Login Form

Số Người Truy cập

04455845
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
196
1382
4818
2806914
15698
28301
4455845

2024-11-23 08:14

Chuyện Xưa Tích Cũ

Sử quan nào sợ cường quyền...

Thiều gia: Đọc tác phẩm "Đông Chu Liệt Quốc" đến hồi thứ 65 thấy Phùng Mộng Long tiên sinh có thuật lại "cái chết vì gái là cái chết không... êm ái" của vua Trang công nước Tề.

Chuyện ông vua dâm loạn bị giết thì chẳng đáng để bàn, điều đáng bàn ấy là chuyện liên quan đến bút nghiên, chuyện viết lách và nhân cách của những người cầm bút cách nay dễ cũng có đến mấy... ngàn năm.

Chỉ mấy chữ liên quan đến cái chết của một "hôn quân" mà có đến ba sử quan bị giết... Đọc mà thấy kinh và chợt lại nghĩ đến những người cầm bút bây giờ.

 

Trái với văn sĩ, trí thức xưa những người luôn được xã hội tôn kính, "văn sĩ", "trí ngủ" bây giờ nhiều người* chả khác gì cái đám lưu manh đầu đường xó chợ, cũng hợm hĩnh nhố nhăng, bầy hầy, tục tỉu. Một số kẻ vì lợi ích riêng tư không được thỏa mãn nên đâm ra thù tức, hục hặc với chính quyền; một số kẻ thượng tôn đám "thực dụng" thế là đâm chán ghét quê hương; một số kẻ chỉ vì miếng ăn mà đơm đặt, xỉ vả lẫn nhau... Dùng ngòi bút để bẻ cong lịch sử, biến trắng thành đen; kêu kẻ thù là bạn rồi thì tung huê chúc tụng trong khi đó lại luôn tìm cách chọc ngoáy, xỏ xiên, sống kèn cựa với chính những người từng cưu mang, nâng đỡ cho mình

...

Thôi Trữ và Khánh Phong có công lập thế tử Quang lên ngôi (tức Tề Trang công) nên đều được làm thượng khanh, cầm quyền chính trong nước. Tề Trang công thường vẫn đến nhà hai người để uống rượu mua vui, hoặc bắn bia đấu kiếm, không còn phân biệt vua tôi nữa. Vợ cả Thôi Trữ sinh được hai con là Thôi Thành và Thôi Cương. Cách mấy năm sau thì người vợ ấy chết, Thôi Trữ lại kết duyên với em gái Đông Quách Yển. Em gái Đông Quách Yển nguyên trước là vợ Đường Công, vẫn gọi là nàng Đường Khương, sinh được một con, tên gọi Đường Vô Cữu. Khi Đường Công chết, Thôi Trữ đến viếng tang, trông thấy Đường Khương có nhan sắc, mới nói với Đông Quách Yển xin cưới làm vợ kế, cũng sinh được một con, tên gọi Thôi Minh.

Read More

 Thôi Trữ yêu nàng Đường Khương lắm, liền dùng Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu làm gia thần, đem con nhỏ là Thôi Minh uỷ thác cho hai người, lại bảo nàng Đường Khương rằng:

- Đợi khi nào Thôi Minh khôn lớn, sẽ lập làm đích tử.

Một hôm, Tề Trang công uống rượu ở nhà Thôi Trữ. Thôi Trữ sai Đường Khương ra mời rượu. Tề Trang công trông thấy Đường Khương nhan sắc, liền đút nhiều tiền cho Đông Quách Yển, để tư thông với nàng Đường Khương. Thôi Trữ dần dần biết chuyện, hỏi Đường Khương. Nàng nói:

- Thật có như vậy! Kẻ kia cậy thế là vua một nước mà bắt thiếp thì thiếp cự lại thế nào được!

Thôi Trữ nói:

- Vậy thì sao nàng không nói với ta ?

Đường Khương nói:

- Thiếp tự nghĩ mình có tội, nên không dám nói .

Thôi Trữ nín lặng hồi lâu, rồi nói:

- Việc ấy không can dự gì đến nàng!

Thôi Trữ ghét Trang công dâm loạn nên gọi nàng Đường Khương lại mà rằng:

- Ngày nay ta muốn trừ bỏ đứa hôn quân vô đạo ấy đi, nàng chịu theo kế ta thì ta sẽ không nói đến sự xấu của nàng nữa, ngày sau lại lập con nàng làm đích tử. Nếu nàng không theo lời nói của ta thì ta chém đầu mẹ con nàng trước.
Nàng Đường Khương nói:
- Vợ thì phải theo chồng. Phu quân bảo gì mà thiếp chẳng nghe !
Thôi Trữ bày mưu giả ốm. Trang công nghe tin lấy làm mừng lắm bèn giả vờ đến thăm nhưng thực chất là đến để   thông dâm với nàng Đường Khương. Trang công vào đến nội thất, nàng Đường Khương trang điểm rất lịch sự ra đón, nhưng chưa kịp nói một câu nào thì có thị tỳ chạy đến bảo:
- Quan tướng quốc kêu khô miệng, muốn uống nước mật thang.
Đường Khương nói với Tề Trang công rằng:
- Thiếp đi lấy nước mật thang rồi sẽ đến ngay .
Đường Khương theo thị tỳ rón rén qua cửa ngang mà đi. Tề Trang công tựa bao lan đứng đợi, mãi không thấy Đường Khương ra, bỗng nghe dưới nhà có tiếng gươm giáo. Tề Trang công ngạc nhiên nói:
- Quái lạ, ở đây lại có quân sĩ hay sao!
Nói xong liền gọi Giả Thụ, không thấy Giả Thụ thưa. Được một lúc quân sĩ hai bên đổ ra. Tề Trang công kinh hãi, biết là có biến, vội vàng chạy ra cửa sau thì cửa sau đã đóng chặt rồi, Tề Trang công sức khoẻ, phá cửa mà ra, trèo lên trên một cái lầu. Đường Vô Cữu đem quân giáp sĩ vây lầu, quát to lên rằng:

- Ta phụng mệnh quan tướng quốc đến bắt dâm tặc!

Tề Trang công đứng trên lầu bảo Đường Vô Cữu rằng:

- Ta là vua nhà ngươi, nhà ngươi tha cho ta!

Đường Vô Cữu nói:

- Quan tướng quốc truyền như vậy, ta không dám trái lệnh.

Tề Trang công nói:

- Quan tướng quốc ở đâu ? Ta xin thề rằng ta không làm hại gì quan tướng quốc cả !

Đường Vô Cữu nói:

- Quan tướng quốc ốm, không thể đến đây được!

Tề Trang công nói:

- Ta biết tội của ta rồi! Nhà ngươi khoan cho ta được vào nhà thái miếu tự tử để tạ tội với quan tướng quốc, phỏng có nên chăng ?

Đường Vô Cữu nói:

- Chúng ta chỉ biết bắt đứa dâm tặc, chứ không biết vua là ai cả; thôi thì liệu mà tự tử ngay đi, chớ để phải chịu nhục!

Tề Trang công bất đắc dĩ phải nhảy ra cửa sổ, trèo lên hoa đài toan leo tường để chạy. Đường Vô Cữu giương cung bắn theo, trúng ngay vào đùi bên tả. Tề Trang công từ trên tường cao ngã lăn xuống đất. Quân giáp sĩ kéo đến, đâm chết Tề Trang công.

...

Thôi Trữ truyền cho quan thái sử Bá vào chép sử là Tề Trang công bị bệnh sốt rét mà chết. Quan thái sử Bá không nghe, chép vào thẻ rằng:

- "Ngày ất hợi, tháng 5, mùa hạ, Thôi Trữ giết vua là Quang".

Thôi Trữ nổi giận, giết thái sử Bá. Thái sử Bá có ba người em là Trọng, Thúc, Quí. Trọng thay anh lại chép như trước. Thôi Trữ lại giết đi. Đến lúc Thúc lên thay anh cũng chép như thế. Thôi Trữ lại giết. Quí lên thay cũng cứ viết như vậy. Thôi Trữ cầm lấy cái thẻ mà bảo Qúi rằng:

- Ba anh mày đều chết cả, còn mày không sợ chết à ? Nếu mày chịu chép khác đi thì ta tha chết cho.

Quí nói:

- Chép đúng sự thực là chức phận của người làm sử, nếu trái chức phận mà sống thì chẳng thà chết còn hơn! Ngày xưa Triệu Xuyên giết Tấn Linh công, quan thái sử là Đổng Hổ cho rằng Triệu Thuẫn là chính khanh mà không biết trị tội quân giặc, bèn chép rằng: "Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao" thế mà Triệu Thuẫn không lấy làm quái. Thế thì biết chức phận của người làm sử không thể bỏ được! Nếu tôi không chép, trong thiên hạ tất cũng có người khác chép! Tôi không chép cũng không có thể che được sự xấu của quan tướng quốc, mà lại để cho thức giả chê cười, nên tôi liều chết mà chép, xin tướng quốc cứ tuỳ ý định đọat!

Thôi Trữ thở dài mà nói rằng:

- Ta sợ nước nhà nghiêng đổ, bất đắc dĩ mà phải làm việc này! Nhà ngươi dẫu chép thẳng, thiên hạ cũng xét tấm lòng cho ta!

Nói xong, liền cầm cái thẻ đưa trả Quí. Quí cầm cái thẻ đi ra, sắp đến cửa sử quán, lại gặp Nam Sử Thị, Quí hỏi đi đâu, Nam Sử Thị nói:

- Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc "ngày ất hợi, tháng 5, mùa hạ" mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép.

Quí đưa cái thẻ của mình chép cho Nam Sử Thị xem. Nam Sử Thị mới cáo từ mà về.

Thôi Trữ lấy việc thái sử Quí chép thẻ làm xấy hổ, mới đổ tội (tội giết vua) cho Giả Thụ mà giết đi.

Thiều gia sưu tầm và giới thiệu.

----------------------------------------------------------------

* Chứ không phải là tất cả, xin xem thêm các bài viết trong mục "Nghe những người nổi tiếng trảm phong chém gió..."

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG