Login Form

Số Người Truy cập

04454085
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
886
384
3058
2806914
13938
28301
4454085

2024-11-21 17:46

Chuyện Xưa Tích Cũ

Giả Đảo & Hàn Dũ

      Vào thời Trung Đường có người học trò tên là Giả Đảo 贾岛(Giả Đảo người đất Phạm Dương, nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc. Tự là Lãng Tiên 浪仙, hiệu là Vô Bản 无本, là người tu hành từ nhỏ). Lần ấy khi lên kinh khảo thí, Giả Đảo ghé ngang qua nơi ẩn cư của bạn là Lý Ngưng 李凝 nằm khuất kín trong một cánh rừng. Đêm khuya thanh vắng, bốn phương tịch mịch. Dưới ánh trăng, căn nhà nơi cư sĩ ẩn cư lại càng khiến cho cảnh sắc càng trở nên phiêu lãng. Giả Đảo trong lòng tràn đầy cảm xúc, thi hứng dâng trào, ông bèn ứng khẩu làm bài thơ "Đề Lý Ngưng U Cư" trong đó có hai câu khiến ông vô cùng đắc chí:

 

Read More

              题李凝幽居

闲居少邻并, 草径入荒园。 
鸟宿池边树,僧推月下门。
过桥分野色, 移石动云根。
暂去还来此, 幽期不负言。

      Đề Lý Ngưng U Cư

Nhàn cư thiếu lân tịnh,

Thảo kính nhập hoang viên.

Điểu túc trì biên thụ,

Tăng sao nguyệt hạ môn.

Quá kiều phân dã sắc,

Di thạch động vân căn.

Tạm khứ hoàn lai thử,

U kỳ bất phụ ngôn.

gi o iu tc

                     Điểu túc trì biên thụ - Tăng sao nguyệt hạ nhân

      Hôm sau lên đường, khi đang đi chợt Giả Đảo nhớ lại, hai câu thơ: "Điểu túc trì biên thụ Tăng thôi nguyệt hạ môn" trong bài thơ hôm qua có chữ "thôi" dùng có phần chưa thỏa đáng. Ông cho rằng vào thời điểm ấy, tức thời điểm mà Giả Đảo đến nơi ẩn cư, lúc này vì khuya nên cổng ngoài đã khép cửa và cài then thì làm sao còn có chuyện tăng nhân (Giả Đảo là người nhà chùa) đẩy cửa (chữ = đẩy; thôi môn tức là đẩy cửa)được ? Theo ông câu thơ có gì đó chưa thỏa đáng, thực sự chưa thuyết phục. Ông chợt nghĩ, có thể nào đổi chữ "thôi"  bằng chữ "sao" được không? Nhưng không lâu sau, ông lại cảm thấy chữ "sao" có vẻ cũng không được ổn, cũng có vấn đề. Vì rằng, tại thời điểm ấy, không gian vốn rất yên tĩnh, ánh trăng khuya rọi xuống nơi ẩn cư lại càng làm tăng thêm vẻ tịch mịch của không gian. Vậy thì, hàng loạt tiếng gõ cửa (sao = gõ) vang lên trong đêm có thể sẽ phá vỡ mất sự tĩnh lặng của không gian, của tứ thơ...

    Nhân vì không biết chọn chữ nào, nên Giả Đảo cứ nhè vào lưng lừa mà vỗ, miệng liên hồi "này thì thôi, này thì sao; chữ nào thì hợp". Cứ thế, trên lưng lừa, vừa đi vừa vỗ. Bấy giờ, có quan Đại Doãn là Hàn Dũ (Tiến sĩ dưới thời Trinh Nguyên '792', Văn học gia nổi tiếng thời Trung Đường, tên tự là Thoái Chi, hiệu là Xương Lê) đi qua, Giả Đảo do mãi suy nghĩ không biết có quan lớn đi qua nên cứ nghênh ngang không chịu nhường đường. Thị vệ của Hàn Dũ cho rằng Giả Đảo phạm tội "khi quan" nên xách cổ lôi đến trước mặt Hàn Dũ. Hàn Dũ trách ông vì sao đi đường không cẩn thận. Giả Đảo, sau khi biết quan lớn là Hàn Dũ nên thành thực giải bày, ông cũng nói rõ tâm trạng của mình khi không biết nên chọn chữ nào cho hợp với tứ thơ trên và nhờ đại quan chỉ giáo. Hàn Dũ sau khi nghe Giả Đảo trình bày, ông không những không bắt tội mà còn phán: "Theo bản quan, nhà ngươi nên dùng chữ 'sao' nghe có vẻ hay hơn. Nhân vì nơi Lý Ngưng ẩn cư  - Hàn Dũ giải thích - xưa nay vốn tịch mịch, xa lánh người trần. Ngươi là tăng nhân ghé thăm thấy cảnh sắc hoang vắng (thảo kính nhập hoang viên), tuy khuya khoắt, thế nhưng vẫn tin rằng có bạn tại nhà, bởi vậy mới tiến lên gõ cửa. Vả lại, dùng chữ "sao" là gõ sẽ làm nổi bật cho câu thơ trước (điểu túc trì biên thụ) tức tiếng gõ cửa trong đêm vang lên nên ta mới biết có lũ chim cũng tá túc nhờ (ý là tiếng gõ đã làm kinh động đến lũ chim và vì thế chúng mới giật mình bay lên) trên hàng cây cổ thụ". Giả Đảo nghe Hàn Dũ phân tích, lòng vô cùng cảm phục. Chính vì vậy mà bài thơ của ông còn có tên gọi là "Sao Hảo" (敲好, tức chữ sao hay hơn).

     Tương truyền, sau cuộc trạm trán này (tại Lạc Dương năm 810), Giả Đảo không những hoàn tục mà còn theo Hàn Dũ đến sống ở Trường An và là người đứng đầu nhóm "Hàn Môn Đệ Tử".

Fangzi dịch và giới thiệu.

 

 

 

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG