sống tết, chết giỗ”.

Phú Yên Lữ Du Ký Sự (4): Non Nước & Con Người Xứ "Nẫu"

Tìm Hiểu Non Nước & Con Người Xứ “Nẫu”

 

 

Phú Yên là cái tên do chúa Nguyễn Hoàng đặt vào năm 1611, và cái tên đó, dẫu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, gần như vẫn đứng vững, đứng vững cho đến tận bây giờ. Ngoài ý nghĩa là vùng đất trù phú, an vui, đất Phú Yên nói riêng và xứ Bình Định nói chung còn được dân gian đặt cho cái tên là vùng “Nẫu”, hay xứ “Nẫu”. Vậy tại sao thiên hạ lại kêu người Bình Định-Phú Yên là dân xứ “Nẫu” ?

Nhân có chuyến lữ du thăm bà con trong gia tộc họ Thiều ở 02 huyện Đông Hòa và Tây Hòa, mình có những lượm lặt, chắp vá về địa danh xứ Nẫu, những mong để mọi người hễ rảnh thì đọc phần cho vui, phần hiểu thêm tí tị về Đất & Người Bình Định- Phú Yên cũng như hiểu thêm về quá trình hình thành mảnh đất hình chữ ét, chữ u của cha ông, tiên tổ. Sự lượm lặt đó có bi nhiêu đây hè:

Vào khoảng năm 1558, Nguyễn Hoàng (con trai út của Nguyễn Kim) vì sợ anh rể là Trịnh Kiểm bức hại nên xin vua Lê vào Nam trấn thủ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của Đại Việt.

Vì cái cớ người Chiêm Thành thường hay quấy nhiều Thuận Hóa, năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng (còn gọi là Chúa Tiên) sai tướng dưới quyền là Lương Văn Chánh tấn công vào thành Ayaru, thủ phủ của Chăm Pa (Phú Yên bây giờ) và theo chính sách của Chúa Nguyễn, Lương Văn Chánh 
đã chiêu tập và đưa lưu dân các vùng Thanh-Nghệ, Thuận-Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp. Tuy thất thủ nhưng kể từ đó, vùng đất Ayaru trở thành vùng đất xảy ra tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm… Để ghi nhớ công lao của cụ Chánh, người Phú Yên đã lập đề thờ, tạc tượng bốn mùa tế khấn và tôn cụ là sáng tổ của vùng đất Phú Yên.

Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng lại sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Ayaru, Chăm Pa thất bại, Nguyễn Hoàng bèn sáp nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn Phong cai quản. Tên gọi Phú Yên là do chúa Nguyễn Hoàng đặt với ý nghĩa, ước nguyện đây là vùng đất trù phú, thanh bình.

Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu , Man..

Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu (từ này đến nay ngoài Bắc vẫn dùng để chỉ nhóm người lợi dụng sơ hở của chủ trương, chính sách để đầu cơ tích trữ như lúa, gạo, hay các sản vật như lụa là, vải vóc…).

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm…

 

4.jpg - 94.03 kB

Tác giả Thiều Ngọc Sơn

 

Do thời gian, từ “Nậu” dần biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và cũng do thời gian, từ “Nậu” được người dân nói trại thành “Nẫu”, nói riết rồi trở thành đặc sản của xứ Bình Định, Phú Yên. Là phương ngữ tỉnh lược thay thế đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) kiểu như: “ổng”, “bả” hay anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh”, “chỉ” của người Nam Bộ vậy.

Nẫu đã đi vào ca dao Bình Định, Phú Yên khá mượt mà, chân chất:

Ai về sông núi Phú Yên
Cho nẫu nhắn gởi nỗi niềm nhớ quê.

Hay

Chiều chiều mây phủ Đá Bia 
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng 
Mất chồng như nậu mất trâu 
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.

– Tiếc công anh đào ao thả cá 
Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu.

– Ai về nhắn với nậu nguồn 
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.

Giống như người Thanh Hóa nhà tui, dù có đi xa quê, dẫu có ba, bốn chục năm sống ở giữa Sài Gòn, Hà Nội thì cái giọng quê nằng nặng, chua chua cũng không thể phai nhạt, sẽ được mọi người nhanh chóng nhận ra. Người Bình Định – Phú Yên cũng thế, do cách phát âm sai bét be khiến các âm tiết bị méo mó chả tròn vành, cộng vào đó là âm lượng khá to lại nặng như búa bổ khiến cho người trong thiên hạ, nhất là những người mới gặp gỡ lần đầu hoặc lần đầu nghe “Nẫu” nói chỉ có khóc… Bởi vậy mới có câu “Nẫu nói Nẫu nghe”.

 

32.jpg - 75.83 kB

Tác giả giao lưu cùng bà con thôn Bàn Nham Nam, xã Hòa Xuân Tây (Đông Hòa, Phú Yên)

 

Người xứ Nẫu vốn quê mùa cục mịch nên từ ngữ cũng cục mịch, quê mùa (đoạn này là người khác nói chứ không phải giọng mình, mình hổng dám, nhớ nha mọi người !):

Thương chi cho uổng công tình
Nẫu dzìa xứ nẫu, bỏ mình bơ vơ.

Ấy là câu hát ru con của người xứ Nẫu, nghe cũng nặng trình trịch phải nào.

Dân Nẫu đi đến đâu cũng là “dân nhà quê”, học hành đến mấy vẫn không trút được cái gốc “nẫu” của mình. Nẫu không khôn ngoan, khéo léo như người Bắc. Nẫu không dịu dàng, lịch lãm như người xứ Huế. Nẫu cũng chẳng rộng rãi, vô tư như người Nam. Nẫu là Nẫu. “Nẫu dzẫy” (nậu vậy) á !

Dân Nẫu không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, tốt hay xấu gì cũng mặc, “kệ nẫu”. Cho nên dân Nẫu đi xứ khác làm ăn bị thiệt thòi nhiều. Người Nẫu ít bạn, nhưng nếu có bạn, Nẫu sẽ sống chết với bạn… hí hí.

Nha Trang, ngày 13.8.2018
Võ sư: Thiều Ngọc Sơn
———————-
Ghi chú: Bài viết chủ đích muốn cung cấp thêm chút ít thông tin, cứ liệu về nguồn gốc một số dòng họ trong đấy có họ Thiều nhằm hoàn chỉnh phả hệ. Trong bài viết có sử dụng một số tư liệu trôi nổi trên mạng Internet đấy nha cả nhà.

Bị chiếm đóng mà dân vui mừng hân hoan rất quá lắm !

Bị chiếm đóng mà dân vui mừng hân hoan rất quá lắm !

Mấy ngày lễ, chư vị huynh đài tỉ muội người thì lai kinh, người thì dùng thuật thủy thượng phiêu mà lên đỉnh non cao ngắm mây trăng gió, hoặc ra biển lớn đuổi bắt ghẹ, ngao, sò, mực thật là ung dung tự tại tách biệt khỏi chốn Giang hồ nhiều thị phi, hoan hỷ thay…

Tại hạ, thân cô thế yếu, ngân lượng chẳng rủng rỉnh gì, mấy ngày lễ chỉ ôm vò rượu uống suông, ngà ngà say thì mang côn quyền ra luyện, cốt cũng chỉ giữ cho thân thể dẻo dai đặng sống khỏe còn uống rượu, luận kiếm chứ không cầu tranh giành địa vị võ lâm…

Đêm qua, tại hạ say quá nổi hứng phi thân qua mấy page Đô thành Sài Gòn, Thanh niên công giáo, tiện thể lại ghé thăm bạn đồng môn trong mấy group ngôn tình… Trước giờ mỗi lần say tại hạ vẫn ghé mấy nơi đó trêu chó ghẹo ong như một kẻ phong tình nhưng luôn ý thức về sự hào hoa nho nhã của con nhà võ, kết thân không kết oán, nhưng mà đêm qua, tại hạ gặp toàn chó dại ong độc thành ra công lực hao tổn khá nhiều, chúng sủa bậy chích càn khiến Giang hồ một phen dậy sóng, khiến quần hùng ối kẻ táng đởm kinh hồn, bản thân tại hạ cũng một phen khiếp vía… 

May thay, tại hạ có căn duyên võ học, lại thêm bản lĩnh được luyện rèn khắt khe trong môi trường XHCN, cộng với nhận thức chính trị sâu sắc, sau khi tĩnh tâm non khắc, tại hạ nhận ra bọn chúng hoàn toàn xảo biện, dùng ngôn ngữ điêu ngoa mà mong dẫn dắt quần hùng, thế là tại hạ cất rượu rút kiếm ra luận bàn, hào khí không khác gì luận kiếm Hoa Sơn năm xưa của Võ lâm ngũ bá…

Cuộc kháng chiến chống Mĩ đell phải là Nội chiến, đứa nào nói phải, tại hạ táng vỡ loa!

Chiến thắng thần thánh 30-4-1975 là một dấu son mở ra trang sử mới cho dân tộc, khẳng định độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đứa nào phủ nhận, tại hạ cũng xin phép đell nói nhiều, táng vỡ loa!

Tất cả các luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận xương máu cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hoặc đe dọa hoà bình, tại hạ xin phép đell cần nói, block Vĩnh viễn!

Bị chiếm đóng mà dân vui mừng hân hoan rất quá lắm !

Nhân_Voky, sưu tầm trên Interet.

Tổng Bí thư: "Không để lọt vào Trung ương khoá tới người có tham vọng quyền lực"

Tổng Bí thư:

"Không để lọt vào Trung ương khoá tới người có tham vọng quyền lực"

Dân trí Chiều 7/5, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị.

tng b th

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng–TTXVN

Read more: Tổng Bí thư: "Không để lọt vào Trung ương khoá tới người có tham vọng quyền lực"

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG