Login Form

Số Người Truy cập

04396255
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
264
603
2493
2746251
11107
36545
4396255

2024-09-12 11:15

Muôn Mặt Cuộc Sống

VIẾT VỀ THẦY NHƯ NGỘ XỨ THANH HOA (KỲ - II)

VIẾT VỀ THẦY NHƯ NGỘ XỨ THANH HOA (KỲ - II)

Nh Ng 2


Bữa rồi viết, về sư Như Ngộ
Chàng Hotboy, tuổi độ đôi rằm
Cái chàng, tánh đậm tâm đằm
Từng đi ngoại quốc, hay nằm... nghĩa trang.

Nay "thầy" giống, như vàng qua lửa
Ngay bọn xàm, không cửa trách chê
Nhân vì, triệu triệu người mê
Thành thơ tôi cũng, lết lê... thêm hàng!

 

Nh Ng

...

Nhắc Như Ngộ, cả làng nhung nhớ
Khóc nghẹn khen, thằng nớ¹ dễ thương
Đẹp người, lại rõ thiện lương
Tướng "nhăng nhẳng" rứa², mà cương... quá chừng !

Mặc chúng bạn, khôn ngừng, can gián
Biểu³ đời tu, nhàm chán bỏ bà
Pháp môn, khổ hạnh đầu đà
Nhược so, khác đếch mấy cha... ăn mày !

Mặc cho mẹ, tối ngày, thủ thỉ
Cả nhà ta, cậy chỉ mỗi con
Mặc bà, hai mắt đỏ hon
Cha ngồi bậu cửa, ngó hòn... Yểm sơn⁴.

Thích Như Ngộ, không hờn chẳng dỗi
Ngược lại còn, rất đỗi tỉnh tươi
Ngó cha, chàng kẽ mỉm cười
Ngổn ngang tâm sự, mỗi Người... thấu thôi!

Cha Như Ngộ, sau hồi suy ngẫm
Đến cạnh con, lẩm nhẫm đôi điều
Đại đà, giới luật Tỳ Kheo
Cực kỳ nghiêm ngặt, đã theo... chớ về!

 

2d

Shaolaojia đú tren theo thầy Minh Tuệ



Thích Như Ngộ, vốn quê Thanh Hóa
Đất địa linh, người quá... gan lỳ
Lời cha vừa dứt, cười khì
Nói minh sư lại, con đi... cạo đầu.

Kệ lũ bạn, trẻ trâu ngơ ngác
Vác nồi cơm, nhà bác cận kề
Vẫy tay, chào biệt cố quê
Vái thầy Minh Tuệ, đi về phương Nam.

Quận 12, ngày 24.6.2024
Thiều Ngọc Sơn
---------------------
Ghi chú:
¹. Nớ: tiếng địa phương Hoa Thanh Quế. Nớ cũng còn đọc là "nứ", tương đương với các từ "đó", từ "đấy" trong tiếng phổ thông, tiếng Hà Nội. Gọi nhỏ nớ (nứ) là gọi theo lối thân mật, yêu thương giống người quê khác kêu thằng nhỏ ấy, thằng nhóc ấy....
². Nhăng nhẳng: dong dỏng, gầy, yếu đuối; nhăng nhẳng rứa, trông gầy còm, yếu đuối thế
³. Biểu: tức nói, bảo, bảo rằng...
⁴. Yểm sơn: cũng còn gọi là Ngọc Sơn, tên một núi thuộc địa huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).

VIẾT VỀ PHÁP TU "HẠNH ĐẦU ĐÀ" CỦA SƯ MINH TUỆ

VIẾT VỀ PHÁP TU "HẠNH ĐẦU ĐÀ" CỦA SƯ MINH TUỆ



Thầy chỉ vác, lõi nồi cơm điện
Ruổi rong gây, bao chuyện phi thường
Chúng dân, ở các địa phương
Nhắc tên thảy phán: Dễ thương khôn cùng.

Với những kẻ, tận trung vị quốc
Gọi pháp tu, "thang thuốc trị an"
Vẫy tay, kêu đám "lại" càn
Phán: Trông mà học, bỏ gian, được rồi!

Còn riêng kẻ, đức tồi, dạ hiểm
Lũ thầy tu, hạnh kiểm xấu xa
Chỉ nghe, nhắc chữ "đầu đà"
Tóc lông dựng đứng, vãi cha... cả hồn!

Ngay đám nghiện, mộc tồn cũng vậy
Rượu vào hay, nói bậy, giảm nhiều
Chợ giời, bớt thách, bớt điêu
Lũ người họ Thích, giảm chiêu, bớt trò!.

Quận 12, ngày 7.7.2024
Thiều Ngọc Sơn.

XÁM HỐI VÌ PHÁT NGÔN KHÔNG ĐƯỢC… ỦY QUYỀN ?!

XÁM HỐI VÌ PHÁT NGÔN KHÔNG ĐƯỢC… ỦY QUYỀN ?!

Thầy Minh Đạo, bữa rồi “đắc tội”
Phát ngôn “bừa”¹, nên vội, ẩn cư
Một mình, giữa núi, trầm tư
Kỹ soi, răng nẻo “tăng sư”…, nhọc nhằn!

Đường tu đạo, đâu lằn ranh đỏ?
Đâu điểm dừng, đâu bỏ, đâu buông?
Vì sao, Anh Tú “dộng” chuông²
Lũ “yêu tăng” lại phát cuồng, phát điên?!

Ngày thầy nớ³, hóa duyên⁴ một bữa
Cũng chưa từng, gõ cửa các chùa
Phấn y, nhặt chứ chẳng mua
Đã “tu” sao lại, hơn – thua với ngài?!

Thầy noi pháp, Như Lai Phật Tổ
Mong ngày sau, cứu khổ độ nguy
Đúng, khen, sao lại bắt quỳ?
Bắt mình “sám hối”, có gì… đó sai?!

 

Thầy Minh Đạo, có bài “tán thán”
Khen “đồng tu”, mẫn cán hành trì
Lại khuyên, phật tử “xót” thì
Ven đường đảnh lễ, chớ đi… theo Người!

Bài “tán thán”, chỉ mười một phút
Chẳng chi dài, chẳng chút xàm ngôn
Vậy nhưng, “quả” đến, dập dồn
Nhập hang xám hối, bảo tồn hạnh tu ?!

Vì cái nhẽ, chẳng xu thời thế?
Hoặc trí tri, TỨ ĐẾ⁵, chửa sâu?
Cội nguồn “sám hối”, vì đâu?
Nhẽ khen đồng đạo, mấy câu… rõ tồi?!

Thầy Minh Đạo, bữa rồi đắc tội
Phát ngôn không, được “hội” ủy quyền?!.

Quận 12, ngày 9.6.2024
Shaolaojia
————-

Chú thích:
¹. Bừa: tức nói ẩu, ý nói bài thầy tán thán về pháp tu “Hạnh đầu đà” của sư Minh Tuệ trước đại chúng. Bài nói chuyện thấu tình đạt lý, được dư luận đánh giá cao và đồng tình ủng hộ nhưng lại bị Ban trị sự BRVT đánh giá là ẩu và bắt thầy phải làm kiểm điểm, phải quỳ, sám hối…
². Dộng chuông: Anh Tú là thế danh của sư Thích Minh Tuệ, người đương gây sốt trên mxh khi thực hành pháp tu khổ hạnh. Ý chỉ thầy Minh Tuệ dùng pháp tu “Hạnh đầu đà” thức tỉnh đại chúng, thức tỉnh các tăng ni trên con đường hoằng pháp.
³. Thầy nớ: chỉ sư Minh Tuệ.
⁴. Hóa duyên: Người tu thời xưa vì muốn kết được nhiều thiện duyên nên thường đi giày rơm, cầm cây gậy trúc (cũng kêu đả cẩu bổng, gậy đánh chó) và một chiếc bình bát rồi vân du khắp nơi. Khi đói thì hướng đến người qua đường xin miếng cơm, mệt mỏi thì xin ở nhờ một tối… như thế gọi đó là “hóa duyên”. Ngày nay, khi cần lập chùa, tu bổ chùa, đúc chuông, tạc tượng v.v., các nhà sư thường đi quyên tiền, quyên tài vật cũng gọi là hóa duyên. Cũng có sách gọi la đi khuyến hóa.
⁵. Tứ đế: chính xác là “Tứ diệu đế” hay “Tứ Thánh đế”, “Tứ chân đế”. Là 4 sự thật vi diệu của cuộc đời. 4 sự thật về sự khổ (khổ đế), nguyên nhân của khổ (tập đế), cách giải quyết khổ (diệt đế) và con đường đưa đến hạnh phúc tối hậu (đạo đế).

MẶT TƯƠI NHƯ NGHÉ !?

MẶT TƯƠI NHƯ NGHÉ !?

 

Suốt cả tháng, dõi theo thầy Tuệ
Việc bán buôn, thây kệ, chẳng màng
Ngủ cầu sư mãi, kiện khang
Thức nghe đầu óc, "mở mang" rõ nhiều.

Chồng nhận thấy, tật KIÊU giảm bớt
Chỉ tháng hơn, HÓNG HỚT, tự thuyên
Dụ rằng, nay chẳng những duyên
Lại còn ra dáng, đã CHUYÊN lại HỒNG.

Được thảy cậy¹, sư ông Anh Tú
Giúp nhận chân, "bể lú bờ mê"
THIỆN - DUYÊN, gốc của Bồ Đề²
"Xàm" tăng dẫu ép, nguyện THỀ, đếch linh !

Thích "hòa thượng", xúi mình, cúng đất
Hứa, đẹo³ cho, lão tất, lặng thinh
Nhắn tin, điện cố, giục mình
Rạng chân "vỗ" phát, hồn kinh... phách lìa!

Chừa cố tật, hằm he dọa nạt
Đếch cúng dường, gia MẠT, phước HAO...
Rõ ràng, may mắn làm sao
Hạnh tu thầy Tú, ĐỘ bao... nhiêu người!

Chồng nghe thế, mặt tươi như nghé
Nói: Học thầy, vợ nhé..., cố lên!.

Quận 12, ngày 9.6.2024
Thiều Ngọc Sơn.
--------------------

Ghi chú:
¹. Cậy: nhờ, cậy nhờ; nhờ đó mà...
². Bồ Đề: chỉ Đạo Phật, cũng gọi là Đạo Bồ Đề.
³. Đẹo: Chỉ có nghĩa khi đọc bằng giọng Nghệ hay giọng Quảng. Đẹo cho tức không duyệt, không đồng ý, không cho.

BÍ MẬT ẨN CHỨA TRÊN VÁCH ĐÁ, NƠI SƯ MINH TUỆ ẨN TU

Cách nay cũng khá lâu, mình có xem Clip của bạn Nhân "gà" Vlog. Nội dung nói về việc bạn này đêm hôm vạch lá mò lên núi Sạn (cách Tp.Nha Trang 3km về phía Bắc), nơi sư Minh Tuệ (thế danh Lê Anh Tú sinh 1981, nguyên quán Hà Tĩnh) ẩn tu. Mục đích chuyến viếng thăm đột xuất (xem Clip đăng kèm phía dưới) vào ban đêm trước nhằm giải tỏa trí tò mò, lòng thắc mắc, sau là nghe sư tâm sự, chuyện trò, và rốt nữa là nhằm câu like, câu view kiếm tiền.
 
 
Chuyện cũng chẳng có gì đáng nói cho đến khi, sau 1 thời gian bộ hành "khất thực" cùng sư Minh Tuệ từ Bắc vào Trung, có nhiều tiktoke, Youtuber khẳng định mỗi khi sư Minh Tuệ ngồi nghỉ (ở gốc cây, nghĩa địa thì trong lùm lá, thân cây hay bức tường phía sau sư ngồi, thường ẩn hiện các khuôn mặt, hình bóng các vị Bồ tát, Long thần, Thổ địa v.v. đến hộ pháp. Đặc biệt là hay có sự lạ như lá rơi, bướm lượn, chim chóc reo ca...
Cứ nghĩ những chuyện trên, chỉ là hư cấu, thêu dệt, mục đích tăng lượng người hiếu kỳ vào xem nhằm câu like, câu view. Hoặc PR tâng bốc của những người yêu quí sư, yêu quý pháp tu "Hạnh đầu đà".
 
 
Tuy nhiên, nếu tua chậm và coi kỹ Clip, chọn kỹ thuật chụp màn hình thì: trên vách đá trong hang núi Sạn, nơi sư ẩn tu, ngay sau lưng (chỗ sư ngồi thiền định, nghỉ, ngủ), có in rõ hình sư tổ Bồ Đề Đạt Ma*.
Nhược vẫn không tin, mình mời các bạn coi kỹ các tấm hình chụp màn hình Video và coi thật kỹ Clip phía dưới ắt chứng cho lời mình nói. Chứng cho "Du tăng khất sĩ hạnh đầu đà" Thích Minh Tuệ là người bất phàm.
Quận 12, ngày 31.5.2024
Shaolaojia.
-------------
*. Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨), người Ấn Độ. Tổ đời thứ 28 của Phật môn, là người truyền bá đạo Phật và sáng lập Thiền tông cũng như Võ thuật Trung Quốc.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG