Muôn Mặt Cuộc Sống
TỪ CHỨC SAU MƯỜI NGÀY
Vợ Nam hạ, chỉ mười ngày chẵn
Chức bàn giao, giữ hẳn... Chưởng "phòng"
Khích câu: liệu "gánh" nổi không ?
Lên xe, dặn với (1), bẩu chồng: Cố lên !
Mười ngày chẵn, tâm bền, chí tráng
Chả lúc nao, rảnh háng, lướt fây
Suốt ngày, bôn tẩu, đông tây
Mặt như lính Mỹ, bị vây... thủa nào.
Mười ngày chẵn, bạn nao, gọi điện
Cũng nghe: Đi, công chiện, vắng rồi !?
Mười ngày, tình bạn, thiu ôi!
Trách thời, ngực ưỡn: Nay tôi... "chưởng" phòng.
Mười ngày chẵn, môi không dính rượu
Vợ về khen, dáng "điệu" (2), hẳn ra
Nào hay, chồng mụ, ở nhà
Buồn kêu con cháu, đến mà... "quất" bia.
Sáng vữa thấy, vợ dzìa, tới cổng
Chạy ra thưa: Nhà hổng chuyện chi
Mười ngày, từ bữa vợ đi
Bình an vô sự, chẳng gì, xảy ra.
Nay "hảo" ý, dự là, từ chức
Chưởng phó ư, nhất mực, chả ham
Vợ khen, chồng rõ chẳng tham
Thôi thì chức "Chưởng", vợ làm luôn cho ! OK.
Tp.HCM, ngày 22.6.2020
Thiều Ngọc Sơn.
---------------------
Ghi chú:
(1). Dặn với: dặn dò thêm (vì sợ người nghe chưa hiểu hoặc người dặn vẫn chưa yên tâm), dặn cố...
(2). Dáng điệu: chỉ dáng người thon thả (do làm nhiều), nhìn đẹp...
KHI MẸ VẮNG NHÀ (2)
Khi mẹ, vắng nhà
Ba là, đầu bếp
Mọi việc, sắp xếp
Tẻ nếp, gọn gàng.
Giống mẹ, y chang
Nhẹ nhàng, giọng nói
Để khi, ai hỏi
Con khỏi, bận lòng.
Sáng gọi, con xong
Ba vòng, ra chợ
Rau vài, ba mớ
Lạng mỡ, cọng hành.
Quả ớt, rồi chanh
Ngọt lành, gia vị
Xong về, chuẩn bị
Giờ Tỵ, sẵn sàng.
Tỉ món, cơm rang
Phi vàng, hành tỏi
“Đảo” không, mệt mỏi
Sao hỏi…, chẳng dzòn.
Thịt kho, muốn ngon
Ngó mòn, con mắt
Trước tiên, đem xắt
Trộn chắt, nước màu
Chả những, đỏ au
Còn mau, cơm nữa.
Cà om, tiên rửa
Cắt nửa, vầng trăng
Ếch nhược, nấu măng
Cầm bằng… cũng rứa !
Tức liu, riu lửa
Chính cửa, ngọt ngon.
…
Thảy tất, vì con
Dẫu mòn, quý thể
“Cha” người, cũng thế
Đâu dễ… mình ba !.
Quận 12, tối 13.6.2020
Shaolaojia_Thiều Ngọc Sơn.
TỪ ĐIỆN TỚI… “CHỊCH”
TỪ ĐIỆN TỚI… “CHỊCH”
Đêm cuối tuần rồi, hai vợ chồng nhà Hai “lúa” ở xứ An Giang vì buồn nên đi ngủ sớm.
Vừa lên giường, Hai “lúa” liền lật vợ ra làm phát xả xì trét. Còn chưa mặc quần, mụ vợ đã xòe tay :
– Đưa đây 2 xị !!!
– Ớ ! Tiền công mần mướn cả tháng tui nộp rồi mà ?
– Đó là tiền “thuê bao” cha nội, còn xài nhiêu trả nhiêu à nghen.
– Nhưng, bữa hổm bà tính có 1 xị mà !
– Tăng giá ! Điện, nước, xăng, gas, viện phí, cái lồn gì cũng tăng, biết chưa ?
Vậy là Hai “lúa” đứt cha nó 2 xị tiền công cắt lúa.
Nửa đêm về sáng, khí mát tràn về, tâm hồn thư thái khiến cây đoản côn của Hai “lúa” lại cửng lên. Nghĩ nếu tuốt thêm lần nữa mụ vợ có tính cũng chỉ mất đến 4 xị (nhớ là giá cắt lúa dưới Miền Tây hiện 4 xị/công) là cùng, có gì mai ta cố tí bù vào.
Nghĩ sao làm thế, Hai bèn lật vợ, “tuốt” thêm một lần nữa thật. Giống như lần trước, còn chưa kịp thọc chân vô quần, mụ vợ đã xòe tay ra đòi tiền… Có điều, dẫu tối nhưng Hai nhìn rất rõ, bàn tay mụ không phải 2 ngón như cái lần chung đụng đầu tiên mà là 3 ngón tay, rất rõ ràng mụ nói:
– Đưa đây 3 xị !
– Trời đất mẹ ơi ! Hồi đầu hôm 2 xị, sao lần này lại 3 ?
– “Lúa” quá cha ơi ! Đụ con mịa, Nhà nước tính tiền điện bậc thang, tiền nước bậc thang, hổng lẽ tui hổng biết tính tiền ….. “chịch” bậc thang ? Hàng đây đẹp, hàng ngon chớ đâu phải hàng trôi nổi ?
– Bà…
– Tui đâu có ngu ?
– Bà tính cho mắc dữ dzô, “điện nước” của bà yếu xìu mà tính với giá cắt cổ dân đen sao ?
– Ê, ông đừng có mà chê mắc nghen, ông thử xợt gu gồ coi giá gái Tây, gái Hàn, gái Nhựt bổn, gái Liên minh châu Âu rồi biết mắc hay rẻ. Tui á- là rẻ nhứt thế giới rồi.
– Dzậy sao hồi nãy bà hổng nói giá trước ?
– Giá chịch là phải “mật”, bí mật quốc gia đó cha nội !
Nghe mụ vợ nói, Hai cứng cổ đéo biết nói sao… đành xòe 3 xị ra trả. Nghĩ đù má con mụ vợ (chửi thầm thôi) “chịch” 2 phát tính ra mắc hơn 1 công cắt lúa… Nghĩ đến chuyện hôm nay phải cắt đến tối khuya mới được dzìa, Hai “lúa” nóng mặt, điên lên hét:
– Bậc thang cái lồn què, mật cái cái lồn què, điện nước đã như cái lồn què lại còn bày đặt so với giá thế giới ! So cái con cặc…
Mặc Hai “lúa” chửi, chửi lắm thì tự nghe, mụ vợ tay phe phẩy 3 tờ tiền, nhìn như chiếc quạt của Gia Cát Dự nước Tàu, bình tĩnh phát biểu:
– Tiếc tiền hả ? Nghèo thì đừng có xài điện, nghèo thì “chịch” một phát thôi nhá, hai phát thì không thể gọi là nghèo. Vợ tăng giá một chút lại kêu thì “gái ngành” sao phát triển được ? Hứ…
Nguồn: sưu tầm
1441 – Tại sao cứ phải nhất nhất “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ…” ?
Tại sao cứ phải nhất nhất “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ…” ?
Xưa kia á, dân gian người ta chỉ có câu “mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy” thôi… chả biết vì cái lý do gì, sau này lớp hậu sinh chúng lại thêm cái vế “mồng hai Tết mẹ”… cơ mà nghe cũng rõ thông minh và có lý. Dưới đây, mời các bạn nghe ông thầy Nguyễn Hùng Vĩ giải thích nhé !
Nói về mấy ngày Tết bắt đầu từ mồng một, dân gian xưa thường có những câu: Mồng một chơi nhà, mồng hai chơi ngõ, mồng ba chơi đình, hay Mồng một Tết nhà, mồng ba Tết chuồng, mồng bốn ra vườn Tết cây.
Riêng câu Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy, nghe ra có vẻ mới. Các sách xưa chỉ ghi: Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy. Sách ghi xưa nhất câu này còn có thể đọc là cuốn Nam âm sự loại, sách Hán Nôm, do Vũ Công Thành soạn và đề tựa vào năm 1925. Sau này, một bậc cựu học là cụ Trần Duy Vôn, khi làm sách Câu cửa miệng cũng ghi như vậy. Sách cụ làm tuy in muộn (năm 1999) nhưng bản thảo đã có từ rất lâu trước đó.
Các sách sưu tầm sau này cũng đều chỉ ghi Mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.
Tại sao vậy ?
Có hai khả năng diễn ra: Thứ nhất, ông với bà, cha với mẹ thường ở với nhau, hà cớ gì Tết ông mà không Tết bà luôn, Tết cha mà không Tết mẹ luôn. Sách khảo cứu lễ tiết về dịp Tết Nguyên đán của các cụ Phan Kế Bính, Toan Ánh, Nhất Thanh cũng không nói chuyện Tết mẹ, hay Tết bên ngoại như thế nào.
Thứ hai, hoặc giả dân gian ngày xưa từng nói cả câu có cụm mồng hai Tết mẹ nhưng những người ghi chép bỏ sót hoặc vì cớ gì đó mà cố tình bỏ bớt cụm này. Điều này khó xảy ra vì đạo hiếu xưa, cha mẹ đều tôn trọng như nhau, chưa kể tình cảm con người thì “phụ mẫu tình thâm” hướng về mẹ nhiều hơn. Các cụ trọng lễ nghĩa chắc không đến nỗi sơ sót đến nhường vậy.
Giới nghiên cứu văn hoá dân gian chúng tôi nghiêng về phía cho rằng câu có cả ba vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè. Kiểu này trong thành ngữ tục ngữ rất thường thấy.
Mùng ba các học trò đến chúc tết và đòi tiền lì xì võ sư Thiều Ngọc Sơn
Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hữu lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mùng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.
Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồm ba Tết thầy rất nên trong xã hội ngày nay.
Nói về mồng một Tết cha, cụ Phan Kế Bính (đỗ cử nhân Hán học năm 1906, là nhà báo vừa có cựu học, vừa có có tinh thần duy tân) đã ghi lại chuyện về mồng một Tết. Cụ viết rằng “sáng mồng một thì làm cỗ cúng gia tiên… Cúng xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào gọi là tiền mừng tuổi… (sách Việt Nam phong tục, 1915). Cúng gia tiên thì chắc chắn là cúng bên nội, nhà cha, theo phong tục xưa. Đó đích thị là mồng một Tết cha vậy.
Chuyện mồng ba Tết thầy liên quan đến tôn sư trọng đạo. Ngày xưa thầy đồ dạy học đa số không có chuyện biên chế hay giáo chức ăn lương nhà nước như bây giờ, trừ trường đặc biệt do triều đình lập ra. Người học trước thông chữ hoặc đỗ đạt dạy cho người học sau. Học trò muốn học thì kiếm buồng cau xin nhập môn và lạy thầy hai lạy. Đủ học trò, thầy chọn ngày tế thánh rồi mở lớp. Học hết chữ thầy này, nếu muốn theo đòi bút nghiên, trò lại tìm thầy nhiều chữ hơn để học lên.
Thu nhập của các thầy đồ là quà cáp của phụ huynh. Có sách xưa đã viết, lúc học có năm ngày Tết, như Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.
Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Nhà thầy có việc hiếu hỉ, thì trò thông qua trưởng tràng, giám tràng (cán bộ lớp), chăm lo như việc của chính nhà mình. Khi thầy quy tiên, học trò cũng để tang ba năm, có điều không phải tang phục, tang chế đầy đủ. Để tang trong bụng gọi là tâm tang. Học trò thành đạt thường giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Nhà thầy không có con trai nối dõi cúng tế thì trò phải cúng tế cho đến hết đời mình. Người xưa chọn “mùng ba Tết thầy” là theo cái đạo nghĩa đó.
Các học trò đến thăm và chúc tết Thiều Lão gia…
Ngày nay, về cơ bản đạo nghĩa thầy trò ở VieejtNam vẫn tiếp tục nhưng có khác đi. Tôi nhớ cách đây 25 năm, khi tôi dạy và giúp hướng dẫn một học viên cao học người Hàn Quốc làm luận án thạc sĩ. Khi thành công rồi, bạn ấy phát biểu rằng, cái quý nhất ở Việt Nam là cái sư đạo truyền thống vẫn rất đậm đà.
Tôi thích đoạn viết của cụ Phan Kế Bính về cái sự tiêu cực ngày xưa. Cụ viết: “Còn như mấy ông đồ quèn học hành chưa hiểu vỡ mạch sách, văn chương chưa thuộc đủ lề lối mà đã đi về các vùng nhà quê tìm nơi thiết trường gõ đầu năm ba đứa trẻ nửa mường nửa mán để hộ khẩu cho qua đời. Vậy mà cũng dám lên mặt đạo mạo, động một tí thì bổ cho đồng môn… Ấy là cái mọt của thiên hạ”.
Xưa cũng như nay thôi, nếu đạo nghĩa thầy trò có thay đổi đi thì trước hết, người thầy và thiết chế giáo dục phải xem lại chính mình. Tình thầy trò nằm trong cái tình rộng lớn của con người với nhau. Làm thầy không gì hạnh phúc hơn có nhiều trò giỏi và thân thương trong cuộc đời.
TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên Giảng viên khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đừng Thấy Tây Có Cái Gì, Mình Cũng Cố Có Cái Ấy…
Đừng Thấy Tây Có Cái Gì, Mình Cũng Cố Có Cái Ấy…