Login Form

Số Người Truy cập

04464421
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
352
692
2532
2817258
2532
21742
4464421

2024-12-05 09:45

Tài Liệu Võ Thuật

BÀN VỀ CHỮ “VÕ” TRONG VÕ THUẬT & CHỮ VÕ TRONG VÕ CÔNG

BÀN VỀ CHỮ “VÕ” TRONG VÕ THUẬT & CHỮ VÕ TRONG VÕ CÔNG

 

Sáng nay lớp vắng, chỉ mấy thầy trò nên sau khi cho tập cơ bản kiếm pháp, ôn lại đệ nhị lộ kiếm 32 đã học thì chuyển qua… võ lý với nhiều chủ đề trong đó có mục: Hiểu như thế nào về chữ “Võ”.
143833.jpg - 76.53 kB
 
Lâu nay, với nhiều người học võ, dạy võ, đa phần thường có ngộ nhận hoặc có hiểu biết chưa đúng về chữ VÕ (武). Đại bộ phận cho rằng chữ “võ” trong “võ thuật” có vị thế sánh ngang (đối trọng) với chữ “văn”. Bởi thế, nhiều người khi truyền thụ võ công hay có câu cửa miệng “Trong võ có văn” và khi được hỏi thì đáp rằng chữ “văn” trong câu nói trên là chữ “đạo” và giải thích: Đạo đây chính là “ngũ thường” tức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… và sau đó thì tỏ ra rất đắc ý với phần giải thích của mình.
 
Qua cách giải thích trên, ta thấy rõ ràng câu nói “võ biền, võ phu, võ dzõng” của các cụ xưa dành cho mấy người này quả là… rất chính xác và chí lý. Nói “trong võ có đạo”, học võ là học “đạo”, là hoàn thiện nhân cách v.v. thì quả là nghe nó có cái gì đó sai sai.
 
Như chúng ta đã biết, trong đời sống thường nhật, thực tế đã chứng minh rằng, có rất nhiều người chẳng cần đến với bộ môn võ thuật, chẳng luyện võ vẫn có nhân phẩm cực tốt, thậm chí có người tốt còn hơn gấp mấy kẻ học võ. Và nếu chữ “đạo – 道” trong Võ Đạo (武道) chỉ đơn giản là “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” thì giải thích như thế nào về câu nói “Đạo diệc hữu đạo” [Kẻ trộm cắp tức đạo trích, cũng có cái “đạo” riêng của nó”](coi chú thích để biết Ngũ thường trong bọn trộm cắp).
 
Nói “văn” trong võ mà giải thích văn là đạo, là Ngũ thường v.v. như thế thì có thể khẳng định số người trên, họ không hiểu định nghĩa, khái niệm, nội hàm của chữ “võ” mà người ta nói. Giải thích như thế, nói như thế là người ta không biết chữ “võ” mà các cụ xưa nói. Chữ võ ở đây là chữ võ trong “võ công – 武功”, võ công cái thế (武功盖世). Lấy một ví dụ điển hình mà gần gũi nhất để các bạn hiểu: Trong đại dịch Covid 19 vừa rồi, trong khi cả thế giới “toang” thì duy nhất một vài nước lại không bị ảnh hưởng hoặc rất ít thiệt hại, trong đó có VN.
 
Cần biết, trước sức tấn công dữ dội của “đại dịch”, với vị trí địa lý là quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á, có tổng 4.639km biên giới đất liền tiếp giáp với 03 quốc gia là Trung Quốc (Quốc gia được coi là nơi sản xuất, chợ đầu mối phát tán Covid 19), Lào, Camphuchia. Trong khi đó, mặt phía Đông và Đông Nam lại có đến 3.260 km đường bờ biển… Xét ở góc độ cuộc chiến chống đại dịch, với vị trí địa lý như vậy, VN thực không khác nào “bát diện thọ cường địch”. Thế nhưng, như mọi người đã biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết đồng thuận của cả hệ thống chính trị, của nhân dân… Thế nên tuy “Bát diện thọ cường địch” (8 hướng đều có cường địch tấn công” nhưng trong cuộc chiến dài hơi lần 1 này, VN ta đã thắng. Nhiều cá nhân và chính phủ nước ngoài, khi nhắc đến “thắng lợi” của VN trước đại dịch Covid lần 1, họ nói: “VN tuy nhỏ nhưng có võ”.
 
Thông qua câu nói, thiển nghĩ mọi người đã hiểu nghĩa ngữ của chữ “võ” trong câu trên kia hoàn toàn khác với cái chữ “võ” trong các môn võ mà một số người đề cập. Rõ ràng, chữ “võ” trên kia là “võ công”, nó là cả một tập hợp bao gồm Đường lối, chính sách, chủ trương… rồi đến sự vận hành guồng máy, sử dụng chiến lược, chiến thuật. Nó chính là chính sách, chủ trương “Vườn không nhà trống” của nhà Trần trong cuộc chiến chống lại Nguyên Mông xưa. Hiện thân của nó trong thời hiện đại chính là hình ảnh vị Đại tướng “văn võ toàn tài” Võ Nguyên Giáp (Bác Giáp không hề biết võ và cũng không học qua môn phái nào nhưng lại được đời xưng “Võ công cái thế”).
 
Tóm lại, chữ “VÕ” mà sách vở hay nhắc là hệ thống các “Quy phạm pháp luật” của nhà nước, của giai cấp thống trị và do giai cấp cầm quyền sử dụng để lãnh đạo đất nước, chỉ huy dân tộc v.v. mà người ta hay gọi là “Vũ trị” (Pháp trị) đối nghịch với “Văn trị” (Đức trị_Chủ trương của Khổng Tử).
 
Chữ Võ hay chữ Vũ ở đây là:
Nguyên văn:
武者, 抚也, 止戈也。乃镇武祸乱,平定祸乱之后恢复人道之根本,爱,抚, 统一敌人, 实为武之本义.
 
Hán Việt:
Võ giả, vũ dã, chỉ qua dã. Nãi chấn vũ họa loạn, bình định họa loạn chi hậu, khôi phục nhân đạo chi căn bản. Ái, vũ thống nhất địch nhân, thực vi võ chi bản nghĩa”_Hứa Thận (58 – 147), người thời Đông Hán trong “Thuyết Văn Giải Tự”。
Dịch nghĩa:
Võ là vỗ về, ngừng chuyện can qua. Võ dùng để trấn áp, dẹp loạn (những mầm mống, tai họa có liên can đến sự an nguy của quốc gia, dân tộc), sau khi dẹp các mối loạn thì dùng võ để khôi phục nhân đạo (ý là áp đặt chính sách cai trị, bắt mọi người phải tuân thủ các luật lệ,  thiết chế của xã hội) làm cho xã hội yên ổn. Sau khi loạn lạc, yên ổn thì trở lại đạo lý căn bản của con người, đối xử yêu thương với địch nhân. Dùng đức để vỗ về, cảm hóa giúp an dân, thống nhất thiên hạ. Đấy chính là nghĩa đích thực của võ.
 
Võ là :
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương_“Nhớ Bắc” tác giả: Thi tướng rừng xanhHuỳnh Văn Nghệ.
 
Võ là: “Dùng uy lực (bao gồm: Đường lối, chủ chương, chính sách, chiến lược, sách lược v.v. trong đó có cả vũ lực, hoạt động quân sự_TNS) mà làm cho người ta phục, trái với Văn_VN tự điển (NXB Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội 1931).
Đấy, chữ “võ – 武” đó mới là chữ “võ” (hay vũ – 武 – Wu) mà các cụ ta thường nói. Còn chữ “võ” trong các môn võ xưa nay mọi người luyện tập và hiểu á, thực ra là dùng để chỉ: “Lối đánh nhau bằng tay không hoặc có côn kiếm” (Đại Từ điển tiếng Việt của Bộ GD&ĐT – Nhà xuất bản VHTT Hà Nội, 1998). Hay còn gọi “Kỹ thuật chiến đấu của cá nhân” gọi theo cách của LLVT (Bộ đội Đặc công, Công an v.v.), hoặc nói một cách văn vẻ theo các nhà ngôn ngữ học hiện đại thì “võ” trong “võ thuật – 武术” là một phương pháp rèn luyện “kỹ năng sinh tồn”. Học võ để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, và để tự vệ, giản đơn thế thôi. Nó không to lớn, vĩ đại như một số người nhầm tưởng.
Tp.HCM, ngày 01.2.2021
Shaolaojia_Thiều Ngọc Sơn.
———– 
*. Đạo diệc hữu đạo: Trong thiên nói về đạo chích, thầy Trang tử nói với các học trò rằng: “Đạo diệc hữu đạo” (Kẻ trộm cũng có cái đạo của kẻ trộm) và giải thích:
– Đoán biết nơi cất giấu của cải và biết cái gì nên lấy là “thánh” (trí).
– Đã hẹn (đi ăn trộm) mà đến đúng giờ là “tín”.
– Dám vào trước đồng bọn mà không sợ chủ nhà đánh, bắt là “dũng”.
– Lấy được của nhưng lại ra sau đồng bọn (cản địa) là “nghĩa”.
– Lấy xong chia đều, thậm trí nhường phần nhiều cho kẻ khác là “nhân”.
Cả năm điều đó không có đủ mà thành tên trộm “tài danh” thì ta chưa nghe thấy vậy !.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG