Chuyện Xưa Tích Cũ
TÔ ĐÔNG PHA CHỮA THƠ VƯƠNG AN THẠCH
Tô Đông Pha (苏东坡) đọc thơ của Vương An Thạch 王安石[1], thấy có hai câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
明月山头叫
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
黄犬卧花心
Dịch nghĩa:
Trăng sáng nơi đầu núi
Chó vàng nằm giữa hoa.
Đọc hai câu thơ, Tô Đông Pha cho là vô lý vì theo ông: Trăng sáng (明月 minh nguyệt) sao lại kêu ở đầu núi? Chó vàng (黄犬 hoàng khuyển) sao lại nằm ở giữa bông hoa? Nghĩ vậy, ông liền cầm bút sửa chữ “叫 khiếu” thành chữ “照 chiếu” và chữa chữ “心 tâm” thành chữ “荫 âm”:
明月山头照
黄犬卧花荫
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm.
Dịch nghĩa:
Trăng sáng soi đầu núi
Chó vàng nằm dưới hoa.
|
Tô Thức (苏式), dám mạo phạm chữa thơ tể tướng.
Về sau, vì công kích tân pháp của Vương An Thạch. Tô Đông Pha bị dáng chức, đổi ra làm quan ở Hoàng Châu. Sau một thời gian, chợt Tô Đông Pha phát hiện, ở Hoàng Châu có một loại chim có tên là chim “minh nguyệt” và cũng tại địa phương này có một loại sâu được dân bản xứ gọi với cái tên rất giống chó, đó là sâu “hoàng khuyển”. Bấy giờ, Tô Đông Pha mới biết là mình nhầm, kiến thức còn kém xa kiến thức của thi nhân họ Vương nên vội dâng thư về triều thỉnh tội.
Có người cho rằng: Vương An Thạch đã cố tình đày thi nhân họ Tô đến Hoàng Châu để cho chừa cái tội dám chữa thơ của Thừa Tướng. Không biết thật hư thế nào?.
Shaolaojia sưu tầm.
[1] Vương An Thạch, người đất Lâm Xuyên, Giang Tây. Tự là Giới Phủ, hiệu là Bán Sơn Lão Nhân. Rất thông minh, học giỏi, tính ông ham đọc sách, thương người. Là nhà thơ, Học giả, Chính trị gia. Hai lần làm Tể Tướng (lần thứ nhất 1069-1074) trong thời vua Tống Thần Tông. Cũng cần biết, năm 1075 sau khi được phục chức Tể Tướng (lần hai), Vương An Thạch đã chủ trương cho quân xâm chiếm Việt Nam, bị Lý Thường Kiết và Tôn Đản, với chiến lược “Tiên phát chế nhân” đã đánh tan ý đồ xâm lược, làm cho quan quân nhà Tống thua liểng xiểng ngay tại trung tâm sào huyệt của quân xâm lược là thành Ung Châu (nơi tập trung binh lực thuộc đất nhà Tống).