Thành Ngữ Điển Cố
Nhàn đàm về Nhân sinh - Bệnh tật - Quan điểm chữa trị bệnh tật
I. CON NGƯỜI
Theo quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê-nin: “Con người” là một thể thống nhất giữa hai mặt sinh vật và mặt xã hội.
- Về mặt sinh vật: con người vốn là một sinh vật và có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật nhưng lại có nhiều điểm phân biệt với các loại sinh vật khác.
- Về mặt xã hội: được biểu hiên qua lao động, sáng tạo ra công cụ lao động nhằm phục vụ đời sống của con người, sản xuất ra những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt của mình và như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình.
Con người vốn là một sinh vật
Xét như thế, chúng ta thấy con người chính là một thành phần không thể thiếu của thế giới khách quan. Con người là một tế vào của XH.
Theo quan điểm của Đạo Lão, con người là một “tiểu vũ trụ” nằm trong cái “đại vũ trụ” và như vậy, con người cũng như các “tiểu vũ trụ” khác đều bị chi phối bởi qui luật của tự nhiên, của trời đất. Theo Lão Tử, chức năng sinh lý của con người có mootis liên hệ chặt chẽ với những biến đổi của giới tự nhiên, phải tuân theo cái qui luật của tự nhiên vag vì vậy, con người muốn sống lâu, sống khỏe mạnh tất phải biết cách thích ứng với qui luật của trời đất…
Phải chăng con người chỉ là cát bụi !?
Như vậy, qua hai quan điểm đại diện trên chúng ta thấy rõ ràng con người thực chất cũng chỉ là một hạt bụi trong thế giới vũ trụ bao la, do con người là một thành phần của vũ trụ và vì vậy con người buộc phải tuân thủ theo qui luật biến hóa, sinh tồn của trời đất mà cụ thể là qui luật: sinh Lão bệnh tử.
II. BỆNH VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH
Con người vốn được sinh ra từ cát bụi (trời đất) do vậy, con người cũng như vạn vật đều phải tuân thủ theo qui chế của đất trời ấy là có sinh có tử, có khỏe ắt phải có bệnh. Phàm là người, ai cũng như thế, không ai là không bị chi phối bởi qui luật này, có điều có người thì bệnh ít, kẻ thì bệnh nhiều mà thôi. Vậy bệnh từ đâu mà có? Nguyên nhân gây bệnh?
1. Bệnh từ đâu mà có: Bệnh thì ai cũng biết rồi, bệnh vốn được sinh ra do trời do đất, do thiên nhiên, do biến đổi của thời tiết, thậm chí do chính con người tạo ra (do tham sân si, do thất tình, lục dục).
Tham sân si, những tác nhân gây bệnh
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Giải thích một cách nôm na thì như thế này: bệnh là “tùng khẩu nhi nhập” (từ mồm mà ra). Con người khi mới sinh vốn dĩ là vô bệnh (nhân chi sơ, tính bổn thiện/ Tam tự kinh). Thế nhưng sau khi cắt cuống rốn và tiếp nạp nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài thì cũng là lúc con người bắt đầu phải tập chống chế với tất cả các loại khuẩn, tác nhân gây bệnh luôn tìm mọi cách để xâm nhập sâu vào trong cơ thể con người. Càng lớn lên, con người càng ngày càng xa dần với bản tính “thiện” ban sơ (tập tương viễn/Tam tự kinh) để học đòi, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu như ganh đua tranh giành, ghen ghét đấu đá, những tham sân si, những thất tình lục dục… và đúng như Kỳ Bá trả lời khi nghe Hoàng Đế hỏi về nguyên nhân (sao mà người ta mới chưa đến 50 đã chóng già và suy yếu đến thế?):
“Kim thời chi nhân, dĩ tửu vi tương, dĩ vọng vi thường, túy dĩ nhập pphongf, dĩ dục kiệt kỳ tinh, dĩ hao tán kỳ chân, bất tri kỳ mãn, bất thời ngự thần, vụ khoái kỳ tâm, nghịch vu sinh lạc, khởi cư vô tiết cố bán bách nhi suy dã”.
Tạm dịch: Con người ngày nay không sống theo kiểu người xưa (người xưa biết cách dưỡng sinh, thanh tâm quả dục, tu tâm dưỡng tính, biết cách hạn chế cái lòng tham của mình… nên thường sống đến trăm tuổi), họ uống rượu như uống nước canh, hễ cứ say vào là kéo nhau vào nhà nghỉ, khách sạn làm cái chuyện… sống trái thói thường bê tha trụy lạc và do vậy mà khiến tinh khô khí kiệt và vì quá buông thả làm cho chân khí hao tán, thất thoát không biết bảo trì, sử dụng đúng lúc. Chỉ cốt cho được sung sướng nhất thời mà thực chất làm trái qui luật tạo hóa cho nên người mới chưa năm mươi tuổi đã già nua, suy kiệt.
Tóm lại: Bệnh là qui luật tự nhiên của trời đất nên không có gì phải bàn cãi. Do bệnh là qui luật của trời đất nên “trời kêu ai nấy dạ!” do vậy cũng không ai có thể biết trước và nói trước được điều gì (!?). Cái quan trọng ở đây là làm cách nào để mà phòng, chống được bệnh tật?. Làm thế nào để chữa trị được bệnh nếu lỡ một khi bệnh nó xâm nhập vào người mình?
III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÒNG - CHỮA BỆNH
Ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của Khoa học Kỹ thuật con người đã có thể khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Tuy thế, trong nhiều công trình khoa học, trong khi Tây phương còn nhiều lúng túng thì tại Trung Quốc, người ta đã có những nghiên cứu, khám phá, giải thích các bí ẩn từ mấy ngàn năm. Chẳng hạn như về lĩnh vực Y khoa, trong khi thế giới còn chưa khám phá hết được bản đồ Gene của con người thì ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có những học thuyết thuyết minh tường tận (xin tham khảo Trung Y Thập Đại Kinh Điển Thư: Thần Nông Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Trung Tàng Kinh, Hoa Đà Thần Phương Chân Bản, Mạch Kinh, Châm Cứu Giáp ất Kinh…) về cơ thể của con người, về các bộ phận như lông, tóc, da, cơ, lục phủ ngũ tạng, sự vận động của kinh mạch, khí huyết… cho đến cơ chế phát sinh các loại tật bệnh v.v. Những điều đối với người Á Đông được coi là chuyện bình thường nhưng trong mắt của Y học phương Tây có khi lại được coi là điều không thể lý giải (Đông phương huyền bí).
Mặc dù Y học của thế giới hiện đã có những bước tiến nhảy vọt, những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực Y thuật đem lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của nhân loại, nhưng không phải quốc gia nào trên thế giới cũng thật sự quan tâm đến sức khỏe của người dân, thật sự quan tâm và làm tốt công tác phòng chống, chữa trị bệnh tật. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả thế giới đang bó tay không có thuốc đặc trị trước nguy cơ hủy diệt hàng loạt của căn bệnh HIV và vô số căn bệnh nan y khác như Tiểu đường, Ung thư, dịch Cúm gia cầm … thì việc phòng chống và ngăn ngừa các nguy cơ lây lan bệnh lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ động phòng ngừa là một việc làm có ý nghĩa hết sức rất to lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.
1. Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
Nói đến công tác phòng chống và chữa trị bệnh tật không thể không nói đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chăm lo sức khỏe cho toàn dân tộc và đặc biệt là quan điểm của Bác trong việc phòng chống, chữa trị bệnh tật.
Ngay từ khi lập quốc, mặc dù chính quyền còn non trẻ và phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Bản thân người còn bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm và chăm lo đến sức khỏe của toàn dân tộc. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 (tức chỉ hơn 6 tháng sau ngày lập quốc), Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập Thể dục” ngay sau khi ký sắc lệnh thành lập Nha TDTT trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là một sự quan tâm đặc biệt của vị Nguyên thủ Quốc gia, người đứng đầu nhà nước vì lợi ích sức khỏe toàn dân (điều mà trên thế giới chưa có vị lãnh tụ nào làm và cũng không một vị vua chúa nào trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc tỏ ra quan tâm đến !). Trong lời kêu gọi Bác viết: “Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Bác cho rằng việc chữa bệnh cứu người là việc làm hết sức quan trọng nên khi nói chuyện với cán bộ ngành Y tế, Bác đặc biệt nhấn mạnh câu “Lương y như từ mẫu”. Quan điểm của Bác là muốn làm tốt công tác chữa trị bệnh tật thì trước hết cần phải làm tốt công tác phòng bệnh, việc phòng bệnh quan trọng hơn việc chữa bệnh. Theo Bác, muốn có sức khỏe thì phải siêng năng luyện tập thể dục. Bác không những chỉ rõ phương pháp tập luyện mà còn nêu bật ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc luyện tập thể dục thể thao. Bác viết: “… Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục; ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Bác Hồ kính yêu
Tự tôi, ngày nào cũng tập
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm và bảo vệ môi trường, Bác kêu gọi mọi người trồng cây để có môi trường thiên nhiên trong sạch, Bác cho rằng con người cần phải gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên (đây cũng là quan điểm của Lão Tử). Bởi vậy, xung quanh khu nhà sàn nơi Bác ở luôn tràn ngập màu xanh của cỏ cây hoa lá, luôn rộn rã tiếng chim muông.
…
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà…
(Tố Hữu. Sáng tháng năm).
|
Lát rồi chim nhé chim ăn, Bác Hồ còn bận Khách văn đến nhà
Thiên nhiên không những hiện hữu nơi Bác ở mà còn hiện hữu ngay trong thơ của Bác. Trong thơ Bác, dù con người có phải trong cảnh tù đày khổ ải nhưng thiên nhiên luôn hiện ra một cách sống động và tràn đầy sức sống.
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
云拥重山山拥云
Giang tâm như kính tịnh vô trần
江心如镜凈无尘
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
徘徊独步西风岭
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
遥望南天忆故人
(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ;
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa).
(Hồ Chí Minh. Tân xuất ngục học đăng sơn)
*
* *
… Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
征人已在征途上
Ngưỡng diện thu phong trận trận hàn.
迎面秋风阵阵寒
… Noãn khí bao la toàn vũ trụ
暖气包罗宇宙
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
行人诗兴忽加浓
(… Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
… Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng).
(Hồ Chí Minh/Tảo giải)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh không những là một lãnh tụ thiên tài, Danh nhân văn hóa, vị Anh hùng dân tộc mà Bác còn là một nhà dưỡng sinh kiệt xuất. Trong cuộc sống, Bác luôn chủ trương “thanh tâm quả dục”, động viên cán bộ thực hiện lối sống giản dị, hòa đồng với quần chúng, chăm lo cho quần chúng, phải Cần Kiệm Liêm Chính và chính người với tấm áo vải đơn sơ, với đôi dép cao su giản dị mà làm cho thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ, là tấm gương sáng chói cho lớp lớp cháu con học tập. Cả một đời “vì nước vì non”, Bác chỉ mong sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…
Cả đời vì nước vì dân... với vườn rau ao cá
Ngày nay, nếu có dịp vào thăm nhà sàn của Bác, chúng ta vẫn còn thấy đôi tạ tay xếp ngay ngắn nơi góc nhà, đó là vật mà Bác dùng để tập luyện hằng ngày. Mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu, chúng ta vẫn thấy Bác đang tham gia đánh bóng chuyền với các chú Cảnh vệ, tập Thái Cực Quyền vào mỗi buổi sáng (Bác học Thái Cực Quyền với võ sư Cố Lưu Hinh người Trung Quốc). Bác không những luôn quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mọi người mà chính Người cũng là một tấm gương sáng về rèn luyện thân thể cho toàn dân học tập.
Shaolaojia.