Kiến Thức Phổ Thông
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng bạn bè thế giới
Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới. Sự tôn vinh này của UNESCO khẳng định những công lao đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam, cho nhân dân thế giới.
Đời đời tạc dạ ghi nhớ công đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
“HỒ CHỦ TỊCH là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
Quan điểm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh
a) Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà… không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người đã… không ham, không e, không sợ gì thì việc gì phải họ đều làm được.
b) Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA - KHÁI NIỆM CÓ VẦN ...
Lời giới thiệu:
VẦN A
1. ÁC
Danh từ dùng để chỉ những hành vi mang tính hung dữ, những hành động gây đau khổ cho người khác...
- "Ác giả ác báo" - chỉ những người làm điều ác cho người khác thì thường sẽ gặp chuyện không hay đối với chính mình.
- "Ác mọc lông trong bụng" - chê những người đối sử tàn tệ (thường dùng để trách móc).
- ÁC BÁ dt. Người thuộc giai cấp địa chủ hay cường hào ở nông thôn Việt Nam thời phong kiến, thực dân, có thế lực, có nhiều hành vi dã man, tàn bạo, gây nhiều tội ác và có nợ máu với nhân dân.
- ÁC CẢM dt. Lòng khinh ghét đối với người khác.
- ÁC LIỆT tt. Rất dữ dội
- ÁC ÔN dt. 1. Chỉ kẻ làm tay sai cho giặc, gây nhiều tội ác đối với nhân dân (đây là đối tượng cần trấn áp, tiêu diệt của các tổ chức cách mạng xưa kia); 2 tt. Chỉ hành động rất tàn ác, dã man đối với nhân dân, đồng loại...
- ÁC NGHIỆT tt. Là những hành vi hung dữ, ác độc hoặc cay nghiệt của người này dùng để áp đặt, đối xử với người khác một cách có chủ ý.
- ÁC Ý dt. Những suy nghĩ, ý định xấu muốn làm hại hoặc có thể gây phương hại đến đến người khác.
KẺ SĨ TRONG HỌC THUYẾT CỦA KHỔNG TỬ
Tác giả: HOÀNG VĂN LÂN
Toàn bộ sự nghiệp của Khổng Tử (551 - 479 TCN) bao gồm chủ yếu ở hai phương diện sau đây:
Một là, Xây dựng nên học thuyết mang tên ông.
Hai là, Đào tạo nên những con người đảm đương việc truyền bá và thực hiện học thuyết đó.
Việc xây dựng học thuyết đã được Khổng Tử thực hiện suốt cả cuộc đời. Hơn thế nữa, việc xây dựng học thuyết đó còn được Khổng Tử thực hiện đồng thời với việc đào tạo ra những con người mà Luận ngữ gọi là kẻ sĩ, suốt đời gắn bó với học thuyết.