Login Form

Số Người Truy cập

04464376
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
307
692
2487
2817258
2487
21742
4464376

2024-12-05 09:16

Chuyện Làng Võ

TIỂU SƯ (第 三 ) !

TIỂU SƯ (第 三 ) !

 

143833.jpg - 76.53 kB
 
 
Tiểu sư mới, bữa nao, xin học
Chẳng biện phân, “tung” dọc, “hoành” ngang
Kiếm cầm, cứ vậy, “tiểu” phang
Hỏi kêu: “Thôn với lại làng, giống nhau !?”
 
“Tiểu” chưa biết, thâm sâu, nguồn gốc
Đời chẳng chi, phút chốc tựu thành
Đánh Minh, Lê Lợi, lừng danh
Mười năm, mài kiếm, rành rành… tạc ghi (1).
 
DSC05939.JPG - 300.73 kB
 
Tiểu sư Huỳnh Khánh Huy và sư đệ Nguyễn Khánh Trọng tập kiếm ngày 31.1.2021
 
Hay “Kiếm khách”, tên gì ấy nhỉ ?
A nhớ rồi, bố khỉ…, nước Tề !
Sử ghi, đất Chỉ, là quê
Tính danh, Nhiếp Chính, chuyện phê… “sõi” hồn.
 
Mười năm chẵn, luyện côn, mài kiếm
Trả thù cha, đời hiếm, mấy ai ?
Chuyện ni, kể “tận”, hơi dài
Muốn nghe, đọc “chú thích” bài, dưới đây !
 
as.jpg - 40.39 kB
 
“Tiểu” chưa biết, lội lầy, gốc cội
Bởi chưa chi, đáp vội, đáp vàng
Võ thời, biển học, mênh mang
Đến thầy càng học, lại càng… thấy ngu ! 
 
Làm răng khởi, răng thu (3) kiếm pháp ?
Phách, quải, liêu, mạt, đáp, triệt, lan…
Thế chi, gọi thế “long bàn”
Tại sao “hổ cứ”, vạn ngàn… hiểm hung.
 
1440---Copy.jpg - 83.46 kB
 
Tác giả Vs. Thiều Ngọc Sơn và học trò, “tiểu” sư Huỳnh Khánh Huy
 
Làm sao gọi, kiếm phùng tuyệt địa
Lại còn năng, “tròn trịa”, hồi sinh,
Sao kêu, Long – Phụng tường trình ?
Nhược như, chủ – khách, phân minh làm nào ?
 
“Tiểu” sư mới, bữa nao, xin học
Chẳng biện phân, “tung” dọc, “hoành” ngang
Kiếm cầm, cứ vậy, “tiểu” phang
Hỏi kêu: “Thôn với lại làng, giống nhau !?”./.
 
Tp.HCM, ngày 2.2.2021
Thiều Ngọc Sơn.
———–
Chú thích:
(1). Lê Lợi (黎利): còn gọi là Lê Thái Tổ, Anh hùng dân tộc, người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc Minh dành lại độc lập, lập nên nhà Hậu Lê trong lịch sử Đại Việt. Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm 1385, người Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng tham gia Hội thề Lũng Nhai (thuộc xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân – Thanh Hóa) cùng nguyện thề đánh đuổi quân Minh cứu nước. Thế nhưng, vì nhiều lý do nên mãi 2 năm sau, vào ngày mồng 2, tháng Giêng, năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi mới cùng 50 vị anh hùng hào kiệt như Phạm Vấn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Nguyễn Lý… mới tập hợp được lực lượng và chính thức phất cờ khởi nghĩa. Sử gọi khởi nghĩa Lam Sơn. Tương truyền Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa nhưng do thế yếu không chống nổi cường địch.Nghĩa quân liên tục gặp bất lợi, bởi vậy đức Long Quân (vủa Thủy Tề) bèn trao cho mượn thanh kiếm gọi Thuận thiên kiếm (順天劍), một thanh kiếm báu để giúp vua trừ giặc. Sau 10 năm, khởi nghĩa thắng lợi, non nước thanh bình, tại Thăng Long vào một ngày đẹp trời vua đem kiếm trả lại cho đức Long Quân (giai thoại này chắc ai cũng biết).
 
(2). Nhiếp Chính (聶政): người đất Chỉ, nước Tề. Một thích khách nổi tiếng bậc nhất sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Truyện Nhiếp Chính vì Nghiêm Trọng Tử mà hành thích tướng quốc nước Hàn là Hiệp Lũy đã được Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử ký (chuyện này cũng nhiều người biết vì đã được dựng thành tác phẩm điện ảnh Võ hiệp).
 
Ở xin đề cập đến 1 giai thoại khác về nhân vật này: Thái Ung người thời Đông Hán trong tác phẩm Cầm Thao (琴操) đưa ra một thuyết khác về chuyện Nhiếp Chính. Theo đó cha của Nhiếp Chính vốn là thợ rèn kiếm cho Hàn Ai hầu, vì quá hạn rèn kiếm mà bị Ai hầu giết. Nhiếp Chính sau khi ra đời được mẹ kể lại chuyện của cha bèn thề giết Hàn Ai hầu trả thù. Lớn lên Nhiếp Chính khổ công học kiếm thuật, khi thành danh thì giả danh lẻn vào vương cung của Ai hầu nhưng bị phát hiện nên phải trốn vào Thái Sơn. Tại đây Nhiếp Chính chuyển qua học đàn 10 năm rồi thay đổi dung mạo quay về nước Hàn. Khi về tới Hàn thì tài đàn của Nhiếp Chính nhanh chóng được Ai hầu biết tới, ông được triệu vào cung biểu diễn cho Hàn Ai hầu nghe. Nhân lúc Ai hầu và đám cận vệ đang say sưa nghe đàn, Nhiếp Chính nhanh tay rút chủy thủ dấu sẵn ra đâm chết Ai hầu rồi tự móc mắt, lột da mặt và tự tử. Xác của Nhiếp Chính bị người Hàn đem phơi ở chợ để treo thưởng tìm tung tích. Chị của Nhiếp Chính là Vinh nghe tin bèn tìm đến nhận xác em trai rồi khóc lóc thảm thiết mà chết bên cạnh ông.
 
(3). Khởi, thu: thuật ngữ chuyên môn chỉ cái cách cầm kiếm vũ lộng, cách thu kiếm khi thôi, không sử dụng.
 
(4) Long bàn – hổ cứ (龍蟠虎踞): Rồng trong quan niệm Văn hóa dân gian VN và TQ được coi là linh vật (đứng đầu tứ linh Long – Lân – Qui – Phụng). Rồng có quyền uy tối thượng, có thể hô phong hoán vũ, tạo phúc giáng họa, là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Long bàn (龍蟠) chỉ chỗ con rồng nằm; Hổ cứ (虎踞): thế con cọp ngồi xổm. Cả 2 cụm từ đều dùng để chỉ địa thế hiểm yếu. Trong kiếm thuật, thế (chiêu) “long bàn” là một trong những thế kiếm vô cùng hiểm ố. Nhìn như nhàn nhã tọa đàm nhưng khi vũ lộng thì thiên biến vạn hóa, ảo diệu khôn lường. Tương tự như thế, “hổ cứ” là thế kiếm tượng hình chỉ con hổ ngồi (hổ phục), khi gặp thế kiếm này, phải hết sức cẩn trọng đề phòng. Có câu “Hổ lang đương đạo” (Hổ với sói chặn ở phía trước) không thể tự tiện xông bừa. Thế “Hổ cứ” giống như “thái sơn áp đỉnh” (núi Thái ụp đỉnh đầu), như “linh miêu bộ thử” (mèo thần vồ chuột) rất hung hiểm, họa đến không biết lúc nào… cổ kim kiếm khách ai gặp cũng đều kinh hãi.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG