Chim Trời Cá nước
100 BÀI THƠ HAY NHẤT VIỆT NAM... (II).
Nguyễn Bá Chung sinh năm 1949 tại Kim Thanh, Hải Dương. Vào Sài Gòn sinh sống với gia đình năm 1955. Năm 1972, sang Mỹ du học. Sau khi tốt nghiệp Ông ở lại Mỹ. Giáo sư trường Ðại Học Massachuset (Boston - Hoa Kỳ). Ông là nhà thơ, bỉnh bút, dịch giả. Ðã từng dịch và xuất bản thơ chữ Hán sang Việt ngữ và Anh ngữ.Ông là đồng dịch giả tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu - A Time Far Past (1997 với Kevin Bowen và Ngô Vĩnh Hải). Ông cũng là đồng dịch giả các tuyển tập thơ song ngữ của văn học Việt Nam: Mountain River, Vietnamese Poetry From The War 1948 - 1993 (1988, với Kevin Bowen, Bruce Weigl).
Nguyên tác bài thơ
Quê hương
Ba mươi năm xa cách quê hương
Bảy lần về thôi cũng là tạm đủ
Nhớ lần đầu - tóc tang trời ủ rủ
Đến bây giờ ánh sáng đã bừng lên
Có cái gì là lạ không thể quên
Như nỗi nhớ không biết tên mà gọi
Như nỗi đau không thể làm dịu vợi
Như ngôi nhà vẫn mãi mãi đi tìm
Như bầu trời nửa xám nửa không quen
Mảnh đất vỡ bồi máu xương ta đó
Đỉnh Yên Tử hoa đại còn vết đỏ
Những người xưa vì nước xả thân mình
Con đường quê vẫn mãi mãi gập ghềnh
Bao năm tháng những người làng chịu đói
Năm Ất Dậu tất cả làng tụ lại
Ăn cháo hoa suốt cả mấy tháng trời
Bát cháo hoa mà ngọt cả một đời
Quý hơn cả bao ngọc vàng cộng lại
Xa ngàn dặm để mà còn nhớ mãi
Vết thương đau chưa chôn đủ tháng ngày
Để về đây nhận lại mặt người
Để mình biết mình vẫn là mình cũ
Bao đổi thay thăng trầm bong lớp vỏ
Nhìn quê hương để lại nhận ra mình./.
Nguyệt Cầm.
Tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2, 1916 tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (giáo viên), người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938-1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”.
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939).
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (1996).
Ông mất ngày 18 tháng 12, 1985.
Nguyên tác bài thơ
Nguyệt Cầm
(Trích từ Thi nhân Việt Nam)
Trong toàn bộ thi phẩm của Xuân Diệu, Nguyệt Cầm thuộc số bài thơ hay nhất. Không những hay mà còn... ma quái nhất, hoặc hay một cách ma quái chừng như không hiểu nổi.
Với Nguyệt Cầm, một không gian lạnh, một tiếng đàn, một bản nhạc lạnh đã gây ấn tượng buốt lạnh cho nhân vật trữ tình và độc giả, nhờ một cách diễn tả lạnh. Không giống bao lần khác, nhân vật trữ tình như quên nói mà chỉ nghe. Đôi khi người đọc tưởng nghe tiếng anh ta, nhưng không phải. Đó chẳng qua là tiếng rên bất ngờ, không chủ định, không kìm giữ được của những cảm giác quá chừng bén nhạy. Ấn tượng buốt lạnh của người đọc hoàn toàn có cơ sở. Toàn bộ bài thơ được cấu tạo bằng những “vật liệu” có đặc tính lạnh. Không kể ba lần từ lạnh được nhắc đến, những hình ảnh gắn liền với nước như lệ, sương, nước xanh, biển chiếc đảo hay các vật thể dễ gợi cảm giác lạnh như thuỷ tinh, pha lê, bạc (ngần trong trắng ngần và ngân trong lệ ngân cũng có nghĩa là bạc, đã xuất hiện với mật độ cao. Cả khi nhà thơ không trực tiếp nói về nước thì địa danh Tầm Dương và chuyện nương tử trong câu hát trầm mình vẫn làm sóng sánh trong lòng người đọc một “nỗi niềm nước”, da diết, não nùng.
Vật liệu phù hợp đã có. Vấn đề còn lại là phải tổ chức vật liệu trong một tổng thể thế nào để ngôn ngữ chung của chúng không bị chìm lấp đi. Thường đây là một yêu cầu gắt gao đối với một kiến trúc sư giỏi. Khi xây dựng ngôi lầu ngôn ngữ của mình Xuân Diệu đã sử dụng khá nhất quán thao tác bố trí xen kẽ những câu, những cụm từ mô tả ngoại vật cùng âm thanh, tính chất của bản nhạc với những câu, những từ nói về cảm giác trực tiếp của con người khi đắm mình trong không gian tự nhiên, không gian nhạc ấy. Ta nghe “lên vút song song” một bên là Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh, là trời trong, đêm thuỷ tinh, nguyệt tỏ ngời, mỗi giọt rơi tàn, long lanh tiếng sỏi, bốn bề ánh nhạc... với một bên là tiếng gọi, tiếng than, tiếng rên và nhiều cung bậc tình cảm khác:hỡi, ôi, trời ơi, nhớ thương, ghê, rợn, buồn, sầu, hận...với cách đan cài giữa miêu tả và biểu hiện như thế, nhà thơ tỏ ra tôn trọng và giữ gìn tối đa đặc tính của vật liệu, làm cho đặc tính ấy cứ ngân nga theo mỗi bước cảm thụ của độc giả. Hiệu quả cuối cùng là cái lạnh của khách quan, của nhạc, của thơ ngấm sâu vào lòng người đọc, tạo nên sự nhất thể hoá giữa ta với nhạc, với thơ và bao quát hơn là với cả vũ trụ. Có phải vì thế mà trăng vừa mới nhập vào dây cung nguyệt, thì không chỉ dây cung nguyệt lạnh đi, mà hồn người cũng rùng lạnh, nao nao và câu thơ thoắt trở nên vời vợi như muốn khuyếch tán nỗi nhớ, niềm thương vào khoảng không cao vời, vắng lặng: Trăng thương, trăng nhớ hỡi trăng ngần!. Từ nhập không mang nghĩa soi chiếu thông thường mà có nghĩa là hào nhập tận bề sâu, nói theo cách của Baudelảie là “hòa nhập trong một thể thốngnhất âm u và sâu xa”. Đó là sự hoà nhập có khả năng tái sinh chứ không phái là sự hoà nhập chết. Phải chăng sự hoà nhập này chính là cái tứ chính chi phối toàn diện cách tổ chức ngôn ngữ của bài thơ?. Nguyên tắc đồng đẳng vốn rất đặc trưng của thơ trữ tình( theo R. Jacobson) đã được Xuân Diệu áp dụng một cách triệt để. Quan hệ ẩn dụ giữa các danh từ, hình ảnh được xác lập một cách chắc chắn và hiện diện ngay từ nhan đề của bài thơ. Nguyệt cầm là từ ghép chỉ loại đàn nguyệt(loại đàn thùng tròn hình mặt trăng, có hai dây), lại vừa là hai từ đơn chỉ hai sự vật trăng(nguyệt) và cầm(đàn). Có thể, nó còn là âm điệu thương nhớ mênh mang thường được phổ vào cung nguyệt...Khi đã chấp nhận mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật chủ chốt này, người đọc tự nhiên thấy đằng sau những từ nói về trăng là hình ảnh của cây đàn và ngược lại. Nhưng mối quan hệ giữa trăng và đàn còn được triển khai rộng hơn, linh hoạt hơn nữa. Giữa nguyệt tỏ ngời và Mây vắng trời trong, đêm thuỷ tinh vốn có tương quan nhân quả(mỗi sự vật vừa là nhân, vừa là quả) thì tất yếu câu thơ vừa nhắc còn hàm ngụ nét miêu tả thanh âm trong vắt của tiếng nguyệt cầm đang lan toả khắp không gian, thậm chí hàm ngụ nét miêu tả âm điệu não nề có khả năng thôi miên người nghe của tiếng đàn nữa. Tiếng đàn và điệu hồn của người chơi nhạc, nghe nhạc đã là một thì cũng rất hiển nhiên, trăng kia, trời kia chẳng còn là một tồn tại khách quan đối với con người. Tuy mãi đến câu đầu của khổ thứ tư(khổ cuối), tác giả như mới lần đầu xác định sự đồng nhất giữa bốn bề ánh nhạc với biển pha lê bằng dấu hai chấm có thể nhận biết bằng thị giác, nhưng sự thực người đọc đã hiểu và chấp nhận sự đồng nhất ấy ngay từ đầu.
Quan hệ ẩn dụ thông thường được tạo nên nhờ sự tác động của các từ, các hình ảnh kề nhau có ý nghĩa tương đồng. Nhưng xét đến cùng, nó còn bao hàm sự tương tác giữa các yếu tố tương dị, tương phản nữa. Trăng là đàn mà cũng không phải là đàn. Trăng xa xôi mà đàn gần gụi. Trăng lơ lững giữa trời mà đàn nằm giữa vòng tay. Nghịch lí này tạo nên độ căng trữ tình rất đặc biệt của của bài thơ.Một mặt, là nhận thấy sự chú ý của nhà thơ chỉ chuyên nhất vào một điểm, nhưng mặt khác, ta lại thấy sự miêu tả đã được tiến hành luân phiên với một bên là trăng, là trời đất với một bên là đàn, là thanh âm. Nghĩa là đối tượng tri giác của nhà thơ thường xuyên được chuyển dời từ vật này sang sự vật khác. Các sự vật càng có tính chất khác nhau bao nhiêu(như trời cao khuấy động nhu cầu được vượt thoát còn tiếng đàn lại trì kéo, đưa ta vào vòng xoáy của những cảm giác u uất,nặng nề) thì quá trình đồng hoá chúng càng trở nên mạnh mẽ, rõ rệt, không cưỡng nổi. Biện chứng giữa li tâm và hướng tâm, nghịch âm và hoà âm chính đã tạo nên những xung động thẩm mỹ phong phú trong lòng người đọc. Cách ngắt nhịp đa dạng trong bài thơ thể hiện rõ ở khổ thứ ba:
Thu lạnh/càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước/lạnh/trời ơi
Long lanh tiếng sỏi/ vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương/nhạc nhớ người.
Sự thực đã vật chất hoá phần nào quá trình biện chứng trừu tượng ấy.Nhìn chung, mối quan hệ giữa các sự vật trong bài vừa vững bền, vùa biến ảo, đa hướng,đa chiều mà muốn hiểu chúng một cách tường tận, có lẽ người ta phải dùng phép liệt kê và phép tổng hợp khá rắc rối. Còn theo mạch cảm nhận hồn nhiên, người đọc chỉ biết từng đợt sóng thanh âm của nhạc, thơ cứ triền miên vỗ vào lòng chừng như muốn đồng hoá luôn cả mình như nó đã đồng hoá nhà thơ. “Chiếc đảo hồn tôi”không còn là cách nói văn chươngnữa mà trở thành sự thật. Bốn bề rồi lại bốn bề, một từ được lặp lại hai lần ở vị trí mở đầu và kết thúc của hai câu liền kề nhau đã vây riết hồn tôi như sóng vây quanh chiếc đảo. Rõ ràng rợn không phải là cảm giác được miêu tả một cách phóng đại!
Ở trên đã nói đến những vật liệu có đặc tính lạnh trong bài thơ. Thực ra những vật liệu ấy còn có đặc tính trong nữa. Cái trong ấy làm cho cái lạnh càng lạnh thêm và ngược lại, cái lạnh làm cho cái trong có cơ chyển thành cảm giác. ở đây quan hệ ẩn dụ lại được bộc lộ ở một khía cạnh mới. Hãy chú ý từ càng thêm thể hiện mối tương quan giữa trong và lạnh trong câu Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời cũng như xu thế động từ hoá rất mạnh của những tính từ chỉ trạng thái tĩnh của sự vật như buồn, lặng, chậm, vắng, trong, lạnh, tỏ ngời, ghê...Bóng sáng bỗng rung mìnhvì nghe nương tử trong câu hát đã chết đêm rằm theo nước xanh, nghĩa là vì “nội dung” của bản nhạc, nhưng rõ ràng nó còn rung mình về sự linh lung(1) của chính bản thân nó. Hai từ láy âm linh lung và long lanh đã trở thành những từ rất quan trọng làm pha lê hoá mọi vật, kể cả hồn người. Mọi vùng tối, nẻo khuất của lòng ta bị tấn công bởi ánh sáng, bởi dòng nhạc trong như pha lê và ghê lạnh như nước có khả năng len thấm vào mọi ngóc ngách. Phút chốc, con người có cảm giác như toàn bộ cá tính bị vỡ vụn để hoà vào cái toàn thể vũ trụ. ở đỉnh điểm của trạng thái nhất thể hoá đó, tri giác con người trở nên rất linh hoạt, thính nhạy. Những cái vô hình trừu tượng thoắt được vật thể hoá và các giác quan cùng tương ứng giao hoà trong niềm hứng khởi vô tận. Nỗi hận bỗng vang vang như nghe được. Kênh thính giác nhập vào kênh thị giác và xúc giác để tiếng đàn trở nên đông quánh, long lanh có sức nặng và có thể năng truyền đến người nghe nhạc, nhà thơ, độc giả một cái lạnh thể chất vô cùng xác thực.Từ vô thức, tiếng kêu “trời ơi” bất giác bật ra...
Giữa nhiều bài thơ rất có giá trị của Xuân Diệu trước 1945, Nguyệt cầm là một sáng tạo đột xuất, độc đáo.ảnh hưởng thuyết tương ứng của Baudelảie đã thấm vào bề sâu chứ không còn dừng lại ở việc hấp thụ một số thủ pháp bề nổi như ghép loại cảm giác này với loại cảm giác khác. Nhà thơ đã ghi lại một cách hết sức chân thực cảm giác của mình trong giây phút xuất thần giao cảm với tiếng đàn, với vũ trụ bằng một hình thức diễn tả đặc biệt phù hợp. Do vậy nội dung bài thơ là một cảm giác chứ không phải là sự bình luận, nhận xét về nó. Không phải ngẫu nhiên mà những hư từ biểu thị mối quan hệ tiếp nối, logic giữa các sự vật và các từ mệnh lệnh, hô gọi vốn đầy rẫy trong các của Xuân Diệu lại xuất hiện khá thưa thớt ở Nguyệt cầm. Thử so sánh với một bài có nhiều nét tương đồng với Nguyệt cầm là Huyền diệu (tập Thơ thơ) ta càng thấy rõ điều đó. Giữa các câu thơ và ngay trong nội bộ từng câu, cú pháp độc lập chiếm ưu thế so với cú pháp liên tục hay nói cách khác là cú pháp liên tục thể hiện tương đối mờ nhạt. Đây là điều dễ hiểu quan hệ ẩn dụ chi phối toàn bài thơ- một bài thơ mà hình thức cổ điển vẫn in dấu đậm nét với đặc điểm khá nổi bật là từ và từ liên hệ với nhau một cách hàm ẩn theo nguyên tắc đồng đẳng. Bởi vậy tính chất cảm giác trực tiếp trong bài thơ tăng lên một cách đáng kể với các hình ảnh độc lập được đặt song song chiếu ứng với nhau.Tự cảm giác ấy có đầy đủ ý nghĩa, có sức ám gợi, dẫn dụ mạnh mẽ, làm lây lan đến người đọc cái lạnh, cái rợn, cái sầu tất yếu xảy ra trong khoảnh khắc hoà nhập cùng vũ trụ. Dĩ nhiên lạnh, rợn, sầu lúc này đã mang một nội dung khác với nội dung mà các giác quan thông thường vẫn hằng đưa lại.Nếu không chú ý đầy đủ tới điều đó, người ta rất dễ cắt nghĩa mọi biểu hiện cảm xúc trong bài thơ bằng những lí do trần tục, giản đơn và thô thiển.
Nguyệt cầm là bài thơ mang đậm tính tượng trưng có vẻ đẹp cao sang, huyền nhiệm. Hãy đọc bài thơ theo đúng với tính chất của nó.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Theo tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 2/1997.
(1) Thi nhân Việt Nam do Nguyễn Đức Phiên xuất bản năm 1942 và Gửi hương cho gió, NXB Thời đại đề chép là linh lung chứ không phải là lung linh.
Xin bấm vào chữ Next phía dưới để được đọc tiếp.
Tiểu sử tóm tắt
Nguyễn Duy sinh ngày 07.12.1948 tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, năm 1965 từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội Thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường Đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.
Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm "lịch thơ", in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.
Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2002.
Nguyên tác bài thơ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
9-1982.
LỜI BÌNH: Trịnh Thanh Sơn
Tôi đã đọc bài thơ thật hay này, trong nhiều năm và đọc đến thuộc lòng. Mỗi dịp về quê, đi qua Đò Lèn, tôi lại chợt gặp Nguyễn Duy và gặp cả bà ngoại Nguyễn Duy nữa. Tôi cứ nhìn đăm đăm những bà già bán trứng trước cửa ga, dò đoán xem đâu là bà ngoại của nhà thơ? Đương nhiên tôi hiểu bà ngoại Nguyễn Duy đâu còn nữa, vậy nên bây giờ anh có rất nhiều "bà ngoại".
Bài thơ vào đề hồn nhiên, nhà thơ kể về những trò nghịch ngợm của tuổi thiếu thời ở những miền đất nơi quê ngoại. Nào là ra cống Na câu cá, nào níu váy bà đi chợ Bình Lâm, nào bắt chim sẻ ở vành tai tượng phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần...
Nguyễn Duy kể tên những cống, những chợ, những chùa... một cách hết sức tự nhiên mà xiết bao hoài niệm, ngỡ như không có sự gắn bó máu thịt thì không kể được. Rồi anh kể tiếp trong mạch hồi ức miên man của mình:
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Đến khổ thơ thứ ba, tâm thế của nhà thơ chuyển đột ngột như một thắt nút đầy kịch tính. Những trò chơi hồn nhiên đến vô tâm của thời thơ ấu đã va đập với thực tế thật khắc nghiệt. Nhà thơ như sực tỉnh và bỗng lớn vượt lên như một sự giã từ tuổi thơ để bước sang tuổi thành niên. Những lời thơ, vì thế đầy suy ngẫm:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo Đồng Giao thập thững những đên hàn!
Rồi qua tâm thế ấy, khúc trữ tình độc thoại trong sâu thẳm tiềm thức bỗng cất lên, cao vút rồi trầm lắng, bình tĩnh mà xót xa:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Sau tất cả hồn nhiên, vô tư và thức ngộ ấy, hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, của chiến tranh đã ập tới, làm đảo lộn tất cả, một đảo lộn đau đớn và xót xa. Nhà thơ kể bằng một giọng rất tĩnh, mang đầy chất văn xuôi, rằng:
Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!
Hình ảnh cuối cùng in vào tâm khảm nhà thơ và hình ảnh người bà ngoại đang bán trứng ở ga Lèn. Anh mang hình ảnh đó vào mỗi trận đánh và suốt cuộc đời mình. Nỗi xa xót cuối cùng của người cháu thi sĩ ấy là ngày trở lại, chỉ còn có một nấm cỏ trên một bà:
Tôi đi lính lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Câu thơ giản dị nhất, đau xót nhất: Khi tôi biết thương bà thì đã muộn là tất cả linh hồn của bài thơ. Và tôi coi Đò Lèn là bài thơ hay nhất, mang đậm phong cách thơ Nguyễn Duy!
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!