Login Form

Số Người Truy cập

04453880
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
681
384
2853
2806914
13733
28301
4453880

2024-11-21 13:07

Khí Công - Dưỡng Sinh

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÒNG - CHỮA BỆNH

                     Trong thời buổi ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của Khoa học Kỹ thuật con người đã có thể khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Tuy thế, trong nhiều công trình khoa học,  trong khi Tây phương còn nhiều lúng túng thì tại Trung Quốc, người ta đã có những nghiên cứu, khám phá, giải thích các bí ẩn từ mấy ngàn năm. Chẳng hạn như về lĩnh vực Y khoa, trong khi thế giới còn chưa khám phá hết được bản đồ Gene của con người thì ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có những học thuyết thuyết minh tường tận (xin tham khảo Trung Y Thập Đại Kinh Điển Thư: Thần Nông Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Trung Tàng Kinh, Hoa Đà Thần Phương Chân Bản, Mạch Kinh, Châm Cứu Giáp ất Kinh…) về cơ thể của con người, về các bộ phận như lông, tóc, da, cơ, lục phủ ngũ tạng, sự vận động của kinh mạch, khí huyết…

cho đến cơ chế phát sinh các loại tật bệnh v.v. Những điều đối với người Á Đông được coi là chuyện bình thường nhưng trong mắt của Y học phương Tây có khi lại được coi là điều không thể lý giải (Đông phương huyền bí).

         Mặc dù Y học của thế giới hiện đã có những bước tiến nhảy vọt, những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực Y thuật đem lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của nhân loại, nhưng không phải quốc gia nào trên thế giới cũng thật sự quan tâm đến sức khỏe của người dân, thật sự quan tâm và làm tốt công tác phòng chống, chữa trị bệnh tật. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả thế giới đang bó tay không có thuốc đặc trị trước nguy cơ hủy diệt hàng loạt của căn bệnh HIV và vô số căn bệnh nan y khác như Tiểu đường, Ung thư, dịch Cúm gia cầm … thì việc phòng chống và ngăn ngừa các nguy cơ lây lan bệnh lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ động phòng ngừa là một việc làm có ý nghĩa hết sức rất to lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.

1.     Quan điểm của Trung – Y:

dsc02476 dsc02480

Hoàng đế và Kỳ Bá (nhân vật chính trong Hoàng Đế Nội Kinh) và Thần Nông đang nếm dược.

2.     Quan điểm của Y học dân tộc Việt Nam:

 Y học dân tộc Việt Nam ta cũng như một số nước trong khu vực đều lấy học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Kỳ kinh bát mạch, thuyết Tân dịch cùng Hoàng Đế nội kinh, Thần Nông bản thảo, Thương Hàn Tạp bệnh luận... làm cơ sở nền tảng, có chắt lọc, có phê phán và từ đó hình thành một phong cách chữa trị riêng của mình.

Đối với vấn đề sức khỏe của nhân dân, Y thuật Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống bệnh tật, lấy công tác phòng bệnh là chủ yếu, coi việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những danh sư Y học cổ truyền Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông [1] đều có những đóng góp hết sức to lớn đối với nền Y học của nước nhà. Quan điểm của hai ông là chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho dân tộc (Tuệ Tĩnh chuyên tâm nghiên cứu cây thuốc Nam và đề xướng chủ trương “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”). Cũng đồng với quan điểm dưỡng sinh của Đạo giáo Trung Quốc, hai ông nhấn mạnh đến việc “Bế tinh, bảo khí, tồn thần”, đề cao tính nhân văn của triết lý “thanh tâm, quả dục” và coi đó là phương châm hiệu quả nhất trong việc phòng, ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh ra bệnh tật. Không những thế, hai ông cũng lấy “thanh tâm, quả dục” làm mục tiêu rèn luyện mà còn lấy đó làm thước đo để trau dồi đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân.

Read More

Có thể đúc kết quan điểm trong công tác phòng chữa bệnh và phương pháp dưỡng sinh của Y thuật cổ truyền Việt Nam qua mấy câu thơ sau:

          “Nội thương bệnh chứng phát sinh,

   Thường do xúc động, thất tình [2] gây nên….

Hằng ngày luyện khí chớ quên,

Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.

Làm cho khí huyết điều hòa,

Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.

Lại cần tiết chế nói năng,

Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.

Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,

Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…

Nhìn xem thôn dã bao người,

Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay,

Ngô khoai, rau cháo hằng ngày,

Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương.

Rạng đông cày cuốc luyện mình,

Đồng không hít thở, thân hình nở nang.

Lo sầu vì bệnh giàu sang,

Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”

               Hải Thượng Lãn Ông/Vệ sinh Yếu quyết.

Fangzi:  Theo "Học Khí công không cần thầy" của võ sư Thiều Ngọc Sơn.



[1]  Tuệ Tĩnh (1225 – 1314) tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu là Hồng Nghĩa Đường, quae Nghĩa Lư, Hồng Châu (Nghĩa Phú – Bình Giang – Hải Dương). Ông là danh y sống vào thời nhà Trần, tác giả sách Nam dược thần diệu, Nam dược quốc ngữ phú… ; Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791) tên thật là Lê Hữu Trác, tục gọi là Chiêu Bảy (con thứ bảy của quan Thượng thư Lê Hữu Mưu) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Sự nghiệp Y dược nổi tiếng của ông được tập hợp trong bộ “Y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm, được in toàn bộ vào năm 1886. Đây là tác phẩm Y học vĩ đại, bộ sách “Bách khoa toàn thư Y học”, một công trình nghiên cứu Y học có kế thừa, sáng tạo và phê phán lớn nhất thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

[2]  Thất tình là bảy thứ tình cảm của con người biểu lộ ra bên ngoài như: hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục tức vui, giận, yêu, ghét, bi thương, sợ sệt, và lòng ham muốn.; Lục tặc (còn gọi là Lục dâm tức 6 điều ham muốn trong mỗi người được ví như 6 thứ tặc cần phải triệt bỏ) bao gồm: Nhãn dục (thích sắc đẹp), Thinh dục (thích nghe lời êm ái), Hương dục (mũi muốn ngửi mùi thơm), Vị dục (miệng thích những món ngon), Xúc dục (thích nhàn hạ) và Pháp dục (ý nghĩ được thỏa mãn).

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG