Login Form

Số Người Truy cập

04454169
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
970
384
3142
2806914
14022
28301
4454169

2024-11-21 19:09

Chim Trời Cá nước

TÀO LAO_TÁN DZÓC QUA... MỘT BỨC TRANH !?.

     Trong cuộc sống thường nhật, lắm lúc ta vẫn nghe ai đó dặn dò: "Đời không phải đơn giản đâu con ạ !" hay lại nghe người nào đó phàn nàn "Đời quá ư là phức tạp !". Vâng ! Quả đúng là như thế, không như thế sao lại gọi là "đời" ! Nội cái việc hiểu cho nó đến nơi đến chốn ý tứ của cái chữ "đời" đó thôi... cũng có thể khiến cho người ta phải điên cái đầu. Này nhá:

     - Chữ "đời" được dùng để chỉ đời sống, sinh hoạt của muôn loài...

    - Chữ "đời" dùng để chỉ cấu trúc thượng hạ tầng trong xã hội như đời sống nhân dân, đời sống nông thôn, đời sống thành thị, đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất...

     - Nói đến chữ "đời" là nói đến kiếp nhân sinh, đến đời sống hạnh phúc, đời sống khổ đau, có thành công, có thất bại, có buồn có tủi... của một con người.

Read More

       Và:

Ôi đời, đời là gì mà người ta cứ mãi chém giết lẫn nhau. Thằng khố rách trở nên ông phú hộ, kẻ bạo ngược chết banh thây giữa chợ, cấu xé tranh giành manh áo, bát cơm. Nhưng sống trên đời là chấp nhận khổ đau, đâu lẽ đứng đó mà khóc than thế sự. Có đắng, có cay, có buồn, có khổ, nên người ta mới gọi nó là đời. Thôi thì còn đời ta cũng ráng sống mà chơi, đời thay đổi, ta cũng tùy cơ mà thay đổi. Ðã sanh ra giữa đất trời, đừng oán hận đời cho khổ trí lao tâm.

Trích từ bài viết "Đời" trong http://amnhac.xitrum.net

     Đời quả là nhiêu khê và phức tạp. Dưới đây là một ví dụ điển hình về "đời" thông qua một bức tranh, chỉ một bức tranh cũng đủ cho ta thấy sự rối rắm của "cuộc đời" !?.

 tranh nh mt chc
Bức tranh... lắm chuyện của họa sĩ Lưu Dật (Trung Quốc)

     Lúc đầu bức tranh có tên "Thiếu nữ chơi mạt chược". Nhưng trong lần triển lãm đầu tiên vào tháng 3.2006 tại New York, họa sĩ  đã đổi tên bức tranh thành "Bắc Kinh - 2008" để gắn với sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008. Họa sĩ Lưu Dật giải thích: ở phương Tây, Olympic được gọi là "trò chơi" (les jeux), và mạt chược cũng là một trò chơi.

     Mạt chược là loại bài truyền thống của Trung Quốc, có 4 người chơi. Về hình thức, nó gần giống chơi phỏm: mỗi người có một số lượng quân nhất định, mỗi lần đến lượt, người chơi sẽ tung một con xúc xắc để xác định số con bài sẽ lấy, có thể “ăn” con bài người trước đó đánh ra. Kết quả, khi người nào đó có một tổ hợp bài đẹp nhất (“phỏm”) thì sẽ thắng. Tác giả vẽ cảnh chơi mạt chược chứ ko phải bài tây hay xì tố vì mạt chược là trò chơi truyền thống của Trung Quốc, và ván bài này có liên quan nhiều nhất đến Trung Quốc.

     Bức tranh trên miêu tả một Game truyền thống của Trung Hoa là Mạt chược. Nội dung là một nhóm thiếu nữ Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật đang chơi một ván bài truyền thống của Trung Quốc – mạt chược. Trong đó tác giả của bức tranh đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật siêu thực hiện đại cũng như gây sự chú ý trong con mắt người xem, tiềm ẩn trong đó là những vấn đề chính trị phức tạp thú vị mà không phải bất cứ ai cũng có thể lãnh hội ngay được.

Tóm tắt nội dung

     Nội dung bức tranh có thể chia làm mấy phần như sau:

     1. Bối cảnh: Ngoài bờ biển Thái Bình Dương đen đặc mây vần vũ, âm u bão tố… như cục diện eo biển đài Loan rối ren đầy bão tố.

      2. Trung tâm bức tranh: Bốn mỹ nữ đang triển khai ván bài mạt chược. Một cô đứng ngoài ngóng vào. Bờ biển là bên bờ Đông Á, bốn bên là bốn nước lớn đang tranh nhau ván bài, mỗi bên đều có kế sách và toan tính riêng của mình. Đài Loan ngóng đợi.

     3. Thế cục ván bài: Hai em tóc vàng và hai em tóc đen. Trên dưới đối xứng cân bằng: Trung – Mỹ đối đầu, Nga – Nhật vào vai phụ, Trung – Mỹ có được có mất, thế cục cân bằng, Nhật thảm bại… dễ quan sát nhé.

     4. Y phục quần áo (cái này đặc biệt): Thể hiện rõ vai trò và thế cục của từng bên, trong ván bài ai thua phải cởi dần váy áo… Phía Mỹ áo vẫn chỉnh tề nhưng bên dưới thì lạnh toát => là kẻ chỉ mạnh về hình thức, không có căn bản. Trung Quốc cởi trần nhưng vẫn mặc quần => nền tảng chắc chắn. Nga vẫn còn cái để giữ, còn cần quan tâm đến các bên. Nhật đã trần trụi => là kẻ lót đường.

     5. Tâm trạng và tiểu xảo của các thần bài: Trung Quốc quay lưng không thấy mặt nhưng xem ra là người quan tâm đến thế cục nhất, đang giữ thế “Đông Phong”. Mỹ quan sát Đài Loan để định giá và theo dõi nội tình của liên minh Trung Quốc và Nga. Nga đang có con “Tướng Công”, âm thầm gạ gẫm Mỹ nhưng lại “đi đêm” với Trung, xem ra đằng nào cũng có lợi. Nhật tự mãn với thế bài của mình dù liên tục thua và cởi áo…

      6. Đài Loan: Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ván bài nên vô cùng chăm chú, cầm dao thủ thế giữ lợi ích “hoa quả” của mình… Vẫn mang yếm truyền thống nhưng lại “cởi quần” ủng hộ Mỹ –> thể hiện rõ xu thế và lựa chọn của mình.

Cách giải thích thứ nhất

     Cách giải thích thứ nhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.

     Phong cảnh sau cửa sổ: ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh Mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.

     Thế cục ván Mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.

     Trên bức hoạ này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván Mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, hẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.

     Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hoá của Trung Quốc.

     Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.

     Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.

     Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.

     trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.

Cách giải thích thứ 2

     Một giải thích khác từ báo chi Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”?

     Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung Mỹ Nhật Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.

     Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài – Loan quốc. (Điều này tôi - tác giả bài viết - cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà , dân tộc và phát triển).

     Nhìn tình huống trên bức tranh “Bắc Kinh 2008”, thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.

     Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng thủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.

     Và ván Mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.

Tp. HCM, một ngày đầu năm 2013.
Huyen_vu sưu tầm, Shaolaojia giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG