Về Võ Thuật
VỊNH XUÂN VÕ PHÁI - NHÂN VẬT VÀ LỊCH SỬ
Ngay hiện nay, cái tên Thiếu Lâm Vịnh Xuân Phái vẫn được klhong6 ít người nhắc tới. Do cách gọi này không ít người coi Vịnh Xuân là một chi lưu của môn phái Thiếu Lâm. Thực ra, từ ngày đầu xuất hiện tới nay, Vịnh Xuân Võ Phái vẫn chỉ là Vịnh Xuân đối với các môn sinh của môn phái này. 2 tiếng Thiếu Lâm được xưng thêm vào danh xưng Vịnh Xuân, trên thực tế, hoàn toàn do sự gán ghép của những người ngoài môn phái.
Vào khoảng năm 1720, tại Trung Hoa đã xảy ra một biến cố mang tính cách một cuộc tàn sát nhắm vào người học võ, đặc biệt là nhắm vào môn phái Thiếu Lâm.
Lúc đó, Trung Hoa đang đặt dưới quyền thống trị của triều đình Mãn Thanh trong một tình thế gần như thường trực bất ổn. Người dân Trung Hoa vẫn nuôi hy vọng lật đổ ách thống tri Mãn Thanh và đặt nhiều tin tưởng vào thế lực của võ phái Thiếu Lâm từng đóng góp quan trọng vào việc gây dựng nhà Đường và nhà Minh. Tất nhiên triều đình Mãn Thanh biết rõ điều nàu nên đã đề ra một đối sách triệt hạ cả uy danh lẫn lực lượng của võ phái Thiếu Lâm. Một mặt, triều đình dùng các thuộc hạ trong giới cầm bút bịa ra những câu chuyện nhà sư Thiếu Lâm dâm ô, độc ác, biến chùa Thiếu Lâm thành hình ảnh một hang ổ tội ác ghê tởm. Mặt khác, triều đình huy động quan đội tới triệt hạ Thiếu Lâm Tự tại Tung Sơn.
Khi quân triều đình tiến vào vùng núi Thiếu Thất, các đệ tử Thiếu Lâm đã chống cự quyết liệt, có lúc chặn đứng hẳn quân địch. Không may, trong nội bộ Thiếu Lâm lại có một nhóm phản đồ bị tướng Mãn Thanh Trần Văn Hoa muc chuộc. Nhóm phản đồ này đã nổi lửa thêu hủy các cơ sở của môn phái mở đường cho đại quân của Trần Văn Hoa tiến tới và dành thắng lợi. Quân Mãn Thanh tàn sát tất cả những ai chống cự và chỉ có một nhóm nhỏ trốn thoát, trong số có các nhà sư Ngũ Mai, Bạch Mi, Phùng Đạo Đức, Miêu Hiển, Chí Thiện. Sau khi rời xa khỏi Thiếu Lâm Tự, những người này chia tay bôn tẩu lánh nạn.
Ngũ Mai Lão ni chọn chùa Bạch Hạc trên núi Đại Lương thuộc Tứ Xuyên làm nới ẩn náu. Cùng lúc đó, tại Quảng Đông có một người dân là Nghiêm Nhị đang bị mưu hại. Nghiêm Nhị góa vợ chỉ có một đứa con gái là Nghiêm Vịnh Xuân. Hai cha con dắt nhau trốn vào Tứ Xuyên, mở quán bán đậu hủ dưới chân núi Đại Lương. Nghiêm Vịnh Xuân, theo lệ cũ, đã được hứa gả cho Luong Bác Trù, một người buôn muối tại Phúc Kiến. Khi tới chân núi Đại Lương, Nghiêm Vịnh Xuân lại lọt vào mắt của một kẻ háo sắc và có thế lực trong vùng. Kẻ này buộc Nghiêm Vịnh Xuân phải chấp nhận về làm tì thiếp của y. Ngũ Mai Lão Ni hằng ngày thường giao dịch với cha con Nghiêm Nhị nên biết rõ câu chuyện. Bà quyết định ra tay giúp đỡ bằng cách bí mật đưa Nghiêm Vịnh Xuân lên núi. Cho tới lúc này, Ngũ Mai vẫn lo ngại về việc nhóm phản đồ có thể kiếm ra tung tích của mình. Vì thế, bà vưa khỏ luyện để thêm khả năng vừa cố tìm ra các kỹ thuật mới khả dĩ ứng phó nổi với kẻ thù khi chúng xuất hiện.
Tương truyền vào một ngày kia, tình cờ bà được chứng kiến cuộc ác đấu giữa một con cáo và một con hạc. Bà quan sát thấy con cáo liên tục chạy vòng quanh để tìm dịp xông vào cắn đối thủ trong khi con hạc trụ chính giữa vòng, sử dụng cánh và mỏ phản công chớp nhoáng và rất đúng lúc mỗi khi con cáo tấn công.
Ngũ Mai theo dõi và ghi nhớ những động tác vừa tinh diệu vừa thần tốc của cả 2 con vật rồi dựa theo đó chế tác ra một hệ thống kỹ thuật chiến đấu mới. Bà nghiên cứu thêm nhiều năm nữa mới hoàn thiên môn võ. Chính vào diệp này bà gặp Nghiêm Vịnh Xuân và đã quyết định truyền lại toàn bộ môn võ. Sau 3 năm rèn luyện trên núi Đại Lương, Nghiêm Vịnh Xuân trở về căn lều với cha. Kẻ muốn bức cô làm vợ thuở nào lập tức dẫn một đám vô lại tới. Nghiêm Vịnh Xuân đã ứng dụng tài học của mình vào việc tự vệ bằng cách đánh tan nát cả đám. Sau đó, 2 cha con trở về Quảng Đông và Nghiêm Vịnh Xuân thành hôn với Lương Bác Trù đúng như giao ước từ thuở cả 2 còn nhỏ. Vịnh Xuân đem hết sở trường võ thuật truyền lại cho chồng và Lương Bác Trù đã đặt tên cho môn võ là Vịnh Xuân Quyền Pháp. Như vậy, môn võ do Ngũ Mai Lão Ni sáng tác nhưng chỉ mãi tới lúc này mới có tên và cái tên đã chỉ rõ ý nghĩa coi Nghiêm Vịnh Xuân là sư tổ của môn phái.
Bí quyết Vịnh Xuân Quyền Pháp được Lương Bác Trù truyền lại cho Luong Lan Quế và Lương Lan Quế chọn Hoàng hoa Bảo làm truyền nhân.
Hoàng Hoa Bảo là diễn viên ca kịch vẫn dùng thuyền xuôi ngược đó đây để trình diễn và do đó đã có dịp gặp một người là Lương Nhị Tỷ. Lương Nhị Tỷ là môn đệ chân truyền của Chí Thiện Thiền Sư và rất tinh thông về côn pháp. Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Tỷ liền trao đổi sở trường cho nhau và Lương Nhị Tỷ trở thành một danh sư về Vịnh Xuân Quyền Pháp. Lương Nhị Tỷ truyền thụ lại tuyệt học cho Lương Tán, một y sư tại Quảng Đông đã một thời được xưng tụng là Vịnh Xuân Quyền Vương. Lương Tán ký thác tuyệt nghệ cho đại đệ từ Trần Hoa Thuận và 2 con trai là Lương Bích, Lương Xuân. Trần Hoa Thuận tận lực truyền bá môn võ suốt 36 năm ròng và khi tới 70 tuổi, ông thâu thêm người đệ tử thứ 16 mới vừa 13 tuổi là Diệp Vấn. Truyền nghệ cho Diệp Vấn chưa được bao lâu thì Trần Hoa Thuận nhuốm bệnh từ trần. Trước khi qua đời, ông dặn các đại đệ tử Ngô Tiểu Lỗ, Lôi Nhữ Tế, Trần Nhữ Miên, Ngô Trọng Tố,… hết sức dìu dắt Diệp Vấn vì ông đã nhìn thấy ở cậu bé này những điều kiện tốt nhất để trở thành truyền nhân môn phái.
Diệp Vấn vốn thuộc 1 gia đình thế phiệt ở Quảng Đông nên sau đó được gia đình gửi ra Hong Kong theo học tại trường Cao Đẳng St.Stephan. Tại đây, Diệp Vấn đã nhiều lần đọ sức với các thiếu niên người Âu và luôn danh thắng lợi.
Một bữa, người bạn học họ Lê cho Diệp Vấn biết có một ông già trạc 50 tuổi, làm việc tại hiệu buôn của cha cậu. Ông già này ngỏ ý muốn thử sức với Diệp Vấn. Diệp Vấn nhận lời ngay và đã bị ông già liên tục đánh ngã một cách dễ dàng. Sau đó ít ngày, ông già mới thổ lộ thân thế và Diệp Vấn được biết ông chính là sư thúc của mình tức là Lương Bích, con trai lớn của Vịnh Xuân Quyền Vương Lương Tán và là sư đệ của Trần Hoa Thuận. Diệp Vấn được Lương Bích truyền dạy cho tới khi 24 tuổi mới trở lại Phật Sơn, Quảng Đông để tham bác thêm cùng các sư huynh. Mãi đầu thập niên 50 khi 56 tuổi, Diệp Vấn mới chính thức mở võ đường tại Hong Kong để truyền bá môn võ.
Đầu thập niên 70, sau khi Chưởng Môn Diệp Vấn qua đời, người thay thế lãnh đạo môn phái là Tiến Sĩ Lương Đĩnh, môn sinh chân truyền của võ sư Diệp Vấn vào thời gian ông lui về ẩn cư trong nửa cuối thập niên 60.
Nhìn lại, Vịnh Xuân môn phái có mặt đã gần 300 năm từ giữa thế kỉ 18 tới nay. Nhưng chỉ từ khi Chưởng Môn Diệp Vấn truyền bá võ công tại Hong Kong và sau đó, qua các hoạt động của Lý Tiểu Long, một môn sinh của Chưởng Môn Diệp Vấn, môn phái mới thực sự mở rộng ảnh hưởng trên tầm mức quốc tế. tính tới cuối thập niên 70, dười sự lãnh đạo của Chưởng Môn Lương Đĩnh, Vịnh Xuân Võ Phái đã có mặt rộng rãi trên khắp 12 tiểu bang Hoa Kỳ và đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế của môn phái tại Mỹ và châu Âu.
Môn sinh Vịnh Xuân cũng không còn hạn chế trong phạm vi người Hoa mà đã mở rộng qua nhiều quốc tịch khác nhau.
Longqua96 sưu tầm theo STVT