Login Form

Số Người Truy cập

04453481
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
282
384
2454
2806914
13334
28301
4453481

2024-11-21 09:42

Thành Ngữ Điển Cố

TUYỆT KỸ HẦU QUYỀN CỦA THIẾU LÂM TỰ

      Với chiều dài hơn 1.500 năm lịch sử, nhắc đến võ học Trung Hoa người ta thường lập tức liên tưởng tới Thiếu Lâm Tự. Có thể nói rằng kungfu Thiếu Lâm chính là đỉnh cao của võ thuật cổ truyền Trung Nguyên với rất nhiều chiêu thức tuyệt vời, bí kíp độc nhất vô nhị chỉ Thiếu Lâm mới có.

Võ tăng Thiếu Lâm Tự biểu diễn hầu quyền.

Võ tăng Thiếu Lâm Tự biểu diễn hầu quyền.

 

      Tương truyền, kungfu Thiếu Lâm là do Đạt Ma sư tổ sáng tạo ra sau 10 năm tọa thiền nhìn vào bức vách trên núi Tung Sơn. Ngay từ khi mới ra đời, kungfu Thiếu Lâm đã mang trong mình rất nhiều giá trị nội hàm văn hóa, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, vừa giúp con người hướng thiện.

Read More

      Khác với các môn võ khác, võ thuật Thiếu Lâm là sự kết hợp chặt chẽ giữa thiền và võ, trong đó thiền là cái bản chất, cốt lõi bên trong, võ là hình thức biểu hiện ra ngoài của thiền.
       Võ tăng Thiếu Lâm Tự luyện tập kungfu không ngoài mục đích nâng cao sức khỏe, làm lành mạnh tinh thần và cuối cùng đạt đến sự tĩnh tại theo tôn chỉ của Thiền tông – minh tâm kiến tính, đĩnh ngộ thành Phật.
       Kungfu Thiếu Lâm không chỉ nức danh trong các truyện kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, khi bộ phim “Thiếu Lâm Tự” ra mắt khán giả kungfu Thiếu Lâm đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc.

Các môn đệ Thiếu Lâm Tự luyện võ công dưới thời tiết lạnh.

Các môn đệ Thiếu Lâm Tự luyện võ công dưới thời tiết lạnh.

       Không những tạo ra cơn sốt võ công, kungfu Thiếu Lâm còn chinh phục rất nhiều khán giả từ châu Á đến châu Phi, châu Âu tới châu Mỹ. Nhiều người chưa từng đặt chân tới Trung Quốc, nhưng lại rất quen thuộc với tên tuổi Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Thành Long – những ngôi sao kungfu nổi tiếng Đại lục đồng thời cũng là đệ tử trứ danh của Thiếu Lâm.

       Mặc dù ra đời từ hơn 1500 năm trước, trải qua nhiều biến cố của thiên tai, nhân họa, chiến tranh, các tuyệt kĩ kungfu Thiếu Lâm vẫn được các võ tăng truyền lại từ đời này qua đời khác theo phương thức cổ truyền cho tới ngày nay.

       Thiếu Lâm không phải một môn phái võ thuật đơn thuần, mà hơn thế nó là một hệ thống các tuyệt kĩ, bí kíp kungfu cổ truyền của người Trung Hoa. Theo những tài liệu còn giữ được, kungfu Thiếu Lâm có tất cả 702 thế võ, trong đó gồm 552 bài quyền và binh khí, 72 tuyệt kĩ như điểm huyệt, khí công, tuy nhiên ngày nay chỉ còn lại hơn 200 bài.

Tuyệt chiêu chống đứng bằng 2 ngón tay.

Tuyệt chiêu chống đứng bằng 2 ngón tay.

       Kungfu Thiếu Lâm lấy động tác cơ thể làm nòng cốt và chia thành các chiêu thức khác nhau. Một chiêu thức bao gồm nhiều động tác và được xây dựng, phát triển trên cơ sở lý luận y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp với quy luật vận động của cơ thể con người.

       Trong võ học Thiếu Lâm, động tác và chiêu thức phải đảm bảo kết hợp được giữa động và tĩnh, cân bằng âm dương, cương nhu liền mạch, có thần thái và có hình tượng rõ nét.

       Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng khác của võ học Thiếu Lâm là nguyên tắc Lục hợp: Tay hợp chân, đùi hợp gối, vai hợp hông, tâm hợp ý, ý hợp khí, khí hợp lực mới có thể tung ra các chiêu thức dũng mãnh và hiệu quả.

       Không chỉ có võ thuật, kungfu Thiếu Lâm còn mang trong mình một giá trị tinh thần do lịch sử tạo ra. Từ “kungfu” xuất phát từ ngôn ngữ nhà Phật chỉ kết quả tu hành của một người trong Thiền tông. Tọa thiền còn được gọi là luyện kungfu, mục đích của luyện kungfu là giác ngộ thành Phật, thay đổi triệt để phẩm chất con người, hướng tới cái chân, thiện, mỹ.

Khổ luyện thành tài.

Khổ luyện thành tài.

       Nhắc đến kungfu Thiếu Lâm, người ta thường nghĩ ngay tới Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, Thập bát la hán quyền. Bên cạnh đó còn rất nhiều chiêu thức, bí kíp độc đáo về võ thuật, khí công, trong đó nổi lên là hệ thống các bài quyền mô phỏng hoạt động của các loài động vật. Bee xin giới thiệu loạt bài về một số tuyệt kỹ võ công do môn phái Thiếu Lâm sáng tạo ra.

Hầu quyền

       Hầu quyền là một trong số thế quyền độc đáo của Thiếu Lâm nói riêng, võ thuật cổ truyền Trung Hoa nói chung. Người ta đặt tên cho thế quyền này là Hầu quyền vì những động tác của nó mô phỏng các hoạt động của loài khỉ - hậu duệ của Mỹ hầu vương Tôn Ngộ Không trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký

Các thế võ hầu quyền mô phỏng hoạt động của loài khỉ tinh nhanh.

Các thế võ hầu quyền mô phỏng hoạt động của loài khỉ tinh nhanh.

      Trong kho tàng võ học cổ truyền của người Hán, Hầu quyền xuất hiện khá sớm, các tư liệu thu thập được cho thấy nó xuất hiện từ thời kì Tây Hán, nhưng đạt đỉnh cao tuyệt kỹ thì phải kể đến Hầu quyền Thiếu Lâm tự.

       Giới võ tăng Thiếu Lâm Tự truyền nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác các tuyệt kỹ kungfu, trong đó Hầu quyền được thể hiện ở 22 chữ: Cương, nhu, nhẹ, nhạy, mềm, khéo, tránh, nhanh, tỉnh, ôm, bắt, ngã, hái, ngắt, điêu, cầm, chụp, đội, buộc, trèo, đạp, bật là sự kết hợp của mắt, toàn thân, tay và bước đi.

       Hầu quyền trong bí kíp kungfu Thiếu Lâm Tự được chia thành các thế võ khác nhau, mô phỏng sự nhanh nhạy, mẫn tiệp của loài khỉ và được đặt tên theo đúng các hoạt động đó của con cháu “Ngộ Không”: xuất động, nhìn trộm, nhìn đào, leo trèo, hái đào, chuyền cành, giành giật, giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, vui vẻ, bỏ chạy, nhập động.

Một

Một "võ tăng Tây" luyện tập hầu quyền của Thiếu Lâm Tự.

      Trong từng thế võ, có thể bắt gặp các động tác vận động như té ngã, vồ, chạy, quay mình thường thấy ở loài khỉ. Tuy nhiên, đó không phải những động tác vận động đơn thuần mà là sự kết hợp chặt chẽ và liên hoàn và phải đạt đến trình độ hình tượng, chân ý, mật pháp, chuyển động nhanh mà nhẹ, cơ thể linh hoạt.

       Những cử chỉ hành động của khỉ như nhún vai, rụt cổ, khom lưng, gãi, khoèo tay, rũ cổ tay, gập gối đều trở thành những đòn võ lợi hại. Thần thái võ tăng Thiếu Lâm khi đi bài Hầu quyền nhìn không khác một chú khỉ lém lỉnh, thông minh và nhanh nhẹn, động tác liên hoàn chặt chẽ, có tiết tấu, bước đi nhanh, nhẹ như khinh công.

      Trong số tất cả các thế võ của Hầu quyền, đối với các võ tăng Thiếu Lâm Tự gian nan nhất có lẽ phải kể đến phần luyện mắt.

alt

 

 

       Muốn luyện mắt, trước hết phải hiểu được đặc điểm của mắt khỉ. Mắt khỉ lúc nào cũng tròn xoe, loài khỉ có thói quen luôn luôn nhìn thẳng, khi cần quan sát vật khác, đối tượng khác không phải hướng trực diện, chúng sẽ quay đầu chứ không bao giờ đảo mắt.

       Khi luyện mắt, người tập võ phải trợn thì mắt mới tròn. Ban đầu, thời gian luyện tròn mắt ngắn, sau đó tăng dần thời lượng. Luyện trợn mắt xong, người học sẽ bắt đầu luyện nhắm mắt và kết hợp với các động tác, thế võ khác của Hầu quyền.

       Loài khỉ khác con người ở chỗ nó không có cổ nên chúng thường xuyên ở tư thế rụt đầu, thu vai và luôn tỏ ra rụt rè chứ không “ngẩng cao đầu” như con người. Do đó khi tập võ khỉ, người học cũng phải học các động tác khom lưng, thu ngực, co chân của khỉ.

 

alt

 

       Khi đi bài Hầu quyền, bước đi của võ sinh sẽ không giống người bình thường mà mô phỏng theo 5 bước đi của khỉ kết hợp với các động tác võ thuật, đó là đi giật lùi, mã bộ, hư bộ, đinh bộ và quỵ bộ.

       Lúc di chuyển, hai tay chống xuống đất, thân người lom khom chao đảo, bước đi có tiến lên, giật lùi và sang ngang. Tuy nhiên, khỉ là loài rất linh hoạt nên động tác Hầu quyền mô phỏng dáng vận động của chúng di chyển nhẹ nhàng với mũi bàn chân, đan chéo chân, đan chéo chân tay.

alt

 

       Không giống như các loài khác, các chú khỉ thường rất nghịch ngợm và hiếu động, đặc điểm này trở thành bài toán khó đối với các võ sinh trong luyện tập cũng như biểu diễn hầu quyền làm sao có thể lột tả hết thần thái tinh nghịch của Mỹ hầu vương.

      Backieuphong sưu tầm theo Webster Xã hội luận bàn.com
      Shaojiazhuangzhu giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG