Ban Huấn Luyện
HLV Phan Văn Tình
Thân nhớ Phan Văn Tình, người sư đệ đáng yêu!
Tình với tôi quả là "thân như thủ túc", có rất nhiều kỷ niệm. nhưng Kỷ niệm không quên trong đời học võ có lẽ sẽ được đậm thêm bởi tại bài viết này.
Phan Văn Tình 番文情, sinh năm 1987, tại vùng trung du (春祥) thuộc huyện Thanh Chương 青章, tỉnh Nghệ An 艾安. Tình có dáng người thấp đậm, nước da ngăm ngăm, thân hình xăn chắc cùng với cái trán bóng nhẫy và mái tóc quăn quăn nên dân thổ địa vẫn thường gọi là Tình Xoăn. Tình học rất giỏi, bụng đầy kinh luân, từng nằm trong đội tuyển của Olympic của xã, từng ăn cơm đội tuyển xã thi đấu thuê cho huyện Thanh Chương cả chục năm trời. Tình thích võ thuật, muốn chấn hưng võ thuật (?). Tình đam mê võ thuật từ lúc "D. bằng hạt kê" (!). Trước khi đến với võ thuật Thiều Gia anh từng trải qua vài ba môn phái, môn phái cuối cùng là môn Nam Huỳnh Đạo Việt Nam. Tình tâm sự, mấy môn kia Tình nắm hết những điểm xảo diệu rồi; Học Nam Huỳnh Đạo thì cứ "hùng hục như trâu húc mả", dù nắng dù mưa thầy cấm cho nghỉ hôm nào! Khỏe thì có khỏe, mình xăn da chắc nhưng bụng thì lép mà thầy nào có biết cho đâu? Khổ quá, không chịu được, bỏ. Còn chưa biết tu nghiệp theo môn phái nào, tình cờ Tình lại gặp môn võ thuật Thiều Gia. Hồi mới nhập môn, Tình nghĩ chắc cũng không thể nào theo được vì thấy kỹ thuật trông quá đơn giản, nghèo nàn. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, Tình nhận thấy "Quân không cốt ở nhiều, cốt ở tinh", những kỹ thuật của võ phái không những chẳng nghèo nàn, hời hợt mà trái lại, mỗi chiêu mỗi thế lại ẩn chứa những "ngọa hổ tàng long", thâm bí, ảo diệu biến hóa không lường. Đặc biệt trong môn phái, môi trường sinh hoạt cực kỳ lành mạnh, không khí trong lành, thầy trò quấn quýt vui vẻ và thế là Tình, bỗng dưng cắm rễ và trở thành cây đại thụ trong võ phái Thiều gia.
Thật ra, Tình đến với võ thuật Thiều gia là hoàn toàn tình cờ. Trước kia - Tình tâm sự - tính Tình phóng khoáng, cứ thích là chơi chẳng kiêng dè ai cả, miễn cho sướng là được (xin đừng hiểu lầm, chơi ở đây theo Tình giải thích là tập luyện võ thuật tức đụng đâu tập đó, bạ đâu múa võ đó. Như vậy cần hiểu kiểu chơi của Tình là chơi theo kiểu mà mấy ông thầy Nho gọi là [phùng trường tác hý 逢场作戏, bạ đâu chơi đó] chứ không có nghĩ bậy bạ như ai đó đâu nghen ?!), nên chính vì vậy mà Tình mới lấy nick nghe thật kêu là "phongtinh@"(放精). Vẫn theo Tình, vì tính khoáng đạt như thế nên Tình đâu biết sợ là gì, mà ở đời có gì mà phải sợ cơ chứ? Lẽ trời mầu nhiệm, càn khôn tuần hoàn, "Trời sinh voi sinh cỏ" và cũng chính vì thế, hễ có điều kiện chơi được là Tình chơi, không kiêng dè gì hết. Theo Tình, lẽ trời cứ "hết nắng lại mưa" có gì phải ớn, phải sợ ?...
Một lần, tình cờ Tình nghe lõm được câu chuyện do ông thầy Tàu (về sau Tình mới biết thầy là người Việt) đang kể cho đám võ sinh nghe ở trong công viên Gia Định. Trước lúc Tình đến, không biết ông già ấy nói những gì, chỉ thấy đám võ sinh (toàn lứa tuổi Học sinh - Sinh viên) đứa nào cũng cười nghiêng cười ngả, kịp khi Tình đến, thấy ông già đọc đến đoạn:
Cái gì mà "như sắt như đồng"? Cái gì mà lại "như cải muối dưa" nghe nó lùng bùng, lủng củng thế? Lại nghe cái giọng già nua:
Thế này thì không thể nghe được nữa rồi! Võ mà thế ư? Võ lúc nào cũng phải như sắt như đồng chứ! Võ làm sao lại như cải héo, võ mà như cải muối, thế thì còn gì là võ? Đã thế còn bày đặt văn với chương! Tình thấy máu trong người như sôi lên òng ọc; một bụng kinh luân có thể "phiên giang đảo hải" thường ngày vẫn chờ có dịp để "cứu khốn phò nguy" như muốn nổ tung ra... cái thế đặng chẳng đừng, Tình tính lao vào sổ mấy tràng thơ vào mặt ông già. Nhưng chợt Tình thấy, cái đám thanh niên đang cười nghiêng ngả bỗng bật dậy, chúng ngồi ngay ngắn, miệng há chữ "o", mặt mày xanh lét. Tình khựng người đứng lại, lén đưa mắt quan sát, Tình nhận thấy giữa người nghe và người kể lúc này như có sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc nên cố vểnh tai lắng nghe.
Không gian như chùng xuống. Đất dưới chân người anh hùng như chợt vụn ra. Mắt Tình cụp xuống, chân tay bủn rủn! Ôi cái con người một thời ngang dọc, một thời có ý định "cứu khốn phò nguy", những mong ra tay nghĩa hiệp và mong "chấn hưng" nền võ thuật nước nhà, con người chưa biết sợ là gì? Một người lúc nào cũng nghĩ mình sẽ "Mãi mãi tuổi hai mươi" ấy thế mà nay, khi nghe một câu thơ bỗng nổi da gà (!?).
Ồ!!! "Đạo trời xoay chuyển, vũ trụ tuần hoàn" thật sao? Người quân tử cũng có lúc cùng khốn thật à? Ông già kia là ai? Lời ông nói phải chăng là đạo? Phải chăng xưa kia ông cũng từng là người quân tử?
Hai câu kết, khiến cho người anh hùng xứ Nghệ hoàn toàn sụp đổ. Tình nằm vật xuống, nắm lấy tay ông già, miệng kêu "Sư Phụ".
Từ hôm ấy, Tình bỏ hẳn [...] để theo thầy học đạo, nghiền ngẫm võ thuật và học làm thơ. Về sau, Tình không những giỏi đạo, giỏi võ mà còn xuất sắc trong lĩnh vực thơ ca hò vè...
Tương truyền, bài thơ "Thất ngôn tứ tuyệt" sau, là do Phan Văn Tình phóng tác. Về xuất xứ của bài thơ, tôi dám cam đoan, bài thơ được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Ấy là do một lần Tình về quê chịu tang người anh ruột (tháng bảy năm 2011). Ở nơi thôn quê hoang dã, tâm trạng tan nát khi thi sĩ bị mất người anh, phần lại do vắng bạn, nhớ thầy, nhớ lớp... bởi thế thi sĩ Phongtinh mồm vừa nốc rượu, vừa nhả ra bài thơ sau:
Một "Phongtinh" tức "Tình xoăn" điệu nghệ xưa kia...
Chân dung Phan Văn Tình khi đến với võ thuật Thiều gia
... và Phan Văn Tình bây giờ.
Người ta bảo: "kẻ sĩ chết vì người tri kỷ", không biết thi sĩ họ phan sau này chết vì gì? Chết vì "Tri kỷ tri bỉ" hay chết vì mồi nhậu quá nhiều?
Thân nhớ Võ thuật Thiều gia.
Australia. Đầu năm 2012
Nguyễn Đức Ngọc Phương.