Login Form

Số Người Truy cập

04456150
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
501
1382
5123
2806914
16003
28301
4456150

2024-11-23 23:12

Thiều Gia Tạp Sự Lục

PHẢN ĐỒ LÀ GÌ ? PHẢN PHÚC LÀ GÌ ?...

Phản đồ là gì ? Phản phúc là gì? Thế nào là phản đồ và thế nào thì bị coi là phản phúc?...

"Phản đồ" phải chăng chính là phản phúc... ?.

hai-mat

 

Đó là hàng loạt các câu hỏi mà thường ngày chúng ta vẫn thường nghe, được nghe trong cuộc sống. Tuy ai cũng từng nghe, từng được thấy, thế nhưng để hiểu cho "ra môn ra khoai" thì quả không phải là chuyện dễ dàng.

Vừa qua, có bạn đưa mấy cụm danh từ như "phản phúc", "phản đồ" để mọi người cùng tham gia trao đổi, thảo luận trong diễn đàn của võ phái Thiều gia, và cũng đã có rất nhiều ý kiến tham gia thảo luận. Tuy nhiên, do nhân sinh quan của mỗi người mỗi khác nên các ý kiến trong diễn đàn cũng chưa thực sự mang tính thống nhất.

Read More

Xét thấy đây là một chủ đề tuy mang tính "nhạy cảm" cao nhưng rất có ý nghĩa, đặc biệt đối với những người "Dĩ võ chi đạo"; mặt khác qua tham khảo, Shaolaojia cũng thấy trên các trang mạng chưa có ai bàn về cái chuyện "tế nhị" này...

Chính vì thế, tuy kiến thức thiển lậu nhưng Shaolaojia tôi cũng bạo miệng trình bày và kính mong các bậc cao nhân tham gia chỉ giáo, đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình nhằm làm rõ nghĩa ngữ của cụm từ trên. Chúng tôi hoàn toàn không có ý định quảng bá hay "chơi nổi chơi chìm" gì, chỉ mong làm rõ nghĩa mấy cụm từ trên để mọi người nhận chân giá trị và có thái độ chuẩn mực trong cuộc sống, đồng thời giúp giảm thiểu một vài hành động rồ dại của ai đó chăng?

         Thế nào là phản phúc ?

Phản () ở đây theo tiếng Hán có nghĩa là trái chứ không phải cái phản trong tiếng Việt, tức là làm trái với cái đáng lẽ ra phải làm như phản bội tức "phản bội" lại bạn bè, phản bội lại tổ quốc (bội còn được đọc là bối tức là cái ... lưng), là vi hiến (vi phạm hiến pháp), vi qui (vi phạm các qui định, chế tài đã định ước, vi phạm môn qui)...

Phúc () là sự trở lại, lật nhào tức là sự giở trò, hành vi tráo trở, lập đi lập lại như phúc triệt tức là lặp lại cái vết xe (đổ)...

"Phản phúc” trong tiếng Việt đương nhiên được hiểu, được thừa nhận là con đẻ của hành vi “phản bội”. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng nó lại có xu thế phát triển với những thủ đoạn tinh vi, thâm thúy còn trên tài cả cha đẻ của nó là "phản bội" rất nhiều.

Hành vi được coi là "phản phúc" đầu tiên, chính là hành vi phản lại chính mình, phản lại cái mà mình đã hứa hẹn, đã khắc cốt ghi tâm, đã thề non hẹn biển, đã hứa sắt son một lòng...; Tiếp ngay sau đó là hàng loạt các chuỗi vi bối, vi qui hay còn gọi là làm trái, làm ngược, là cố tình làm hỏng, làm hư, là chọc phá, kích động, phá hoại, là sự lọc lừa, sự man trá và là sự phản trắc khôn lường… nhằm phản lại lòng tin yêu của người đã tin tưởng, tạo điều kiện, thương yêu, giúp đỡ mình...

Do được sinh ra và lớn lên trong môi trường phản bội, lại bị kích động bởi cái tư tưởng bá quyền chủ nghĩa nên người bị coi là “phản phúc” thường hay muốn thể hiện mình, thường hợm hĩnh và thường có tâm lý nghĩ ta đây mới là người tài giỏi, ta mới là người có thể "Cứu nguy phò khốn", là người có sứ mạng "Phổ độ chúng sanh"...

Ranh giới từ “phản bội” đến “phản phúc” rất mong manh, khó phân biệt, chính vì thế rất dễ vi bối. Xuất phát từ nhận thức méo mó, lệch chuẩn, bất đắc cách cùng với cái thói ngông cuồng nêu trên mà người bị cho là "phản phúc" dễ có những hành vi mù quáng, những hành động sai lầm và nếu không biết tự kiềm chế dục vọng (tức tham sân si theo triết lý nhà Phật) thì dễ trở thành loại người có tâm địa hiểm độc. Và đấy chính là lý do vì sao nói “phản phúc còn trên tài cả phản bội”.

hai - mat 2

Trong giới võ thuật, danh từ “phản phúc” cũng được hiểu như trên và là danh từ thường dùng để đặc chỉ những kẻ có hành vi tráo trở, lật lọng, đểu cáng, có thái độ hai mặt, vi phạm môn qui, phản bội lại thầy, người đã có công dìu dắt, nâng đỡ mình... tóm lại đó là hạng người xấu, kẻ “Phản thầy lừa bạn” hay nói nôm na là kẻ “phản đồ”(chữ đồ ở đây chính là chỉ cái lũ học trò, đệ tử), kẻ “Ăn cháo đái bát”...

ngha

Chân dung một kẻ phản đồ đã bị Thiều gia "Trục xuất khỏi sư môn"...

Người trong giang hồ nói chung và người trong giới võ lâm nói riêng thường đề cao khí tiết “Tứ hải vi gia”, “Trọng nghĩa khinh tài”... Chính vì thế, những hành vi được coi là “phản phúc” hay “phản đồ” bị người trong giang hồ, võ lâm vô cùng miệt thị và khinh bỉ...

Tp. HCM, ngày 03.8.2012.
Võ sư: Thiều Ngọc Sơn
 
Phụ lục:

          Dưới đây là một số ý kiến tranh luận trong diễn đàn về nghĩa ngữ của các cụm từ trên. Thieugia xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Junior Member
Tham gia ngày
Jul 2012
Đến từ
HCM
Bài gửi
25

     Thấy mọi người tham gia bàn luận sôi nổi quá, em mặc dù sở học nông cạn nhưng cũng xin tham gia góp vui đóng góp chút kiến thức.

     “Phản phúc” Hán tự là 反复hoặc 反覆 [pinyin: fǎnfù]. 反覆 được chấp nhận ở cả Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, 反复 phổ biến hơn ở Trung Quốc. Tương tự, 反复 được chấp nhận tại Đài Loan, nhưng 反覆 tại Đài Loan được sử dụng phổ biến hơn 反复.Phúc trong chủ đề bàn luận của chúng ta là 复/覆 có ý nghĩa: trở đi trở lại, lật lại, lặp đi lặp lại.Chiết tự 覆 [pinyin: fù] Hán Việt: Phúc, số nét 18, bộ thủ : Á , Á trên Phúc [复] dưới: lật lớp che ra, lộ mặt.反 [pinyin: fǎn], Hán Việt: Phản, số nét 4, bộ thủ: Hựu. Ý nghĩa: phản kháng, lật/trở ngược lại.

     Tóm lại, Phản phúc chính là phản trắc, luôn sẵn sàng trở mặt, giữa đường giở giáo đâm, phản lại người tin tưởng và có ân nghĩa với mình ngay khi thấy có điều kiện thuận lợi. Không đáng tin cậy [từ điển tiếng Việt online].

     Vì vậy, về các định nghĩa của Bach_ho nêu ở trên em có một số ý kiến như sau:

     - Ý kiến gạch đầu dòng số 1: Ý nghĩa và nội dung không liên quan gì đến Phản phúc cả. Phản phúc vừa là một động từ chỉ hành động, vừa là tính từ chỉ tính chất, chỉ khi nào nó đi với "người, kẻ, loại" thì nói mới trở thành một cụm danh từ chỉ "một loại người". Loại người ngang bướng, lý sự cùn, hay làm trái ý mọi người thường hoặc là loại già mồm hoặc là loại ỷ có sức khoẻ mà bướng, hoặc cũng có thể họ có mong muốn “thầm kín” muốn được mọi người để ý. Loại người này có lúc cũng có thể gây hại, rắc rối cho mọi người nhưng cái hại không bằng loại Phản phúc.

     - Ý kiến thứ 2: Phản bội có ý nghĩa hoàn toàn khác với phản phúc. Trong phản bội có phản đồ, phản quốc… Phản bội Hán tự là 反背 [fǎnbèi] hoặc 背叛 [bèipàn]. Khái niệm: Phản bội chính là hành động chống lại quyền lợi của cái mà nghĩa vụ bắt buộc mình phải tôn trọng và bảo vệ, của người mà điều cam kết bằng lý trí hoặc tình cảm đòi hỏi ở mình lòng trung thành tuyệt đối: Phản bội Tổ quốc; Phản bội nhân dân; Phản bội tình yêu. [Từ điển tiếng Việt Online]. Như vậy, một đằng là Trở mặt, phản lại người tin tưởng hoặc có ân nghĩa với mình, một đằng là Chống lại thứ/điều/người/tổ chức mà mình có nghĩa vụ buộc phải tôn trọng và bảo vệ

     - Ý kiến thứ 3: Cũng có phần đúng nhưng chưa đủ (!?), phản phúc trở mặt, bội tín với người tin tưởng hoặc có ơn với mình

     - Ý kiến thứ 4: Trong tiếng Trung "chưa"/không thấy có sử dụng 反福 [Phản: phản lại, Phúc: hạnh phúc]. Đồng âm dị nghĩa là chuyện thường gặp trong ngôn ngữ. Ví dụ: Việt Nam [tru: 1. tiếng kêu to, tiếng chó tru, 2. con trâu ], tiếng Trung [fú: 1.福: hạnh phúc, 2.蝠: con dơi, 3.俘: tù binh]... Nguy hiểm ở chỗ là nếu người đọc không nắm được kiến thức về ngôn ngữ, từ vựng, không hiểu cặn kẽ được từ đó dùng trong ngữ cảnh nào thì sẽ dễ chọn sai từ, dẫn đến làm sai lệch đi ý nghĩa của câu chữ muốn biểu đạt, làm hỏng cả dàn ý, trật tự, ý nghĩa gốc của một tác phẩm . Đặc biệt trong Hán Việt, trong tiếng Việt là đồng âm dị nghĩa, chuyển qua tiếng Trung cùng 1 âm Hán Việt là dị âm dị nghĩa. Lấy luôn ví dụ về chữ Phúc. Hán Việt: Phúc [nghĩa tiếng Việt: Hạnh phúc , Rắn hổ mang , bụng ...Ý kiến này do hiểu và chọn sai nên dịch sai nghĩa của từ Phản Phúc.*

     Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của em, vẫn còn thiếu xót nhiều, mong người trao đổi, sửa chữa và bổ sung thêm cho hoàn thiện và phong phú chủ đề ạ alt

Junior Member
Tham gia ngày
Aug 2012
Bài gửi
4

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG