Thành Ngữ Điển Cố
THUẬT CỦA NGƯỜI XƯA
Triệu Tương Tử (vua nước Triệu, thế kỷ thứ V trước CN) đi săn ở núi Thường Sơn. Dùng lửa đốt rừng, cháy hừng hực cả hàng trăm rặm. Bỗng thấy một người từ trong vách đá chui ra, bay lên đáp xuống vật vờ theo ngọn lửa, mọi người sợ đều cho là quỷ. Lửa tắt, người đó ung dung bước ra như chẳng có chuyện gì.
Tương Tử lấy làm lạ, giữ lại kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng thấy hình sắc, mặt mũi, tiếng nói, hơi thở đúng là người, hỏi:
- Ngươi có cái đạo (thuật) gì mà chui vô đá, ở trong lửa được?
Người đó hỏi lại:
- Đá là cái gì kìa? Lửa là cái gì?
Tương Tử đáp:
- Đá là chỗ mà lúc nãy ngươi chui ra, lửa là chỗ mà lúc nãy ngươi vượt qua đó.
Người đó nói:
- Tôi không biết đấy.
Ngụy Văn Hầu nghe chuyện đó hỏi Tử Hạ[1]:
- Người đó là hạng người nào?
Tử Hạ đáp:
- Tôi được nghe thầy tôi (Khổng Tử) dạy rằng: Người nào hòa đồng với vạn vật thì vạn vật không làm thương tổn, trở ngại được mình mà còn có thể xuyên vô kim thạch, đi trong nước lửa.
Văn Hầu hỏi:
- Sao thầy không làm như vậy?
- Diệt lòng bỏ trí, Thương tôi chưa làm được nhưng nếu nhàn thì cũng xin bàn về điều đó.
- Văn Hầu bảo:
- Thế còn Phu Tử (Khổng Tử) sao không làm?
Tử Hạ nói:
- Phu Tử làm được mà không cần làm.
Ngụy Văn Hầu rất vui.
Theo “Liệt Tử” (Triệu Tương Tử xuất đồ thập vạn).