Login Form

Số Người Truy cập

04464478
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
409
692
2589
2817258
2589
21742
4464478

2024-12-05 10:21

Chuyện Làng Võ

Một điển hình của "Võ Dõng" !!!

TẦN VŨ VƯƠNG SÍNH TÀI TÁNG MỆNH

alt

Tần Vũ Vương 秦武王 vị vua thứ 32 của nước Tần (311 - 307 TCN)

 

Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn vương qua đời, Doanh Đảng (嬴蕩) lên nối ngôi, tức là Tần Vũ Vương (秦武王) còn gọi Tần Vũ Liệt vương (秦武烈王), là vị vua thứ 32 của nước Tần, một nước chư hầu của nhà Chu Trung Quốc.

Theo sử ký, Tần Vũ vương là một người cao lớn, sức khỏe phi thường, thích du hý và làm những việc hơn người. Ngay khi vừa lên ngôi, Vũ Vương đã có ý muốn thâu tóm thiên hạ và dòm ngó đất nhà Chu. Ông tuyển mộ những kẻ lực sĩ như Nhâm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Thuyết..., những kẻ tài trí hơn người phân thành hai ban, phong cho chức tước cho theo hầu bên cạnh.

Read More

Một bữa, vua Tần cho gọi Tả Hữu Thừa Tướng đến và bảo:

- Quả nhân sinh ở Tây Nhung, chưa được thấy cảnh phồn thịnh ở Trung nguyên, nếu được vua Tam Xuyên, đến chơi miền Củng, Lạc, thì dù chết cũng không tiếc. Hai khanh hãy vì quả nhân đi đánh Hàn một chuyến...

...

Năm 307 TCN, sau khi đánh thắng Hàn vua Tần lại sai hữu thừa tướng là Vu Lí Tật đi trước đến Tam Xuyên mở đường, sau đó vua Tần đem theo bọn dũng sĩ là Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn tiến thẳng vào Lạc Dương. Vua Chu Noản Vương nhà Chu sợ thế quân Tần phải đích thân ra tận ngoài thành và dùng lễ khách chủ để nghênh đón. Tần Vũ vương giả vờ từ tạ không dám tiếp kiến.

alt

Một chiếc đỉnh trong "cửu đỉnh", báu vật truyền quốc của nhà Chu.

Vũ Vương biết nhà Đông Chu có chín cái đỉnh là bảo vật truyền quốc cực quý nên đòi xem. Chín cái đỉnh ấy nguyên khi xưa vua Vũ lấy các kim loại của chín châu đem cống mà đúc nên, mỗi cái thân đỉnh có chép núi sông nhân vật và số cống phú điền thổ của mỗi châu, tai vạc đều có chạm rồng, nên lại gọi là Cửu Long thần đỉnh. Nhà Hạ truyền lại cho nhà Thương làm của quí trấn quốc, đến khi vua Vũ vương nhà Chu đánh được nhà Thương bèn đem về cả Lạc ấp, khi đem đi dùng phu phen dắt kéo, xe thuyền khuân chở trông như chín toà núi sắt nhỏ, không biết mỗi cái sức nặng bao nhiêu. Vũ vương xem khắp một lượt, khen ngợi mãi không thôi. Trên sườn những cái đỉnh đó có khắc tên chín châu: Kinh, Lương, Ung, Đại, Từ, Dương, Thanh, Duyện, Ký để phân biệt đỉnh nào thuộc về châu nào. Vũ vương chỉ cái đỉnh chữ Ung nói rằng:

- Cái đỉnh là cái đỉnh nước Tần, quả nhân sẽ mang nó về Hàm Dương.

Rồi hỏi viên giữ đỉnh rằng:

- Những cái đỉnh này, có người nào mang nổi không ?

Viên ấy dập đầu thưa rằng:

- Từ khi có đỉnh đến giờ chưa hề có xê xích, nghe nói mỗi cái nặng đến nghìn cân, chẳng ai là người mang nổi được .

Vũ vương liền hỏi Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn rằng:

- Hai người có sức khoẻ, có thể cất nổi cái đỉnh này không ?

Nhâm Bỉ biết Vũ vương cậy khoẻ hiếu thắng, từ rằng:

- Sức hạ thần chỉ có thể trăm cân, cái đỉnh này nặng gấp mười, hạ thần chịu không mang được .

Mạnh Bôn vung tay chạy lên nói rằng:

- Hạ thần xin thử xem, nếu không mang nổi, xin đừng bắt tội!

Nói rồi sai người lấy tơ xanh vặn làm cái dây to, buộc hai đầu dây vào hai tai vạc . Mạnh Bôn thắt lưng chặt chẽ, vén hai tay áo, rồi luồn hai ngón tay sắt vào giữa dây, hét lên một tiếng, nâng cao thân đỉnh lên khỏi mặt đất đựợ nửa thước, rồi lại đặt xuống, nhưng vì dùng sức quá mạnh hai con ngươi lồi lên, máu mắt chảy ra ròng ròng . Vũ vương cười nói rằng:

- Nhà ngươi dùng sức quá, nhưng nhà ngươi đã mang nổi được cái đỉnh ấy, không lẽ quả nhân lại chịu kém!

Nhâm Bỉ can rằng:

- Thân vạn thặng đại vương không nên xem nhẹ!

Vũ vương không nghe, liền cởi phăng cẩm bào, đại ngọc ra, nai nịt gọn gàng, lại dùng cái dải to buộc chặt tay áo, Nhâm Bỉ níu lại cố can, Vũ vương nói:

- Sức nhà ngươi không mang được, lại ghen với quả nhân sao ?

Nhâm Bỉ không dám nói nữa . Vũ vương hăng hái bước lên luồn hai tay vào dây, nghĩ Mạnh Bôn cất lên được, ta cất lên mà lại đi được vài bước mới là giỏi hơn, bèn dùng hết sức bình sinh, hét một tiếng, cất cái đỉnh lên cách mặt đất được nửa thước. Vũ vương vừa chực bước đi, không ngờ sức kiệt tay đuối, cái đỉnh rơi xuống đất, đè lên chân phải Vũ vương, nghe rắc rắc mấy tiếng, ống chân dập bét ra, Vũ vương kêu to một tiếng "đau quá!" rồi ngất đi. Các người tả hữu hoảng sợ vực Vũ vương về nhà công quán, máu chảy đầm đìa ướt cả giường chiếu. Vũ vương đau quá không chịu nổi, đến nửa đêm thì chết.

alt

Một vận động viên đang: Cử đỉnh

alt

Hội thi nâng đỉnh đồng tại quê hương Sở Bá Vương Hạng Vũ

Trước kia, Vũ vương có nói được đến chơi miền Củng, Lạc, dẫu chết cũng không hối hận, ngày nay quả chết ở Lạc Dương, lời nói ấy há chẳng phải là lời sấm ư ? Chu Noãn vương nghe biết cả sợ, vội sắp sửa áo quan tốt, thân đến coi liệm, khóc than hết lễ. Vu Lí Tật rước tang Vũ vương về Sở, Vũ vương không con, đón người em khác mẹ là Tắc nối ngôi, đó là Chiêu Tương vương.
Thừa tướng Vu Lí Tật trị các tội nhấc đỉnh, giết bọn Mạnh Bôn và chu diệt cả họ, lại cho Nhâm Bỉ là người biết can vua, dùng làm thái thú Hán trung. Tật lại nói ở triều rằng:
- Thông Tam Xuyên (ý dẫn đến cái chết của vương) là cái mưu của Cam Mậu bày ra.
Cam Mậu sợ bị Tật làm hại, bèn chạy sang Ngụy, sau chết ở Ngụy./.

-------------------------------------

Phụ Lục:

Nguyễn Triều Cửu Đỉnh - 阮朝九鼎

Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau : bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng. Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ. Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh, mỗi đỉnh có 18 mảng hình.

alt

Đỉnh Cao trước được đặt trước Thế Miếu

alt

Chín đỉnh đồng (nhà Nguyễn - VN) trước sân Hiển Lâm Các

Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa. Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg.

Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công. Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.

Khánh thành

Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18. Đích thân hoàng đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ. Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá.

Tp. HCM,
Backieuphong.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG