Login Form

Số Người Truy cập

04454255
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
1056
384
3228
2806914
14108
28301
4454255

2024-11-21 23:37

Chim Trời Cá nước

Điệu hò đưa linh ở Hải Trạch

Quảng Bình Online

Cập nhật lúc 07:26, Thứ Năm, 25/04/2013 (GMT+7)

Hò đưa linh ở vùng biển Hải Trạch (Bố Trạch) là lối hò tiễn đưa linh hồn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Trải qua bao thời gian, điệu hò ấy vẫn trường tồn và khẳng định sức sống lâu bền với những giá trị nhân văn sâu sắc.

Người Việt từ xa xưa đã quan niệm "sống dầu đèn, chết kèn trống" nên cứ hễ đám tang thì có kèn trống. Ở vùng biển Hải Trạch, không chỉ có kèn trống mà người dân nơi đây còn quen thuộc với điệu hò đưa linh của quê hương mình. Theo những người dân nơi đây, hò đưa linh trong đám tang là cách hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành và nuôi nấng mình trưởng thành và cả những người vô danh...

Read More

Hò đưa linh là lối hò phục vụ đám tang, diễn ra suốt thời gian tang gia từ khi người chết được khâm liệm, phát tang, cho đến khi chôn cất xong. Ở Hải Trạch, hò đưa linh chỉ diễn ra trong đám tang người già qua đời tuổi 70 trở lên. Hò vừa để chia buồn nhưng hò cũng là để thưởng thức văn hóa. Người ta đến đó, ngoài việc chia buồn, còn để thưởng thức giọng hò hay, ngôn hay ý  đẹp. Nội dung các câu hò thường đượm buồn. Khéo léo hơn trong mỗi chặng hò, người hát có cách chọn lựa ngữ cảnh rất chu chỉnh. Khi hát hò đưa linh, có hai người hát "hò cái", 12 người còn lại hát "hò con" (thường là những người diễn xướng và phụ họa) và một người đánh đàn.

a linh
Hò đưa linh trong đám tang ở Hải Trạch.

Trong điệu hò đưa linh thì người hò cái vẫn là người quan trọng nhất. Bà Hoàng Thị Tuân (người hò cái trong đội) cho biết:  "Vai trò của người hò cái trong hò đưa linh là rất quan trọng. Vì trong một không gian lễ nghi đượm chất buồn đau ấy thì người hò cái phải thuộc bài diễn. Không thể lấy những bài hò có nội dung vui vẻ, lả lướt như khi hò ở các lễ hội khác được mà phải chọn những bài hò có tính chất buồn để biểu diễn. Ngoài ra, người hò cái còn phải biết lựa chọn các mái hò sao cho âm hưởng của nó phù hợp với khung cảnh".

Những câu hò trong hò đưa linh có nội dung kể lại công cha nghĩa mẹ sinh thành, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, kể nỗi lòng sầu bi của con cháu khi phải chia tay cha mẹ, ông bà. Những câu hò nhằm tiễn đưa người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng một cách suôn sẻ. Trong bài hò có một đoạn nói về nỗi lòng của con cháu với người đã khuất:

"Chia tay kẻ ở người đi

Lòng nào mà chẳng sầu bi não nề
Nay sinh từ giã thân kỳ
Đưa linh một khúc mà về
tây phương...

Ở những gia đình khá giả, gia chủ nhờ soạn những bài văn ai thể lục bát, có nội dung nói về công sinh thành, cưu mang, dưỡng dục của người đã khuất để răn dạy con cháu. Đôi khi người ta lấy các tích chuyện trong những tác phẩm văn học, hoặc lấy những đoạn trong văn tế để diễn xướng trong đám tang.

Qua bao thời gian, điệu hò đưa linh vẫn đang được người dân Hải Trạch lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Điệu hò ấy vẫn mang một nét đặc sắc văn hóa của vùng biển Hải Trạch.                   

Thanh Hoa
Shaolaojia (Theo Quảng Bình Online).

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG