Login Form

Số Người Truy cập

04456506
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
351
506
5479
2806914
16359
28301
4456506

2024-11-24 18:14

Chuyện Xưa Tích Cũ

Vua Tự Đức và những áng văn thơ...

Tự Đức 嗣德(1829 – 1883), tên húy là Hồng Nhậm 洪任, miếu hiệu là Dực Tông 翼宗. Sử mô tả, vua có dáng vẻ của một nho sinh, không cao không thấp, hơi gầy, mặt hơi dài, cằm nhỏ, trán rộng mà thẳng, mũi cao mà tròn, hai con mắt tinh mà hiền. Tự Đức không những Thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo mà còn là ông vua cực kỳ hiếu thảo với mẹ, một ông vua cực kỳ thông minh, có tài văn học uyên bác nhất thời bấy giờ…

vua t c

lng tu duc

       Chân dung vua Tự Đức (1829 - 1883) và khu lăng thờ

 

         Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một bài dụ của vua ban cho Miên Định (Thọ Xuân Vương khi ông tròn Bảy mười tuổi) để độc giả thấy rõ cái tài văn chương và những kiến giải sâu sắc về lẽ nhân sinh ở đời.  

Read More

                                                   BAN CHO

               THỌ XUÂN VƯƠNG[1] NHÂN ĐẾN BẢY MƯƠI TUỔI

          Cái người đời khó được ấy là phúc và thọ. Hoặc có người được phúc mà không được thọ, hoặc có người được thọ mà  không được phúc. Có được một điều cũng đã là một hai người trong trăm ngàn người, nay lại gồm được cả hai thì lại là một hai người  trong ức vạn người vậy. Huống nữa đã gồm được cả  hai mà lại được toàn vẹn cả, không khuy khuyết chút nào thì thực là trăm ngàn vạn ức người tuyệt nhiên không có. Nếu chăng có được thì cũng chỉ là rất  hiếm mà thôi.

          Vì nói rằng là phú quí và nhiều con trai, mà nói rằng thọ là được nhân vui mạnh  khỏe. Người đời hoặc có người nghèo mà thọ, hoặc có người hèn mà sinh lắm con trai, từ xưa tới nay thường như thế. Cho nên Phong nhân chúc cho Đế Nghiêu ngày xưa cũng nói câu này[2]. Nhung thành đức như vua Nghiêu cũng không thể gồm có được cả, vì thế mà vua Nghiêu phải nhún nhừng ta lại mà không dám nhận  lời chứ. Thánh nhân còn tự xét mình  không thể nhận được, huống hồ là hạng người thường. Người thường đông đúc đầy dẫy cũng còn iots người dám nhận, huống nữa con cháu của các nhà vua chúa.

          Ôi, lấy một người dòng dõi nhà vua ví với bách tính thứ dân cũng đã là hiếm. Vả lại sinh trưởng ở nơi phú quí không biết giữ gìn bồi bổ để nuôi tuổi thọ, đến nỗi bị khốn đốn non yếu, không thể tránh được. vậy thì trong sự tuyệt  không hiếm có, lại càng tuyệt không hiếm có, và không những là khó được mà thôi.

Nhưng nếu như thế thì quả là khó được mà tuyệt nhiên không có hay sao? Vậy mà trẫm đã thấy có được một người vậy.

Vương là con của Văn Vương, em của vua Vũ Vương, chú vua Thành Vương (đây là ví như Chu Công nhà Chu bên Tàu), từ lúc dựng nghiệp tới nay, đã bao lần được vinh phong, địa vị ở dưới thiên tử một bậc, sang thực là sang. Lại trải thờ bốn triều, lộc có ngân chung, nhà vua ban thưởng không biết bao nhiêu, giàu thực là giàu. Nhưng những cái đó đều theo phận mà hưởng, thực không lấy gì làm khó.

Duy nghe nói khi vương còn nhỏ, người rất gầy yếu nhiều bệnh, vì sao khi lớn lên, người lại đẫy đà khỏe mạnh, sinh hạ con trai con gái có trên trăm người? Vậy thì bài thơ chúc sinh trăm con của Phong nhân nói trên cũng còn kém số, còn phải ngờ gì là đã quá khen.

Huống nữa, tinh thần sáng suốt, càng già lại càng thấy béo tốt lên, nay tuổi đến cổ hy (70 tuổi) râu tóc bạc phơ mà cái sự ăn uống trông nghe, suy nghĩ nói bàn, không thấy suy kém, khiến cho ai ai cũng phải kính phải yêu không thể nào dừng, đó mới là một điều rất khó có được vậy.

Vương tuy kiêm coi việc hoàng tộc, song công việc giản dị, được nhàn rỗi  nhiều: vườn, ao, dinh, thự, hát múa ăn chơi, không gì không cực thư. Như thế, đáng lẽ vì phóng đãng thì sinh ra tổn bại tinh thần. nhưng đằng này không thế. Vậy sao mà phúc được dày và mạng được dài, đó lại là một sự khó lại càng khó vậy.

Xưa klia Lương Hiếu là nhà cự phú, song không nghe thấy có thọ và có nhiều con trai. Trung Sơn có nhiều con trai song không nghe thấy được giàu và thọ. An Bình hưởng có tuổi thọ nhưng lại không nghe thấy được đủ phúc gồm thọ, làm cho rực rỡ bản triều, soi sáng sử sách, há không có tuyệt vô mà chỉ có một hay sao?

Ôi! Có đức tốt thì ắt có quả báo tốt, nếu không phải là vương có chỗ hơn hẳn người thì làm sao mà được thế?

Nhược bằng có âm đức gì hoặc có phương thuật gì thì trẫm  không thể  biết. duy thấy rằng lức nào vương cũng để tâm đến nhà vua, nhàn mà không quên lãng, đối với ai cũng là hòa dịu để thân mà không thể lường được. hoặc giả vì thế mà vương được quả báo tốt, tức như nói rằng những người vui vẻ dễ dãi thường được trường thọ vậy chăng?

Tuy nhiên, nếu không sẵn có đức độ trung thành thì quyết nhiên không thể đến nỗi được như thế.

Ôi! Sự phú quí đa nam, ai ai cũng muốn mà vua Đế Nghiêu vẫn còn khiêm nhượng không dám tự nhận, đó là do ở sự thực mà không phải là giả tá hão huyền.

Vua Đế Nghiêu quí làm thiên tử, giàu có bốn bề, giàu thì giàu thực, song vẫn ở chốn nhà tranh, ăn bữa canh rau thì có khác gì một kẻ không giàu? Ở ngôi vua 100 năm, thọ hơn trăm tuổi, song vẫn nơm nớp chăm chẳm một ngày muôn việc, thấy một người dân đói khát đều nhận lỗi là tại mình và sự cứu giúp mọi người còn cho là thiếu, như thế thực là khó nhọc quá chừng, không có chút gì là vẻ vang hưởng thụ, so với những người không thọ phỏng có khác chi.

Hơn nữa, vua Nghiêu có con trai mà bất hiếu, so với người có nhiều con trai lại rất khác nhau, vì vậy vua Nghiêu không thể nào không xét lại mình mà tự khiêm nhượng. Vì thế trẫm bảo rằng vua Nghiêu nhượng mà không dám nhận quả là sự thực vậy. thế mà vương nay gồm được cả hai, đó cũng là một sự thực vậy. thực là rất đủ rất vui mà không thể gia thêm được gì hơn được nữa.

lang tu duc lng m

             Một góc lăng và chốn thần Kinh xưa

Nay trẫm đã suy rồi, sức lực không thể tăng thêm, vậy còn biết lấy gì mà chúc vương? Hơn nữa vương cũng đã già rồi, thời trẻ không thể trở lại được, vương biết lấy gì để báo lại cho trẫm?

Trẫm chỉ nghe thấy Mục Thúc có câu: “Bất hủ có ba điều mà không do ở thế là lộc”[3]. Nay dùng câu ấy để chúc thọ Vương, và thêm một bài ca để gọi là tỏ tình vậy:

     THẦN CHÂN TAM ĐẢO CÓ TIÊN [4]

     CHẲNG HỀ ĐƯỢC THẤY, CHỈ RIÊNG NGHE NHIỀU.

     CHỐN YÊN HÀ NGƯỜI HIỀN Ở ẨN

     NẾU GẶP TIÊN CHƯA HẲN LÀ HAY,

     ĐÂU BẰNG TIÊN CHỐN ĐẤT NÀY

     ĐÔNG TRÌ LÀ HIỆU , TRÚ NGAY ĐÔNG TRÌ [5]

     VỐN GẦN CHỢ THIẾU GÌ SƠN THUỶ,

     TUY CHỈ NGHE TA NGHĨ LÀ XINH.

     TỪ LÂU TIÊN VỐN ẨN MÌNH

     CẢNH SẮC TUYỆT ĐẸP HỮU TÌNH NƠI NƠI

     Ở TRÊN CAO CÂY TO THÚ LỚN,

     DƯỚI HỒ SEN CÁ LỘI THUNG THĂNG

     LƯƠNG ĐÌNH, ÚC QUÁN [6] XUNG QUANH,

     HƯỚNG VỀ GIÓ MÁT TRĂNG THANH MƠ MÀNG.

     BƯỚC THEO CHÂN, CON CÙNG ĐÀN CHÁU,

     RỒI ANH EM VUI ĐẤU CUỘC CỜ.

     CHỦ NHÂN LÒNG SẴN SAY THƠ

     VÌ LÒNG QUÍ KHÁCH TÙY THỜI NHẤP CHƠI.

     XƯỚNG HỌA NGAY KHI ĐÀN SÁO NỔI

     THỨC ĂN NGON THAY ĐỔI MANG LÊN

     VUI CHƠI CHO TRỌN HẾT ĐÊM

     CHỦ NHÂN NÀO MỆT, KHÁCH QUÊN CẢ VỀ.

     NAY TIỆC THỌ LẠI CÀNG VUI VẺ,

     LẬU [7]CHẬM HOÀI ĐỂ MÃI THÂM CANH,

     CHỚ NÊN ĐỂ NGUYỆT XẾ TÀN,

     TRƯỚC SÂN CHUẨN BỊ KHÊU ĐÈN THƯỞNG TRĂNG.

     VƯỢT NGÂN HÀ SONG TINH[8] LẤP LÁNH,

     THỌ PHÚC CẦU XỨNG ĐÁP DÀI LÂU.

     MỌI NGƯỜI GIỜ QUÁ SAY SƯA,

     BỒNG LAI TIÊN CẢNH CÒN THUA RẤT NHIỀU

     NHƯ ĐẠO UẨN, TRẦN TƯ[9] NÀO THIẾU,

     PHÚ THƠ HAY CỨ THẾ ĐUA TRANH,

     MUỐN MONG ĐƯỢC TRỌN Ý LÀNH,

     GIÚP TẠO NHÂN ÁI, ĐỂ DANH MUÔN ĐỜI

     BIẾT NƯỚC CHẢY MÂY TRÔI KHÓ LIỆU,

     ĐÀN ƯNG MÔN[10] ÂM ĐIỆU CHỢT NGHE,

     TỬ KINH ĐIỀN THỊ[11] NÊN DÈ

     VƯỜN THỎ AO NHẠN[12] CŨNG E HOANG TÀN.

     CỐ HỔ ĐẦU[13] CÙNG CHÀNG MA CẬT

     NHẮP CHÉN SAY, VẺ ĐẸP THẦN KỲ.

     CHÂN DUNG TIÊN THỌ ĐÔNG TRÌ,

     CHU CÔNG, CỬU LÃO[14] CÓ GÌ KÉM ĐÂU”

Fangzi sưu tầm và giới thiệu

[1] Thọ Xuân Vương tự Minh Tĩnh, hiệu Đông Trì, là con trai thứ ba của Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (Minh Mạng). Ban đầu được Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Vua Gia Long) ban cho tên Yên. Năm Minh Mạng thứ 4 có Ngự chế Kim sách về Đế Hệ Thi, nên được ban cho tên là MIÊN ĐỊNH.

[2] Sách Thông Giám chép: Vua nghiêu đi tuần thú ở Hoa Phong, quan sở tại đất Phong dâng lời chúc: “Nguyện cho thánh nhân được đa thọ, đa lộc và đa nam” tức sống lâu, nhiều lộc và nhiều con trai. Vua Nghiêu khiêm tốn không dám nhận.

[3] Trong sách tả truyện chép: Mục Sinh nói rằng: Ở trên đời có ba  thứ  bất hủ: thứ nhất là lập đức, thứ hai là lập công, thứ ba là lập ngôn”.

[4] Thần Châu tam đảo: đết Trung Hoa có 3 đảo có tiên là: Bồng Lai , Phương Trượng  và Doanh Châu.

[5] Đông Trì thuộc phường Phú Cát, Huế ngày nay trên bờ song Hương, gần bến đò Cồn.

[6] Lưong Đình: đìnmh hóng gió mát, Úc quán: quán tránh gió lạnh.

[7] Lậu là đồng hồ nước thời xưa.

[8] Song tinh là 2 ngôi sao Khiêu Ngưu và Chức Nữ trong Nhị thập bát tú.

[9] Đạo Uẩn: tức Tạ Đạo Uẩn đời Tống học rộn giỏi thơ. Trần Tư là Tào THực, con của Tào Tháo, đời Tam Quốc, được phong Trần Tự Vương, có tài đi bảy bước làm xong một bài thơ.

[10] Ung môn, tức Ung Môn Chu, người nước Tề đờ Chiến Quốc, ở Ung MÔn, lấy Ung Môn làm hiệu, giỏi đàn, đã đàn làm cho Mạnh Thường Quân khóc.

[11] Tử kinh: một loài cây có hoa thường trồng trước sân. Anh em họ Đê chia gia tài, định chặt cây Tử kinh mà chia, cây khô héo mà chết.

[12] Vườn thỏ ao nhạn dịch chữ “Thố viên nhạn trì” trong cung điện vĩ đại của Lương Hiếu Vương.

[13] Cố Đổ Hầu, người nước Tấn, giỏi về họa, nổi danh ba tuyệt: tài tuyệt, họa tuyệt và sĩ tuyệt. Ma Cật tứ Vương DUy đời Đường, tiến sĩ, làm quan đến th7ợng Thư giỏi thơ và hoạ.

[14] Cửu lão: 9 cụ lão vẽ chung vào một hình “Cửu Lão Đồ” gồm có: Bạch Cư Dị đời Dường. Cùng với Hồ Cảo, Cát Vân, Trịnh Cứ, Lưu Chân,Lư Chân, Lư Tring, Trương Hồn và Địch Kim Nộ là những người sống lâu nhất thời ây.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG