Tin Tức
Báo chí quốc tế “hồi tưởng” về chiến tranh Việt Nam
Báo chí quốc tế hồi tưởng về chiến tranh Việt Nam
Những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam cách đây hơn 3 thập niên đã được báo chí thế giới đăng tải nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
Ngày 9/1/1964, một lính ngụy dùng chuôi dao hành hung một nông dân bị nghi ngờ cung cấp thông tin không chính xác về hoạt động của các chiến sĩ du kích tại một ngôi làng ở phía tây Sài Gòn.
Các trực thăng Mỹ trong một cuộc tấn công vào căn cứ của quân du kích tại khu vực cách Tây Ninh gần 30km, phía tây bắc Sài Gòn gần biên giới Campuchia tháng 3/1965.
Một lính Mỹ đội chiếc mũ mang dòng chữ viết tay “Chiến tranh là địa ngục” ngày 18/6/1965.
Lính Mỹ đốt ngôi nhà tại trại huấn luyện du kích trong một cuộc tấn công cách Sài Gòn 80km ngày 15/11/1965.
Các máy bay không quân Mỹ rải chất độc da cam xuống miền nam Việt Nam ngày 17/6/1966.
Nỗi sợ hãi trên đôi mắt những đứa trẻ khi bố mẹ chúng bị lính ngụy bắt để thẩm vấn tại một ngôi làng du kích cách Sài Gòn 70km ngày 12/12/1966. Đôi vợ chồng bị bịt mắt bằng những chiếc khăn trắng nhằm tránh quan sát các địa điểm của binh lính Mỹ.
Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ bị tiêu diệt trong vùng rừng gần biên giới Campuchia được kéo lên chiếc trực thăng năm 1966.
Trực thăng đông như kiến của quân đội Mỹ cách Sài Gòn 80km về phía đông bắc năm 1966.
Một chiến sĩ cộng sản bị lính Mỹ buộc cổ lôi đi để thẩm vấn gần Đà Nẵng ngày 20/9/1967.
Một phi công Mỹ bước đi trong tư thế cúi đầu khi bị một nữ du kích trẻ giải đi, sau khi máy bay của tên này bị bắn hạ gần Hà Nội ngày 5/10/1967.
Một phụ nữ khóc thương trước thi thể người chồng được tìm thấy cùng 47 thi thể khác tại một hố chôn tập thể gần Huế tháng 4/1969.
Bức ảnh chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc đang chạy trên đường sau khi bị bỏng nặng ở lưng do bom napalm, quần áo cũng bị cháy hết do bom, gần Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Bức ảnh đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế và được bình chọn là 1 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng giải phóng tiến vào dinh Độc Lập tại thành phố Sài Gòn, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới và tay sai ở miền Nam Việt Nam.
Vào trưa ngày 30/4/1975, những người lính xe tăng đã đánh chiếm hoàn toàn dinh Độc Lập và cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh.
Người dân Sài Gòn đổ ra đường để chào đón quân giải phóng sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.
Theo Telegraph.