Login Form

Số Người Truy cập

04211109
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
65
306
748
2567768
8389
28625
4211109

2024-03-19 03:37

Chuyện Làng Võ

TIỂU SƯ (第 三 ) !

TIỂU SƯ (第 三 ) !

 

143833.jpg - 76.53 kB
 
 
Tiểu sư mới, bữa nao, xin học
Chẳng biện phân, “tung” dọc, “hoành” ngang
Kiếm cầm, cứ vậy, “tiểu” phang
Hỏi kêu: “Thôn với lại làng, giống nhau !?”
 
“Tiểu” chưa biết, thâm sâu, nguồn gốc
Đời chẳng chi, phút chốc tựu thành
Đánh Minh, Lê Lợi, lừng danh
Mười năm, mài kiếm, rành rành… tạc ghi (1).
 
DSC05939.JPG - 300.73 kB
 
Tiểu sư Huỳnh Khánh Huy và sư đệ Nguyễn Khánh Trọng tập kiếm ngày 31.1.2021
 
Hay “Kiếm khách”, tên gì ấy nhỉ ?
A nhớ rồi, bố khỉ…, nước Tề !
Sử ghi, đất Chỉ, là quê
Tính danh, Nhiếp Chính, chuyện phê… “sõi” hồn.
 
Mười năm chẵn, luyện côn, mài kiếm
Trả thù cha, đời hiếm, mấy ai ?
Chuyện ni, kể “tận”, hơi dài
Muốn nghe, đọc “chú thích” bài, dưới đây !
 
as.jpg - 40.39 kB
 
“Tiểu” chưa biết, lội lầy, gốc cội
Bởi chưa chi, đáp vội, đáp vàng
Võ thời, biển học, mênh mang
Đến thầy càng học, lại càng… thấy ngu ! 
 
Làm răng khởi, răng thu (3) kiếm pháp ?
Phách, quải, liêu, mạt, đáp, triệt, lan…
Thế chi, gọi thế “long bàn”
Tại sao “hổ cứ”, vạn ngàn… hiểm hung.
 
1440---Copy.jpg - 83.46 kB
 
Tác giả Vs. Thiều Ngọc Sơn và học trò, “tiểu” sư Huỳnh Khánh Huy
 
Làm sao gọi, kiếm phùng tuyệt địa
Lại còn năng, “tròn trịa”, hồi sinh,
Sao kêu, Long – Phụng tường trình ?
Nhược như, chủ – khách, phân minh làm nào ?
 
“Tiểu” sư mới, bữa nao, xin học
Chẳng biện phân, “tung” dọc, “hoành” ngang
Kiếm cầm, cứ vậy, “tiểu” phang
Hỏi kêu: “Thôn với lại làng, giống nhau !?”./.
 
Tp.HCM, ngày 2.2.2021
Thiều Ngọc Sơn.
———–
Chú thích:
(1). Lê Lợi (黎利): còn gọi là Lê Thái Tổ, Anh hùng dân tộc, người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc Minh dành lại độc lập, lập nên nhà Hậu Lê trong lịch sử Đại Việt. Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm 1385, người Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng tham gia Hội thề Lũng Nhai (thuộc xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân – Thanh Hóa) cùng nguyện thề đánh đuổi quân Minh cứu nước. Thế nhưng, vì nhiều lý do nên mãi 2 năm sau, vào ngày mồng 2, tháng Giêng, năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi mới cùng 50 vị anh hùng hào kiệt như Phạm Vấn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Nguyễn Lý… mới tập hợp được lực lượng và chính thức phất cờ khởi nghĩa. Sử gọi khởi nghĩa Lam Sơn. Tương truyền Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa nhưng do thế yếu không chống nổi cường địch.Nghĩa quân liên tục gặp bất lợi, bởi vậy đức Long Quân (vủa Thủy Tề) bèn trao cho mượn thanh kiếm gọi Thuận thiên kiếm (順天劍), một thanh kiếm báu để giúp vua trừ giặc. Sau 10 năm, khởi nghĩa thắng lợi, non nước thanh bình, tại Thăng Long vào một ngày đẹp trời vua đem kiếm trả lại cho đức Long Quân (giai thoại này chắc ai cũng biết).
 
(2). Nhiếp Chính (聶政): người đất Chỉ, nước Tề. Một thích khách nổi tiếng bậc nhất sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Truyện Nhiếp Chính vì Nghiêm Trọng Tử mà hành thích tướng quốc nước Hàn là Hiệp Lũy đã được Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử ký (chuyện này cũng nhiều người biết vì đã được dựng thành tác phẩm điện ảnh Võ hiệp).
 
Ở xin đề cập đến 1 giai thoại khác về nhân vật này: Thái Ung người thời Đông Hán trong tác phẩm Cầm Thao (琴操) đưa ra một thuyết khác về chuyện Nhiếp Chính. Theo đó cha của Nhiếp Chính vốn là thợ rèn kiếm cho Hàn Ai hầu, vì quá hạn rèn kiếm mà bị Ai hầu giết. Nhiếp Chính sau khi ra đời được mẹ kể lại chuyện của cha bèn thề giết Hàn Ai hầu trả thù. Lớn lên Nhiếp Chính khổ công học kiếm thuật, khi thành danh thì giả danh lẻn vào vương cung của Ai hầu nhưng bị phát hiện nên phải trốn vào Thái Sơn. Tại đây Nhiếp Chính chuyển qua học đàn 10 năm rồi thay đổi dung mạo quay về nước Hàn. Khi về tới Hàn thì tài đàn của Nhiếp Chính nhanh chóng được Ai hầu biết tới, ông được triệu vào cung biểu diễn cho Hàn Ai hầu nghe. Nhân lúc Ai hầu và đám cận vệ đang say sưa nghe đàn, Nhiếp Chính nhanh tay rút chủy thủ dấu sẵn ra đâm chết Ai hầu rồi tự móc mắt, lột da mặt và tự tử. Xác của Nhiếp Chính bị người Hàn đem phơi ở chợ để treo thưởng tìm tung tích. Chị của Nhiếp Chính là Vinh nghe tin bèn tìm đến nhận xác em trai rồi khóc lóc thảm thiết mà chết bên cạnh ông.
 
(3). Khởi, thu: thuật ngữ chuyên môn chỉ cái cách cầm kiếm vũ lộng, cách thu kiếm khi thôi, không sử dụng.
 
(4) Long bàn – hổ cứ (龍蟠虎踞): Rồng trong quan niệm Văn hóa dân gian VN và TQ được coi là linh vật (đứng đầu tứ linh Long – Lân – Qui – Phụng). Rồng có quyền uy tối thượng, có thể hô phong hoán vũ, tạo phúc giáng họa, là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Long bàn (龍蟠) chỉ chỗ con rồng nằm; Hổ cứ (虎踞): thế con cọp ngồi xổm. Cả 2 cụm từ đều dùng để chỉ địa thế hiểm yếu. Trong kiếm thuật, thế (chiêu) “long bàn” là một trong những thế kiếm vô cùng hiểm ố. Nhìn như nhàn nhã tọa đàm nhưng khi vũ lộng thì thiên biến vạn hóa, ảo diệu khôn lường. Tương tự như thế, “hổ cứ” là thế kiếm tượng hình chỉ con hổ ngồi (hổ phục), khi gặp thế kiếm này, phải hết sức cẩn trọng đề phòng. Có câu “Hổ lang đương đạo” (Hổ với sói chặn ở phía trước) không thể tự tiện xông bừa. Thế “Hổ cứ” giống như “thái sơn áp đỉnh” (núi Thái ụp đỉnh đầu), như “linh miêu bộ thử” (mèo thần vồ chuột) rất hung hiểm, họa đến không biết lúc nào… cổ kim kiếm khách ai gặp cũng đều kinh hãi.

Chuyện võ sĩ MMA đến An Nam tầm sư học “Nội công tâm pháp

NHĐ

Tháng 6 năm Đại Quang thứ 2, có võ sĩ MMA người Mỹ tên là Maxwell nghe nói ở Việt Nam có người đã luyện thành thượng tầng kungfu “Nội công tâm pháp” nên chẳng quản đường xá xa xôi, sơn khê cách trở quyết đến Việt Nam “tầm sư học nghệ”.

 

Vừa đáp xuống Nội Bài giấc trưa, Maxwell được một kiều nữ tên Hương Giang đón về Hà thành bằng con huyết chiến mã. Niềm vui được đến với mảnh đất “Em ơi ! Hà Nội phố”, đến với đất tổ của môn “Nội công tâm pháp” còn chưa thực sự thăng hoa thì vào giờ Dậu (lúc 17h35′ ngày 23/6/2017) trước số nhà 421 Trần Khắc Chân (F.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội) trong khi chờ tín hiệu đèn giao thông, chân của Maxwell đã bị chân con thiên lý mã do Nguyễn Duy Khánh, một thiếu gia người huyện Thanh Trì cỡi dẫm vào.

Quá đau đớn, Maxwell bèn dùng tả chưởng đập mạnh vào tai con thiên lý mã khiến nó nhảy dựng lên. Thiếu gia họ Nguyễn vì xót thiên lý mã không dưng bị cái tát ù tai bèn tung người nhảy khỏi lưng ngựa. Khi chân vừa đạp đất, vị thiếu gia liền tung ngay quả “Thôi sơn đảo hải” vào giữa mặt võ sĩ MMA. Dù biết có luồng cuồng khí nóng như lửa đốt táp thẳng vào mặt nhưng phần vì chân đau, phần vì bất ngờ nên võ sĩ người Mỹ không sao tránh nổi, đành hứng trọn quả thôi sơn khiến mặt mũi sưng vù, đỏ lòm toàn huyết.

3a

Maxwell hứng trọn quả thôi sơn khiến mặt mũi sưng vù, đỏ lòm… toàn huyết.

Nghĩ có chuyện hiểu nhầm, theo phản xạ đã được các đại sư bên Mỹ chỉ bảo, Maxwell bèn chuyển về thế phòng thủ đồng thời liên tục dùng khẩu hình công cảnh báo, nhắc nhở đối phương. Lại dùng tiếng “bồi” của Hà Nội để nói rõ mình là võ sĩ MMA của Mỹ, mình sang đây tìm thầy học nghệ chứ không phải sang đánh nhau… Còn chưa nói hết ý nghĩa, mục đích, tông chỉ của chuyên “du Việt”, Maxwell bỗng phát hoảng khi thấy một hảo Việt mặt mũi bặm trợn, chẳng biết từ đâu nhảy vào dùng tả chưởng nắm vai kiều nữ Hương Giang, trong khi hữu chưởng phóng thẳng vào mặt Maxwell. Không dưng bị dính hai đòn liên tục, Maxwell bèn quyết định sử dụng chiến thuật “tiên phát chế nhân”, đây là kỹ thuật đánh chặn cực kỳ hữu hiệu, một lối đánh đặc trưng của MMA (nên nhớ, ngày 07.04.2017 tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ra lệnh cho quân đội phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay quân sự Al-Shayrat của Syria cũng chính là bắt chước kỹ thuật đánh chặn này của MMA) thế nhưng, khi vừa định triển khai Maxwell chợt nghe tiếng kiều nữ Hương Giang hô “Chạy đi ! Chạy đi không nó phang bể cái con mẹ nó đầu bạn bây giờ !”. Liếc nhanh mắt về trái, Maxwell thấy một trong hai vị hảo Việt tay bê cục gạch to chà bá lao vào định táng mình. May có kiều nữ Hương Giang liều thân cản lại trong khi miệng hô Maxwell chạy đi. Cố nín đau thương, ngó về phía người bạn gái, Maxwell nhận được sự động viên, khích lệ, cổ súy của kiều nữ nên chàng bèn tung người… bỏ chạy.

Giống y một số quốc gia, rất chuyên nghiệp. Chỉ ít phút “Cảnh sát” xuất hiện…

1

Khi đã yên vị trong trụ sở Cảnh sát. Lấy lại tinh thần, Maxwell bèn kể lại ước muốn đến Việt Nam tầm sư học nghệ của mình.

Vị cán bộ Công an quận Hai Bà Trưng sau khi chăm chú lắng nghe câu chuyện của Maxwell, ông chia sẻ:

– Cách nay hai hôm, báo chí chính thống của chúng tôi có đưa tin vào lúc 20h50 đêm 21/6, Stephen một võ sĩ Quyền Anh quốc tịch Mỹ cũng đến Sài Gòn tầm sư học đạo. Khi đang ngồi nhậu với mấy người bạn Mỹ tại đường Bùi Viện (thuộc khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp.HCM) thì xảy ra mâu thuẫn, ẩu đả với 1 thanh niên người Việt. 2 người đuổi đánh nhau sau đó cùng chạy vào con hẻm số 186 đường Bùi Viện.

– Rồi sau đó thế nào ? Maxwell nóng lòng muốn biết.

– Một lát sau, người dân xung quanh phát hiện du khách người Mỹ nằm gục trong hẻm với thương tích trên người, chảy nhiều máu và đã tử vong… Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang ráo riết truy tìm hung thủ.

– Ui chao ! Đúng là hảo kungfu… Maxwell thốt lên – Sao Việt Nam các ông nhiều người giỏi thế, nhiều “hảo Việt” thế ?

5

Tây ba lô ngồi uống bia đêm tại các quán vỉa hè trên đường Bùi Viện

Không để ý đến câu tán thưởng của Maxwell, vị cán bộ tiếp tục giải thích. Ông nói cho Maxwell biết loại kungfu “Nội công tâm pháp” mà anh thấy đang quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, trên Youtuby, trên các trang mạng xã hội… hiện do ông võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Việt Nam nắm giữ. Lại bảo ông Kiệt người trong Nam, hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM chứ không phải ở Hà Nội.

Ông nói tiếp:

Thực ra kungfu “Nội công tâm pháp” mà Maxwell muốn học là kungfu bí truyền của phái Giả Vũ, một võ phái hoạt động dưới thời Khúc mạt (chính quyền họ Khúc do Khúc Thừa Dụ khởi lập 905-930) Dương sơ (tức chính quyền Dương Đình Nghệ 931 – 937) tại vùng Bắc Việt Nam xưa. Môn phái này tương truyền do nha tướng Kiều Công Tiễn (矯公羨 ?-938) người Châu Phong (Vĩnh Phúc bây giờ), một võ quan dưới trướng Dương Đình Nghệ sáng lập.

 

NHĐ

   kungfu “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển”

Cứ theo sử ký, tên đầy đủ của kungfu này là “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển”, loại kungfu thượng thừa của nhà họ Kiều. Kungfu “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” được chia thành 3 tầng công lực khác nhau gọi là thượng, hạ và trung. Theo đó:

– Kẻ nào luyện thành HẠ TẦNG kungfu tuy chả đánh đấm được ai nhưng thân thể kiện khang, suốt đời vô bệnh.

– Kẻ nào luyện TRUNG TẦNG kungfu thì có khả năng xuay mông, hất đít, uốn éo hông vai… khiến đối phương muốn cầm mà không thể cầm (muốn bắt mà không thể bắt – Dục cầm bất khả), muốn đánh mà không trúng (đả nhi bất đạt), muốn đả mà không thể đả (yêu đả bất năng) v.v. vô cùng ảo diệu, lợi hại khôn lường. Học thành “trung tầng” kungfu có thể mở lò chiêu sinh, triệu tập môn đồ… cũng đủ kiếm cơm độ nhật.

– Kẻ nào luyện thành THƯỢNG TẦNG kungfu “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” thì có thể “cách không đả địch” tức không cần giao thủ, chỉ cần vận công, phóng điện thì dù đối phương đứng cách xa năm bảy mét vẫn bị đánh ngã như thường. Không chỉ thế, luyện thành thượng tầng còn có đứng từ xa phóng chưởng “cách không ám chưởng hủy cốt công” tức lén dùng chưởng phóng điện làm cho xương cốt của đối phương thối rữa… Trong “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” có gi rõ, kẻ nào luyện thành kungfu THƯỢNG TẦNG thì không những làm “bá chủ võ lâm” mà có thể “Nhất hô bách ứng”, dùng để xưng vương xưng hầu…

Ông kể tiếp cho Maxwell nghe: Đây là thứ kungfu tương truyền xưa kia Kiều Công Tiễn dùng để ám sát chủ tướng Dương Đình Nghệ đoạt ngôi Tĩnh Hải Nam Tiết độ sứ vào tháng 3 năm Đinh Dậu (937) khiến cho mộng ước xưng vương nước An Nam của Dương Đình Nghệ (người đất Ái Châu) không bao giờ trở thành hiện thực.

42 năm sau khi Kiều Công Tiễn bị bị Ngô quyền giết chết vì tội phản nghịch, không biết bằng cách nào, kungfu “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” lại lọt vào tay kẻ giữ chức Chi hậu nội nhân Đỗ Thích (杜釋; ?-979 là một vị quan dưới thời nhà Đinh. Đỗ Thích người làng Đại Đê, huyện Thiên Bản, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Theo sử ký, chính Đỗ Thích đã dùng kungfu “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” cùng lúc giết chết 2 vua nhà Đinh là Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn vào tháng 10 năm Kỷ Mão (979).

Như vậy, chỉ non nửa thế kỷ với hai lần xuất hiện, “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” đã giết chết ba vị tiền hiền, đống lương của nhà nước An Nam cổ đại.

Do tính chất quá “nguy hiểm”, tàn độc của “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” nên kungfu này không chỉ bị sử xanh nguyền rủa, mà còn bị võ lâm, giang hồ cực lực chỉ trích, lên án. “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” bị cho là “ngụy kungfu”, “tà kungfu” nên bị người đời đồng lòng tẩy chay, không ai buồn học. Chính vì thế, “Nội công tâm pháp Kiều gia bảo điển” hơn ngàn năm nay đã biệt tăm biệt dạng, biệt tích giang hồ – vị cán bộ Công an quận Hai Bà thở dài đánh thượt. Một lúc sau ông lẩm bẩm như nói một mình – “Nội công tâm pháp Kiều gia Bảo điển” thực ra chỉ là loại công phu láo khoét, mất dạy, đã thất truyền từ lâu, không hiểu sao nó lại xuất hiện ở trong Nam, trong dòng tộc họ Huỳnh ? Thực là không hiểu nổi !

Nghe đến đây, Maxwell thốt lên: “Ô ! Thì ra là thế. Tại hạ không học nữa đâu, học nó về dễ bị Donald Trump bỏ tù lắm và tại hạ nghĩ dân Mỹ chúng tôi chắc cũng chả ai hoan nghênh ba cái thứ kungfu này !”.

Rồi như chợt nhớ, Maxwell hỏi:

– Hi, cán bộ cho hỏi phát ! Vị hảo hán đến sau mặt nhìn dữ tợn dùng chưởng đả tại hạ là ai ?

Ông cán bộ Công an quận nói:

– Ấy là thằng Doãn Văn Cường sinh năm 1988 người ở Phố Huế, quận Hai Bà, nhà nó cũng gần đây. Sao, các hạ muốn gặp lại nó à ?

Maxwell nghe hỏi vội đưa tay xua xua nói:

– No… no… no… Tại hạ chỉ hỏi để biết thế thôi. Không muốn gặp nó đâu.

Nói rồi, Maxwell xin phép ra về. Vừa đi vừa lẩm bẩm “Mịa, nó hơn mình có hai tuổi thôi, sao mà kungfu của nó cao cường thế nhỉ”.

Sáng sớm ngày hôm sau, người ta thấy hắn, Maxwell lấy vé rồi bay thẳng một lèo về Mỹ Quốc.

Tp.HCM, ngày 28.6.2017
Nhan Voky

TÙY DUYÊN

nam-anh-kiet-2101129.jpg - 94.89 kB

 

Sáng có rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin từ rất nhiều thành phần kể cả võ lâm giang hồ và các nhân viên... công cán.

Với "võ lâm giang hồ", họ điện thoại, nhắn tin cho mình chủ yếu bày tỏ quan điểm thất vọng, bất mãn, chán chường, thậm chí là xấu hổ (số xấu hổ ít thôi nhưng cũng có, bởi vậy mới nêu luôn ra đây chứ không mọi người lại bảo giang hồ không có liêm sỉ)... với giới Võ lâm Việt Nam sau khi coi Clip ông Nam Anh Kiệt, Tổng đàn chủ Vịnh Xuân Nam Anh ẩu đả, đánh lộn với ông Nam Nguyên Khánh, Chưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền Nam Bắc được phát tán trên mạng hôm 15/7. Phần cũng muốn biết thêm nội tình bên trong để lý giải cho câu hỏi vì sao nên nỗi;

Với các cuộc điện thoại gọi đến từ nhân viên công cán, mình phải hỏi lại các bạn muốn tìm hiểu về vấn đề gì? Với tư cách là người mến mộ bộ môn võ thuật hay hỏi để phục vụ công tác "chuyên môn" của các bạn? Và cũng đếch cần các bạn ấy trả lời, mình đáp luôn.

Thứ nhất:

Việc ông Kiệt đánh ông Khánh vì cho rằng ông Khánh là phản đồ, kẻ vong ân bội nghĩa này kia và ông phải có trách nhiệm "dạy dỗ" (coi đoạn dẫn phía dưới)... là việc làm hết sức lỗ bịch, mất nết.

Bản thân ông Kiệt cũng là một kẻ vong ân bội nghĩa, là đứa ăn cháo đá nồi... nay lại đi làm cái chuyện mà như ông trao đổi với Trí Thức Trẻ là "Đây là tôi nhân danh đạo lý để dạy dỗ ông ta !" (?!).

Nam Anh Kiệt là ai, tài đức của Y ra sao ? Y dựa vào cái gì mà chảnh chọe, vênh váo, cho mình có cái đặc quyền đi "dạy" người khác???

 

Quyt-nh-2.jpg - 96.07 kB

 

Cần nhớ, Nam Anh Kiệt nguyên xuất thân là đệ tử của vị sư phụ quá cố Nam Chinh Trần Ngọc Thắng và vị võ sư Thắng này mới chính là người truyền thụ võ nghệ cho Kiệt chứ không phải Vs. Nam Anh, vì giai đoạn này Nam Anh đã theo tiếng gọi của ái tình nên bỏ đi định cư và truyền thụ võ nghệ ở Canada vào năm 1986. Năm 2008, Võ sư Nam Chinh Trần Ngọc Thắng lâm trọng bệnh, bấy giờ Vs. Nam Anh mới từ nước ngoài trở về VN, ông nhận thấy rằng: trong suốt 22 năm qua, người đệ tử đầu tiên do ông truyền thụ võ công đã vâng mệnh ông âm thầm gầy dựng, phát triển võ phái một cách mạnh mẽ tại quê nhà và ông cũng nhận thấy tầm ảnh hưởng rất lớn cũng như uy tín của Nam Chinh Trần Ngọc Thắng trên võ đàn VN thời bấy giờ là không hề nhỏ. Tại Tp.Sài Gòn (HCM), giới võ lâm chỉ biết đến một võ sư Trần Ngọc Thắng chứ tuyệt không biết đến võ sư Nam Anh. Nguyên do thời bấy giờ (sau giải phóng), võ thuật bị cấm, phần do thầy Nam Anh trước đó cũng chỉ truyền thụ theo lối nhỏ lẻ, gia đình kiểu ai biết thì đến học chứ không công khai (cấm mà) tự do phát triển như bây giờ và chuyện ít người biết đến thầy cũng là cái lẽ tự nhiên. Bấy giờ, Nam Chinh Trần Ngọc Thắng với kiến thức võ thuật uyên thâm (do được truyền thụ trực tiếp) và tinh thần võ đạo đầy nhiệt huyết, ông hăng hái tham gia các hoạt động của Hội võ thuật cổ truyền Tp, tìm mọi cách tiếp cận và đưa võ học Vịnh Xuân phát triển, lấn sân sang các quận huyện...

Khi về nước, đến thăm học trò lâm trọng bệnh, võ sư Nam Anh (tên thật là Phan Bảo Thạch) thấy học trò không qua khỏi, ông mới tìm cách "thống nhất" các học trò của Nam Chinh bấy giờ đang tản mát ở khắp nơi về một mối. Sau nhiều lần đi đi về về, nhưng việc "quy giang sơn về một mối" không được như ý nguyện, có một số học trò chỉ tin tưởng và quy phục võ sư Nam Chinh và tỏ thái độ "bất tuân thượng lệnh" của Đại sư Nam Anh... trong đó có ông Trần Mạnh Kim Long, con trai cố võ sư Trần Ngọc Thắng. Ông Kim Long ngay từ thủa lọt lòng đến khi lớn lên chỉ học võ công do chính cha mình dạy và cũng chỉ biết "Sư Công" Nam Anh qua lời kể của cha. Bản thân Kim Long cũng chỉ muốn kế thừa và phát triển võ học của cha nên khi cha mất, ông Long thay cha dạy võ ở nhà mà không sang phục mệnh trước "Sư Công". Việc làm của Kim Long đã vô tình gây sự hiểu lầm dẫn đến việc ra đời "Thông báo" số 01/2015/CV-VXCTP ngày 31 tháng 03 năm 2015 do chính Chưởng môn Nam Anh ký trong đó, yêu cầu các Võ quán, các CLB, điểm tập... phải đăng ký hoạt động... Nếu không: "Việt Nam Vịnh Xuân chính thống phái dành quyền truy tố về hình sự lẫn dân sự các pháp nhân, cá nhân, tập thể bất chấp luật pháp trong thiời gian qua ngang nhiên mạo nhận, xâm phạm, cướp đoạt..." (xin coi bản ảnh thông báo phía dưới)

nam-anh-1.jpg - 120.73 kB

Quay trở lại vấn đề Nam Anh Kiệt, bằng một quyết định số 01 - 2015/A1 ngày 5/6/2015, Nam Anh Kiệt đã lợi dụng "chức vụ" được giao là Tổng đàn chủ Vịnh Xuân chính thống phái, đục bỏ tên của thầy mình là võ sư Nam Chinh Trần Ngọc Thắng (người đã chết trước đó cả 7 năm) ra khỏi phả hệ của môn phái với lý do "GIÁO DƯỠNG BẤT NGHIÊM NGHỊCH TỬ TRẦN MẠNH KIM LONG (?!).

22 năm nếu không có Nam Chinh Trần Ngọc Thắng lao tâm khổ tứ, hết lòng thực hiện lời dặn của Sư Công thì liệu võ phái có tồn tại không ? Vì ai, ai đào tạo, ai truyền thụ võ nghệ cho mình để mình đủ lực gánh vác trọng trách của võ phái ngày hôm nay ? 22 năm ấy, nhẽ Nam Anh Kiệt sang Canada học võ của Chưởng môn ư? Ấy là chưa nói việc làm của HLV Trần Mạnh Kim Long là việc làm sau này, liên quan gì đến thầy Thắng mà lại nói rằng "GIÁO DƯỠNG BẤT NGHIÊM" (?!). Việc của Kim Long tuy không tham gia võ phái (có thể vì nhiều lý do) nhưng vẫn âm thầm truyền thụ võ công do tổ tiên (cố võ sư Nam Chinh) truyền lại nhẽ đáng được tôn trọng, cần khuyến khích chứ sao lại cho đó là phản đồ ? Việc làm của Kim Long có khác gì việc Sư Công truyền thụ võ nghệ và phát triển võ phái Vịnh Xuân, nhẽ Sư Công cũng tham gia Hiệp hội Vịnh Xuân bên TQ phỏng ???

Mấy chục năm học võ với thầy, khi thành tài, chỉ vì cái danh hão mà đục bỏ tên thầy, phủ nhận toàn bộ công lao to lớn của thầy trong việc duy trì và phát triển võ phái thì liệu đấy có phải là đạo lý không ?

Không những thế, tại Điều 2 của quyết định trên, Nam Anh Kiệt còn ngang nhiên ghi: Cắt đứt quan hệ đồng môn với Nguyễn Thị Yến (sư mẫu của Nam Anh Kiệt, vợ của thầy Nam Chinh, mẹ nuôi của Chưởng môn Nam Nguyên Khánh... người từng lo miếng ăn dằn bụng, ly nước cho đám học trò như Nam Anh Kiệt, Nam Anh Việt, Nam Nguyên Khánh...) vì: CAN TỘI BẤT KÍNH, LẤY OÁN BÁO ƠN, CẤU KẾT VỚI PHẢN ĐỒ (ý là con trai của bà Yến) ĐIẾM NHỤC SƯ MÔN... Kinh !

Đưa cái quyết định Kỷ Luật của ông Tổng đàn chủ (mọi người coi bản ảnh phía trên) và dẫn câu chuyện để mọi người xét Y, Nam Anh Kiệt có thực đủ nhân cách để dạy người khác không? Ấy là chưa nói đến chuyện Nam Nguyên Khánh lớn tuổi hơn Anh Kiệt rất nhiều.

Thứ hai:

Về góc độ pháp luật, các ông có thể mời ông Kiệt lên phường và thông báo ông đủ tiêu chuẩn ăn cơm chính phủ, ngủ tại Z30D mà không mất tiền được rồi đấy. Việc cho ông Kiệt được hưởng cái đặc ân "ngủ không tốn tiền" nhiều hay ít thì tùy duyên. Các vị cứ chiểu theo Nguyễn Phú Trọng Hình Luật mà xét.

Cần nhớ, sau khi tung cố ý cắt dán, chỉnh sửa, hiệu đính... rất cẩn thận, đảm bảo Clip khi đưa lên mạng võ lâm phải thấy được cái uy vũ của vị "Tổng đàn chủ" khi chủ trương động thủ, thanh toán đồng môn được đưa lên mạng (cái này là vi phạm tội làm nhục người khác có tổ chức, có mưu mô, có chiến lược, chiến thuật, có chủ ý đàng hoàng) và bản thân cũng đã thừa nhận mình chính là nhân vật chính... thì đủ cơ sở "ụp" được rồi, không nhất thiết phải chờ ông Khánh có đơn yêu cầu và cũng không cần tốn giấy bút để ghi đâu, nó tự cung ở dưới đây rồi nè.

 

Nam-Anh-Kit.jpg - 117.62 kB

 

Ngày 15/7, sau khi đoạn Clip ngắn ghi lại cảnh đánh lộn của các môn đồ Vịnh Xuân Nam Anh (sự việc xảy ra ngày 13/7) gây xôn xao làng võ Việt Nam. khi trong clip, trên trang cá nhân của mình, võ sư Nam Anh Kiệt khẳng định người trong clip là mình kèm theo nguyên nhân và lời xin lỗi: "Tôi xin lỗi cộng đồng vì hình ảnh video dạy dỗ thô bạo nhưng trước tình cảnh một đứa con dám chửi bới cha mẹ, một tên học trò bội nghĩa vong ân ném cả gạch đá vào xác thân thầy và một tên lưu manh núp sau màn hình ném đá dấu tay lăng nhục cả giới võ thuật trong Nam lẫn ngoài Bắc thì tôi không còn cách nào khác để cho hắn bài học lễ độ trân trọng mọi người. Nam Nguyên Khánh đã đạp lên đạo lý làm người, chửi rủa các bậc thầy và chửi luôn cả người cha nuôi của nó! Từng thách đấu cả các sư thúc, sư bá! Ngoài ra hắn làm quá nhiều việc bại hoại thuần phong mỹ tục... đến ngay cả vợ cũng phải vứt hết quần áo, đồ đạc ra đường và đuổi cổ cả mấy ngày lê la ngoài đầu hẻm !".

Thiển nghĩ, Nam Nguyên Khánh có hư, có suy đồi đạo đức đến đâu, kể cả việc ông làm có thể "bại hoại thuần phong mỹ tục"... cũng chưa đến mức ông Nam Anh Kiệt phải dạy dỗ đúng phỏng ?

Tp.HCM, ngày 16.7.2019
Shaolaojia.

Kể Chuyện Dũng Sĩ

Tiêu Khâu Tố* thà chết chứ không giết người dũng sĩ

alt

Tiêu Khâu Tố vốn người Đông Hải, có người bạn làm quan chết ở Ngô. Tiêu Khâu Tố sang Ngô để viếng bạn, đi qua bến Hoài Tân, toan cho ngựa xuống uống nước. Người giữ bến bảo Tiêu Khâu Tố rằng:

Read more: Kể Chuyện Dũng Sĩ

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG