Login Form

Số Người Truy cập

04453316
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
117
384
2289
2806914
13169
28301
4453316

2024-11-21 07:19

Tài Liệu Võ Thuật

Thiều Gia Giới Thiệu: VÕ ĐANG ĐAN KIẾM - 武当丹剑

 
VÕ ĐANG ĐAN KIẾM - 武当丹剑
(42 thức - động tác danh xưng)


主讲和示范: 韶玉山的老师


1. Tử khí đông lai - 紫气东来
2. Tiên nhân chỉ lộ - 仙人指路
3. Tiên hạc triển sí - 仙鹤展翅
4. Giao long nhập hải - 蛟龙入海
5. Bạch viên tọa động - 白猿坐洞.


6. Thanh tảo trần duyên - 清扫尘缘
7. Đạp cương bố đầu - 踏罡布头
8. Vận chuyển càn khôn - 运转乾坤
9. Dẫn khí quy nguyên - 引气归元
10. Hoàng long xuất động - 黄蜂出洞

Vs: Thiều Ngọc Sơn thị phạm Võ Đang Đan kiếm
 

11. Du long hí thủy - 游龙戏水
12. Bạch xà thổ tín - 白蛇吐信
13. Tỏa tâm viên - 锁心猿
14. Thuyên ý mã - 拴意马
15. Hồi đầu phản chiếu - 回光返照.


16. Cử khuê triều thánh - 举圭朝圣
17. Thanh long hồi thủ - 青龙回首
18. Phụng hoàng điểm đầu - 凤凰点头
19. Kim xà triền liễu - 金蛇缠柳
20. Diệp để tàng hoa - 叶底藏花


21. Lực phách hoa sơn - 力劈华山
22. Trừu lương hoán trụ - 抽梁换柱
23. Thuận thủy thôi chu - 顺水推舟
24. Điểm khiếu xung quan - 点窍冲冠
25. Nguyệt sao sơn môn - 月敲山门.


26. Bạt thảo tầm xà - 拔草寻蛇
27. Tụ khí ngưng thần - 聚气凝神
28. Linh miêu phốc thử - 灵猫扑鼠
29. Hoàng long nhập động 黄龙入洞
30. Kim kê đẩu linh - 金鸡抖翎

 

31. Thất tinh triều đẩu - 七星朝斗
32. Lưu tinh cản nguyệt - 流星赶月
33. Ngư dược long môn - 鱼跃龙门
34. Nhị long hí châu - 二龙戏珠
35. Nghênh phong đảm trần - 迎风掸尘.


36. Hổ tọa ưng phiên - 虎坐鹰翻
37. Hồi đầu vọng nguyệt - 回头望月
38. Hắc hổ tuần sơn - 黑虎巡山
39. Ô long bài vĩ - 乌龙摆尾
40. Cửu chuyển hoàn đan - 九转还丹
41. Vạn pháp quy tông - 万法归宗
42. Thu thức - 收式。


Cv. Gia Định, ngày 2.7.2024
Shaolaojia

CÔNG TÁC “CHUẨN BỊ” TRƯỚC BUỔI LUYỆN CÔNG

Hôm trước thầy đã có bài viết bàn về công tác "chuẩn bị" trước buổi tập. Cụ thể là nói về công tác "khởi động". Hôm nay bàn đến mấy bước "chuẩn bị" trước khi bước vào công tác "khởi động nhé.

DSC04643


Dẫn chuyện_Phàm chuyện gì cũng thế, ví như để có thể thắng được 50 vạn quân Nguyên Mông trong cuộc chiến lần II (năm 1285) một cách vang dội, một dấu son đỏ chót trong trang sử chống giặc ngoại xâm, quân dân ta không chỉ chuẩn bị tốt cả về tài lực, về tinh thần, phương tiện tác chiến v.v. mà còn cả về tinh thần kiên định trong việc thực hiện phương sách “vườn không nhà trống”. Hoặc tỉ như để có trận Xích Bích đánh tan 83 vạn quân Ngụy do Tào Tháo cầm đầu, liên quân Tôn - Lưu ngoài việc chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị lực lượng, tàu thuyền, vũ khí v.v. còn phải chuẩn bị cả “đông phong” (gió đông) mới đốt nổi 83 vạn quân Tào như chúng ta đã biết.

Nói như thế để thấy, để có được kết quả tốt, viên mãn, như ý hay nói một cách văn vẻ là “thành công” thì dù làm việc gì cũng thế, kể cả việc luyện võ, đấu võ, luyện khí công hay ngay cả đi "ăn cướp" (chả thế mà có câu cướp có tổ chức đấy sao?) v.v. phải làm tốt khâu hay “công tác”… chuẩn bị. “Chuẩn bị” là gì, nghe thì ai cũng hiểu nhưng thực tế là cũng chỉ hiểu mang máng, hiểu nôm na, đại khái chứ hiểu cho đúng nghĩa ngữ của 2 chữ ấy cũng không phải giản đơn.

Vậy “Chuẩn bị - 準备” là gì?: trước tiên cần hiểu “chuẩn bị” là cụm từ tiếng Hán. “Chuẩn” có nghĩa là tiêu chuẩn, những luật lệ, quy tắc, khuôn mẫu mang tính chuẩn mực, chính xác, đúng đắn; “Bị” là thiết bị, những thứ cấp thiết như quân trang, quân dụng, máy móc, khí tài v.v.; bị là sửa soạn (sửa soạn cho đầy đủ), là dự phòng, là phòng bị đầy đủ. “Chuẩn bị” hiểu một cách đầy đủ là sắp xếp mọi thứ cần thiết để phục vụ cho một việc ý tưởng (ý đồ, kế hoạch v.v.) hay để làm một việc gì đó mà kết quả thu được, phải đạt như kế hoạch đã đề ra…, như mong muốn (thành công).

Đấy, nghĩa ngữ của chữ “chuẩn bị” nghe đơn giản thế nhưng, để làm đúng, làm cho thật tốt không hề đơn giản chút nào. Bởi mới có chuyện trước kia, khi lớp còn tập ở công viên á, 5h30 đã tập tập nhưng vẫn có người đến muộn (lý do mọi người nhà ở xa công viên nên đến trễ vài ba phút). Thế nhưng nay chỉ từ trên giường nhảy xuống đất, mất đúng 15’ mở máy là tập nhưng dù biết 5h45 lớp mới bắt đầu, vẫn có người vào muộn từ 5 – 10ph, thậm chí nhiều người còn… ngủ quên :* .

Những việc cần “chuẩn bị” trước khi luyện công: Luyện công cũng giống như tất cả các sự vụ khác, tức muốn thành công cũng phải là tốt công tác “chuẩn bị”. Cụ thể phải chuẩn bị đầy đủ về tâm thân; thời gian; địa điểm; phương tiện dụng cụ luyện tập, việc khởi động… ngoài những cái đó, còn cần ở cái thái độ nghiêm túc và tính bền bỉ, kiên trì.
- Chuẩn bị Tâm - Thân: Phải tìm hiểu kỹ, có đức tin, đặt niềm tin vào phương pháp mà mình lựa chọn luyện tập; phải có quyết tâm cao; phải tạo sự thoải mái về tinh thần, tự khích lệ tinh thần hưng phấn luyện tập bằng cách, đặt ra các tiêu chí, như gạt bỏ mọi toan tính (mục đích là tĩnh tâm tồn thần, toàn tâm toàn ý tập trung chuyên chú vào việc luyện tập); ngủ sớm để dậy sớm; đến đúng giờ v.v. để tham gia tập luyện.
- Chọn thời gian: Về thời gian lớp tập là 5h45
- Địa điểm: cần tìm, chọn những nơi rộng rãi, thoáng mát, nơi có cảnh quan đẹp, hữu tình càng tốt nhằm tăng sự phấn khích trong lúc tập luyện, cụ thể:
+ cần chọn nơi yên tĩnh, nơi ít tiếng ồn, ít người qua lại
+ chọn nơi thoáng mát nơi có bóng cây, nơi có hồ nước, phong cảnh hữu tình… tránh những nơi có không khí oi bức, hôi hám, khí tù đọng, nơi dễ có ánh nắng gắt gao hoặc nơi có khí độc hại, nơi quá thâm u, lạnh lẽo v.v. mục đích là nhằm tránh mất tập trung tinh thần, chi phối suy nghĩ làm gián đoạn quá trình luyện khí;

DSC02358


Phương tiện, dụng cụ:
+ Cần chọn chỗ đặt máy cố định.
+ Kê cao máy, góc camera rộng cốt sao tập vẫn thoải mái và chỉ cần liếc mắt vẫn có thể quan sát được mọi động tĩnh của người điều khiển.
+ Để máy không quá xa để có thể nghe được tiếng thầy nói, hướng dẫn hoặc tiếng thầy chỉnh sửa người khác để mình tập theo.
+ Định vị máy sao cho ống kính kamera nhìn thấy mình rõ nhất. Việc này hông chỉ giúp thầy lưu lại những hình ảnh đẹp làm kỷ niệm mà còn giúp thầy phát hiện những kỹ thuật mình làm chưa đúng, chưa chuẩn để kịp chỉnh sửa.

Như trên đã nói, ngoài những bước chuẩn bị cụ thể nêu trên, quan trọng nhất vẫn là Tâm – Thân. Ngoài việc có đức tin, nắm rõ phương pháp và có mục tiêu để phấn đấu nhưng vẫn… chưa đủ. Phải có thêm bản lĩnh, sự dẻo dai, tính kiên trì. Không có bản lĩnh, không dẻo dai, không kiên trì… không làm được đâu. Vì sao lại nói thế?

Vì tuy có đức “tin” đấy, có dậy sớm đấy, có tập đều đấy nhưng chưa đủ. Chưa đủ là ở chỗ tuy là tập đấy nhưng còn phân tâm, không nghe được thầy nói gì, không quan sát được sự đúng sai; hoặc là do quá nhiệt tình, vì quá “quyết tâm” mà không biết lượng sức nên tập sai, tập không tuân thủ trình tự, tập quá sức… từ đó dẫn đến chủ quan, nóng vội, mất hưng phấn, sản sinh tư tưởng chán nản, mất tính kế thừa, tính liên tục v.v

Yếu tố “tâm thân” là cực kỳ quan trọng nên cần chuẩn bị thật tốt mới mong đạt được kết quả như mong muốn.

Quận 12, ngày 20.8.2021
Thiều Ngọc Sơn.

ĐI BỘ “ĐÚNG CÁCH” ĐỂ CHỮA BỆNH

ĐI BỘ THẾ NÀO CHO “ĐÚNG CÁCH” GIÚP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NHẤT TRONG VIỆC CHỮA BỆNH
DSC06415.JPG - 319.73 kB
Sáng nay, sau khi đi bộ một vòng quanh công viên thì thấy thằng học trò, nhìn đồng hồ vẫn sớm liền kêu lại, biểu “Đi bộ với thầy một vòng !” Nó nghe, nhảy cẫng lên nói con không đi. Mình bèn nhanh tay chụp cổ nó kéo lại, quát: “Đi một vòng !” Thấy mặt hắn xị xuống, mình kệ, cứ kéo hắn đi.
Được mấy bước mới thả tay ra, nói:
– Con biết không, đi bộ rất tốt cho sức khỏe – nó lầm lũi, đi trong im lặng, mình tiếp – Đi bộ trông thế thôi nhưng thực ra là một phương pháp trị bệnh rất hiệu quả, nếu ta đi đúng cách. Đi bộ có khả năng giảm béo, giảm mỡ bụng đấy – Nói đến đây, mình quay qua, thấy mặt thằng bé giãn ra, vừa đi vừa ngó mình và có vẻ muốn lắng nghe. Biết cá bắt đầu ăn mồi (vì tuy ít tuổi nhưng thằng bé đã có bụng và bụng hơi to) nên nói tiếp – khi ta đi bộ, do khoảng cách giữa 2 bước chân thường từ 60cm đến 70cm, dài hơn bước chân đi tản bộ (30cm – 40cm) do đó, trọng lượng cơ thể luôn có xu hướng chúi về trước. Và do có sự tiếp xúc giữa chân với mặt đất nên tạo ra sự gằn, xóc… làm cho não bộ (thần kinh TW) luôn đưa ra các phương án chống “gằn, xóc” (nhằm bình ổn lục phủ ngũ tạng) bằng cách chỉ đạo cho thần kinh vận động điều khiển cơ bụng luôn ở trạng thái căng, khẩn. Đây chính là lý do vì sao, khi ta đi bộ, sờ vào bụng thấy cơ bụng rất chắc (hắn nghe vậy liền đưa tay sờ thử bụng) và chính điều này đã làm cho mỡ bụng, lúc này giống như thứ cây tầm gửi bám ngoài cơ bụng… bị rung lắc dzữ dội. Tình trạng rung lắc nếu xảy ra liên tục, kéo dài thì… con biết sao không?
– Thì tan, không còn mỡ bụng nữa ạ – thằng bé trả lời.
– Đúng rồi. Con có biết cơ chế hoạt động của máy massage giúp đánh tan mỡ bụng hiện nay là gì không? Đó chính là dựa vào dòng điện cảm biến tạo sự rung lắc tác động sâu lên mô mỡ dưới da đồng thời kích thích trực tiếp vào các bó cơ trên cơ thể khiến chúng luôn ở trong trạng thái căng khẩn từ đó làm tan những vùng mỡ thừa. Còn ta, như đã nói trên kia, ta không cần tiền vẫn tạo ra cái máy massage đánh tan mỡ bụng một cách đầy ngoạn mục. Đấy chính là lý do vì sao, người ta nói đi bộ (xin nhấn mạnh là đúng cách, đúng nghĩa) có khả năng giúp đánh tan mỡ bụng, chữa các chứng bệnh như béo phì, bệnh Stress, tiêu hóa, huyết áp, tiểu đường…
– Có phải đi bộ do “rung lắc” là làm cho lục phủ ngũ tạng nhất là bao tử, dồi non, dồi trường, với khấu linh (nghe xực mùi dân nhậu) có sự cọ sát nên sản sinh men tiêu hóa, giúp quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng diễn ra được tốt hơn, từ đó không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn chữa được các chứng bệnh về đường ruột giống như cách “ĐIỀU TỨC” để chữa bệnh của Khí công, Thái cực quyền không thầy ? Thằng nhỏ chen vào hỏi.
Huy-13.jpg - 54.72 kB
– Đúng rồi, nó đó! Mỗi ngày nếu không có điều kiện tham gia tập luyện các môn vận động thể chất thì vận động bằng cách đi bộ khoảng 30 phút với quãng đường dài từ 2km – 3km giúp phòng chữa bệnh cũng tuyệt đấy. Và đấy cũng là tiêu chí các nhà khoa học người ta khuyến cáo dân nên thực hiện.
– Xem ra đi bộ cho đúng cũng khó thầy ha – không đợi mình trả lời, thằng nhỏ hăng hái – Từ mai bốn rưỡi ra sân đi bộ thầy héng!
– Đi cứt gì sớm thế. Thầy từ Q12 lên đây bỗn rưỡi, vậy phải dậy từ mấy giờ???
– Vậy 5h00 con ra đây chờ thầy, thầy hướng dẫn cho con cách đi bộ đúng cách, mỗi bữa ta đi 3 vòng thầy héng !
– OK.
Trên kia là câu chuyện trao đổi giữa mình (Võ sư. Thiều Ngọc Sơn) và thằng học trò yêu vào sáng nay, ngày 31.3.2021 tại công viên Gia Định, Tp.HCM. Dưới đây, xin trình bày thêm cho các bạn được rõ một số cách thức (bước) thực hiện “đi bộ” thế nào cho hiệu quả.
—————– *** ————–
DSC06414.JPG - 350.46 kB
1. Mục đích:
Trước tiên phải xác định “mục đích” của việc đi bộ là đi cho ai, đi làm gì, đi trong bao xa và đi bao lâu ? Và cuối cùng thì… bạn muốn gì?
2. Yêu Cầu:
– Về thể chất, tinh thần: Khi xác định rõ mục đích của việc đi bộ thì yêu cầu đặt ra là phải nghiêm túc thực hiện. Ví dụ ta đặt mục tiêu đi 3 vòng trong khu phố, trong công viên v.v. với thời lượng 20ph hoặc 30ph thì dứt khoát phải đi đến đích, không có chuyện giữa đường mệt quá bỏ về hoặc bớt vòng. Tuy nhiên, vào những hôm quý thể không được khỏe, ta cũng vẫn đi nhưng có thể hạn chế hoặc cắt ngắn quãng đường…
– Về thời gian, địa điểm tiến hành: 1 điểm nữa mà mọi người cũng cần lưu tâm ấy là nên đi vào thời gian nào, sáng hay chiều (cái này cũng tùy thuộc hoàn cảnh, công việc); đi ở đâu, ngoài trời hay trong nhà; ngoài phố thì phố nào (phố mà bụi bặm, đông người, đông phương tiện qua lại thì không nên đi vì vừa không hiệu quả, vừa mất an toàn)…
– Về phục trang: cái này cũng rất quan trọng. Mặc quần zin không đi được dài. Phần do quần bó kín, chật chội, phần khi năng lượng bị đốt cháy, tiêu hao sẽ tạo ra sự nóng bức, giải nhiệt… quần bó gây cọ sát, rát, rất khó chịu; mặc váy dễ gây tò mò, chú ý hoặc khêu gợi, kích động kẻ xấu kkk. Và việc đi giày hay dép, đi chân đất v.v. cũng góp phần không nhỏ.
3. Phương pháp: Để đi bộ đạt hiệu quả cao nhất, cần thực hiện nghiêm “tam điều” đó là “Điều Tâm – Điều tức – Điều thân”
– Điều Tâm: tức phải rũ bỏ tạp niệm, rũ bỏ mọi phiền ưu, những hờn ghen đố kỵ (thất tình, lục dục)… tập trung ý nghĩ, tinh thần vào 1 việc gì đó như kiểm soát, đếm bước đi hoặc kiểm soát hơi thở…
– Điều tức: nghĩa là điều chỉnh hơi thở bằng cách giữ cho hơi thở luôn trong trạng thái ổn định ở một trường độ nào đó, tức không nhanh không chậm, không ngắt quãng đứt đoạn (cái này rất quan trọng và cũng phải tùy theo sức của mỗi người mà có cách điều chỉnh, kiểm soát hơi thở khác nhau).
– Điều thân: tức điều chỉnh hình thể mà cụ thể ở đây là kiểu đi như đi nhanh hay chậm, đi bước dài hay ngắn, đi kiểu chữ bát hay kiểu xàng xê, đi với phong thái như nào để phát huy cao nhất hiệu quả của việc đi bộ. Điều thân không tốt, không chỉ không có hiệu quả chữa bệnh, nâng cao sức khỏe mà đôi khi còn rước thêm bệnh vào.
Chú ý: Nếu bạn không thực hiện đúng “tam điều” như nói trên kia, thì vẫn có hiệu quả, tức vẫn thấy người dễ chịu, thoải mái, khí huyết vẫn lưu thông, sau khi đi về thấy ăn thấy ngon, ngủ không mộng mị v.v. Thực gia, những biểu hiện đấy là trạng thái tâm lý. Đi mệt thì về lăn ra ngủ chứ không chắc đã giảm mỡ bụng, hết béo phì.

BÀN VỀ CHỮ “VÕ” TRONG VÕ THUẬT & CHỮ VÕ TRONG VÕ CÔNG

BÀN VỀ CHỮ “VÕ” TRONG VÕ THUẬT & CHỮ VÕ TRONG VÕ CÔNG

 

Sáng nay lớp vắng, chỉ mấy thầy trò nên sau khi cho tập cơ bản kiếm pháp, ôn lại đệ nhị lộ kiếm 32 đã học thì chuyển qua… võ lý với nhiều chủ đề trong đó có mục: Hiểu như thế nào về chữ “Võ”.
143833.jpg - 76.53 kB
 
Lâu nay, với nhiều người học võ, dạy võ, đa phần thường có ngộ nhận hoặc có hiểu biết chưa đúng về chữ VÕ (武). Đại bộ phận cho rằng chữ “võ” trong “võ thuật” có vị thế sánh ngang (đối trọng) với chữ “văn”. Bởi thế, nhiều người khi truyền thụ võ công hay có câu cửa miệng “Trong võ có văn” và khi được hỏi thì đáp rằng chữ “văn” trong câu nói trên là chữ “đạo” và giải thích: Đạo đây chính là “ngũ thường” tức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… và sau đó thì tỏ ra rất đắc ý với phần giải thích của mình.
 
Qua cách giải thích trên, ta thấy rõ ràng câu nói “võ biền, võ phu, võ dzõng” của các cụ xưa dành cho mấy người này quả là… rất chính xác và chí lý. Nói “trong võ có đạo”, học võ là học “đạo”, là hoàn thiện nhân cách v.v. thì quả là nghe nó có cái gì đó sai sai.
 
Như chúng ta đã biết, trong đời sống thường nhật, thực tế đã chứng minh rằng, có rất nhiều người chẳng cần đến với bộ môn võ thuật, chẳng luyện võ vẫn có nhân phẩm cực tốt, thậm chí có người tốt còn hơn gấp mấy kẻ học võ. Và nếu chữ “đạo – 道” trong Võ Đạo (武道) chỉ đơn giản là “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” thì giải thích như thế nào về câu nói “Đạo diệc hữu đạo” [Kẻ trộm cắp tức đạo trích, cũng có cái “đạo” riêng của nó”](coi chú thích để biết Ngũ thường trong bọn trộm cắp).
 
Nói “văn” trong võ mà giải thích văn là đạo, là Ngũ thường v.v. như thế thì có thể khẳng định số người trên, họ không hiểu định nghĩa, khái niệm, nội hàm của chữ “võ” mà người ta nói. Giải thích như thế, nói như thế là người ta không biết chữ “võ” mà các cụ xưa nói. Chữ võ ở đây là chữ võ trong “võ công – 武功”, võ công cái thế (武功盖世). Lấy một ví dụ điển hình mà gần gũi nhất để các bạn hiểu: Trong đại dịch Covid 19 vừa rồi, trong khi cả thế giới “toang” thì duy nhất một vài nước lại không bị ảnh hưởng hoặc rất ít thiệt hại, trong đó có VN.
 
Cần biết, trước sức tấn công dữ dội của “đại dịch”, với vị trí địa lý là quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á, có tổng 4.639km biên giới đất liền tiếp giáp với 03 quốc gia là Trung Quốc (Quốc gia được coi là nơi sản xuất, chợ đầu mối phát tán Covid 19), Lào, Camphuchia. Trong khi đó, mặt phía Đông và Đông Nam lại có đến 3.260 km đường bờ biển… Xét ở góc độ cuộc chiến chống đại dịch, với vị trí địa lý như vậy, VN thực không khác nào “bát diện thọ cường địch”. Thế nhưng, như mọi người đã biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết đồng thuận của cả hệ thống chính trị, của nhân dân… Thế nên tuy “Bát diện thọ cường địch” (8 hướng đều có cường địch tấn công” nhưng trong cuộc chiến dài hơi lần 1 này, VN ta đã thắng. Nhiều cá nhân và chính phủ nước ngoài, khi nhắc đến “thắng lợi” của VN trước đại dịch Covid lần 1, họ nói: “VN tuy nhỏ nhưng có võ”.
 
Thông qua câu nói, thiển nghĩ mọi người đã hiểu nghĩa ngữ của chữ “võ” trong câu trên kia hoàn toàn khác với cái chữ “võ” trong các môn võ mà một số người đề cập. Rõ ràng, chữ “võ” trên kia là “võ công”, nó là cả một tập hợp bao gồm Đường lối, chính sách, chủ trương… rồi đến sự vận hành guồng máy, sử dụng chiến lược, chiến thuật. Nó chính là chính sách, chủ trương “Vườn không nhà trống” của nhà Trần trong cuộc chiến chống lại Nguyên Mông xưa. Hiện thân của nó trong thời hiện đại chính là hình ảnh vị Đại tướng “văn võ toàn tài” Võ Nguyên Giáp (Bác Giáp không hề biết võ và cũng không học qua môn phái nào nhưng lại được đời xưng “Võ công cái thế”).
 
Tóm lại, chữ “VÕ” mà sách vở hay nhắc là hệ thống các “Quy phạm pháp luật” của nhà nước, của giai cấp thống trị và do giai cấp cầm quyền sử dụng để lãnh đạo đất nước, chỉ huy dân tộc v.v. mà người ta hay gọi là “Vũ trị” (Pháp trị) đối nghịch với “Văn trị” (Đức trị_Chủ trương của Khổng Tử).
 
Chữ Võ hay chữ Vũ ở đây là:
Nguyên văn:
武者, 抚也, 止戈也。乃镇武祸乱,平定祸乱之后恢复人道之根本,爱,抚, 统一敌人, 实为武之本义.
 
Hán Việt:
Võ giả, vũ dã, chỉ qua dã. Nãi chấn vũ họa loạn, bình định họa loạn chi hậu, khôi phục nhân đạo chi căn bản. Ái, vũ thống nhất địch nhân, thực vi võ chi bản nghĩa”_Hứa Thận (58 – 147), người thời Đông Hán trong “Thuyết Văn Giải Tự”。
Dịch nghĩa:
Võ là vỗ về, ngừng chuyện can qua. Võ dùng để trấn áp, dẹp loạn (những mầm mống, tai họa có liên can đến sự an nguy của quốc gia, dân tộc), sau khi dẹp các mối loạn thì dùng võ để khôi phục nhân đạo (ý là áp đặt chính sách cai trị, bắt mọi người phải tuân thủ các luật lệ,  thiết chế của xã hội) làm cho xã hội yên ổn. Sau khi loạn lạc, yên ổn thì trở lại đạo lý căn bản của con người, đối xử yêu thương với địch nhân. Dùng đức để vỗ về, cảm hóa giúp an dân, thống nhất thiên hạ. Đấy chính là nghĩa đích thực của võ.
 
Võ là :
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương_“Nhớ Bắc” tác giả: Thi tướng rừng xanhHuỳnh Văn Nghệ.
 
Võ là: “Dùng uy lực (bao gồm: Đường lối, chủ chương, chính sách, chiến lược, sách lược v.v. trong đó có cả vũ lực, hoạt động quân sự_TNS) mà làm cho người ta phục, trái với Văn_VN tự điển (NXB Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội 1931).
Đấy, chữ “võ – 武” đó mới là chữ “võ” (hay vũ – 武 – Wu) mà các cụ ta thường nói. Còn chữ “võ” trong các môn võ xưa nay mọi người luyện tập và hiểu á, thực ra là dùng để chỉ: “Lối đánh nhau bằng tay không hoặc có côn kiếm” (Đại Từ điển tiếng Việt của Bộ GD&ĐT – Nhà xuất bản VHTT Hà Nội, 1998). Hay còn gọi “Kỹ thuật chiến đấu của cá nhân” gọi theo cách của LLVT (Bộ đội Đặc công, Công an v.v.), hoặc nói một cách văn vẻ theo các nhà ngôn ngữ học hiện đại thì “võ” trong “võ thuật – 武术” là một phương pháp rèn luyện “kỹ năng sinh tồn”. Học võ để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, và để tự vệ, giản đơn thế thôi. Nó không to lớn, vĩ đại như một số người nhầm tưởng.
Tp.HCM, ngày 01.2.2021
Shaolaojia_Thiều Ngọc Sơn.
———– 
*. Đạo diệc hữu đạo: Trong thiên nói về đạo chích, thầy Trang tử nói với các học trò rằng: “Đạo diệc hữu đạo” (Kẻ trộm cũng có cái đạo của kẻ trộm) và giải thích:
– Đoán biết nơi cất giấu của cải và biết cái gì nên lấy là “thánh” (trí).
– Đã hẹn (đi ăn trộm) mà đến đúng giờ là “tín”.
– Dám vào trước đồng bọn mà không sợ chủ nhà đánh, bắt là “dũng”.
– Lấy được của nhưng lại ra sau đồng bọn (cản địa) là “nghĩa”.
– Lấy xong chia đều, thậm trí nhường phần nhiều cho kẻ khác là “nhân”.
Cả năm điều đó không có đủ mà thành tên trộm “tài danh” thì ta chưa nghe thấy vậy !.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG