Kiến Thức Y Học
Vì sao tiểu đường thuộc nhóm 4 bệnh nguy hiểm nhất?
Bệnh tiều đường là gì, có phải ăn nhiều đồ ngọt là bị tiểu đường ?
Đường glucose được máu chuyển đến các mô, tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho sự sống. Insulin (Do tế bào beta tụy tiết ra) giúp tế bào tiếp nhận đường glucose. Ở người khỏe mạnh khi lượng Insulin đủ, tế bào nhạy cảm với Insulin thì lượng đường trong huyết giảm, cơ thể được cung cấp đầy đủ nhiên liệu cần thiết. Khi tụy không còn sản xuất được Insulin hay sản xuất quá ít hoặc khi tế bào giảm nhạy cảm với Insulin thì lượng glucose được tiếp nhận ở tế bào giảm và đường còn lại trong máu tăng gây bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm.
*Typ 1:
Khi tụy không sản xuất được insulin hoặc sản xuất quá ít. Bệnh nhân đói nhiều, khát nhiều, đái nhiều, sụt cân nhanh kết hợp với ngẫu nhiên phát hiện đường huyết > 200mg/dl và đường huyết > 126mg/dl sau nhịn đói qua đêm.
*Typ 2:
Khi tụy sản xuất insulin với số lượng quá ít hoặc tế bào giảm nhạy cảm với insulin. Bệnh nhân thường trên 40 tuổi, béo phì, đái nhiều, khát nhiều, nhịn đói qua đêm đường huyết > 126mg/dl.Trong dân gian cho rằng nếu ăn nhiều đường, đồ ngọt thì sẽ bị tiểu đường. Đó là sai lầm vì nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì dù bạn ăn nhiều đường đến đâu cơ thể vẫn tiết đủ lượng insulin để giảm lượng máu xuống mức an toàn. Khi cơ chế điều hòa này không còn hiệu quả nữa thì bạn mới bị tiểu đường và phải hạn chế đồ ngọt.
Biến chứng lâu dài
Đường huyết cao trên mức an toàn lâu ngày sẽ gây tồn thương các mạch máu nhỏ, thúc đẩy xơ vữa động mạch, ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh. Bệnh võng mạc: Tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc làm giảm thị lực, tăng khả năng đục thủy tinh thể, có thể dẫn tới mù. Suy thận, suy sinh dục: Tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận làm thận không còn lọc, thải các chất cặn bã bình thường như trước được nữa, làm suy giảm chức năng, suy thận, suy sinh dục. Tăng huyết áp: Tổn thương ở thận làm giảm sự điều tiết giữa các mạch máu gây tăng huyết áp. Xơ vữa động mạch, tai biến, bệnh mạch vành: Xơ vữa động mạch làm hẹp động mạch, cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng cơ tim, não sẽ gây tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Tê bì, lở loét, hoại tử chân tay: Tổn thương dây thần kinh và mạch máu ngoại biên, đặc biệt là chân, tay gây trở ngại lưu thông máu đến nuôi dưỡng gây tê bì, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trung phát triển gây lở loét chân tay khó chữa, có thể hoại tử phải cắt.
Điều trị bằng tân dược
Mục tiêu điều trị là kiểm soát đường huyết và ổn định ở mức càng gần an toàn càng tốt để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện, giảm cường độ các biến chứng tiểu đường. Bản thân bệnh nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, người bệnh cần tìm hiểu về căn bệnh của mình (bản chất bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị ...), ăn uống, vận động hợp lý, dùng thuôc tiểu đường đều, đúng như chỉ dẫn, chăm sóc tốt chân tay, theo dõi đường huyết thường xuyên, biết xử trí hạ đường huyết. Chế độ ăn rất quan trọng, chỉ ăn đủ số calo cần thiết, ăn làm nhiều bữa. Vận động làm tế bào nhạy cảm hơn với insulin, giúp hạ đường huyết. Phải chú ý ăn uống, vận động, dùng thuốc hài hòa để không hạ đường huyết.
Các thuốc điều trị gồm đường tiêm và đường uống.Insulin tiêm hàng ngày. Có thể có nguồn gốc động vật ( từ tụy tạng bò, heo), bán tổng hợp hoặc tổng hợp bằng công nghệ di truyền. Có loại tác dụng nhanh, tác dụng trung bình, tác dụng dài hạn và hỗn hợp ( pha 2 loại nhanh và trung bình). Dùng theo chỉ định của bác sỹ. Các thuốc đường uống: Nhóm kích thích tế bào B tụy sản sinh insulin, từ đó làm hạ đường huyết gồm sulfamide và glinide với cơ chế khác nhau; Nhóm làm tăng nhạy cảm với insulin ở các tế bào, vì vậy cùng lượng insulin sẽ làm tế bào hấp thu glucose nhiều hơn và dẫn đến hạ đường huyết. Gồm biguanides, thiazolidinediones, benfluorex; Nhóm ức chế hấp thụ glucose từ ruột non làm giảm đường thấm vào máu nên hạ đường huyết gồm acarbose, voglibose, miglitol... làm chậm chuyển hóa carbohydrate sang glucose từ đó làm giảm đường huyết.
Các thuốc này có nhiều chống chỉ định và tác dụng phụ: Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt vào ban đêm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, đau đầu, cơ, rối loạn chức năng gan, vàng da, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, mệt mỏi.
Phác đồ điều trị tiểu đường loại 2:
Đường huyết lúc đói > 200 mg/dl thì phải dùng thuốc. Đường huyết lúc đói lớn hơn 126, nhỏ hơn 200mg/dl. Thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động chặt chẽ. Sau 3 tháng nếu đường huyết ổn định (dưới 200mg/dl) thì tiếp tục ăn kiêng vận động. Nếu quá 200mg/dl thì phải dùng thuốc.
Thuốc tiểu đường tây y có tác dụng nhanh, hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng phụ và có tình trạng nhờn thuốc, bệnh ngày càng nặng, phải dùng ngày nhiều liều hơn, liều cao hơn, dùng thuốc đắt hơn mà trong nhiều trường hợp vẫn không duy trì được đường huyết ở mức an toàn để ngăn biến chứng tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng bằng thảo dược
Phần lớn các bác sĩ chưa mặn mà lắm với thuốc thảo dược vì cho rằng tác dụng của chúng không rõ rệt như tân dược và họ phần nào cũng có lý. Thực tế nếu chỉ sản xuất các bài thuốc cổ phương theo sách Đông Y thì khó mà có được thuốc công dụng vượt trội. Bởi vì cùng công thức như nhau nhưng tác dụng của thuốc có thể rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp bào chế. Nhưng cũng có một số thuốc thảo dược có công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự, trong nhiều trường hợp chữa bệnh tận gốc, làm nên điều kỳ diệu: Bệnh khỏi hoàn toàn, kể cả nhiều trường hợp bệnh nan y dai dẳng khó chữa, hay tái phát mà tân dược bó tay. Thường thì những thuốc này được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền danh tiếng mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ.
Mục tiêu điều trị tiểu đường là kiểm soát và ổn định đường huyết ở mức càng gần an toàn càng tốtđể năng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện, tiến triển, giảm cường độ các biến chứng tiểu đường. Bản thân bệnh nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, người bệnh cần tìm hiểu về căn bệnh của mình, ăn uống, vận động hợp lý, dùng thuốc tiểu đường đều, chăm sóc tốt chân tay, theo dõi đường huyết thường xuyên để hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, biết xử trí khi bị hạ đường huyết. Chế độ ăn rất quan trọng., chỉ ăn đủ số calo cần thiết, ăn làm nhiều bữa. Vận động làm tế bào nhạy cảm hơn với insulin, giúp hạ đường huyết.
Trong điều trị tiểu đường, thảo dược tác dụng không nhanh như tân dược và không thể thay thế hoàn toàn tân dược trong giai đoạn đầu điều trị, nhưng an toàn, không bị nhờn, làm tăng tác dụng hạ đường huyết, giúp giảm liều của tân dược. Nhiều trường hợp sau một thời gian kết hợp dùng thuốc của nhà thuốc dân tộc gia truyền ở Daklak và tân dược đã bỏ hẳn được tân dược. Không hiếm các trường hợp sau 1 thời gian sử dụng bài thuốc Đông y gia truyền hiệu quả, bệnh nhân bỏ được cả thuốc thảo dược lẫn tân dược trong thời gian dài mà đường huyết vẫn được duy trì ở mức an toàn. Những trường hợp này tuy chỉ là đơn lẻ nhưng cho hy vọng tiểu đường có thể chữa khỏi hẳn (hoặc trong 1 thời gian dài) bằng thảo dược gia truyền.
Hỗ trợ điều trị bằng Đông y gia truyền như thế nào? Bạn đang dùng tân dược trị tiểu đường. Bạn có thể dùng thêm thuốc Đông y (kèm với thuốc tây) để tăng tác dụng hạ đường huyết và theo dõi thường xuyên đường huyết. Nếu đường huyết giảm, bạn có thể giảm dần liều thuốc tây (vẫn giữ nguyên liều thuốc Đông y). Giảm được liều thuốc tây bạn sẽ bớt mệt mỏi, gan hoạt động tốt hơn, sẽ đỡ kháng thuốc hơn. Nếu thuốc Đông y tốt thực sự, sẽ cho phép bạn bỏ hẳn thuốc tây mà vẫn giữ đường huyết ở mức an toàn. Nhiều trường hợp dùng kết hợp nhiều loại thuốc Tây, tiêm insulin mà đường huyết vẫn cao, khi dùng tiêm thuốc Đông y gia truyền đường huyết đã giảm xuống mức an toàn, người bệnh không mệt mỏi như trước.