Chim Trời Cá nước
Ăn có ngon không?
Ăn có ngon không?
(Thực hảo ma ?)
Việt Nam Trung Hưng năm thứ 68 ở Nam phương có lão già họ Lê tên Mỗ trước cũng có tiếng là "bụng đầy chữ nghĩa". Thân tuy về trí sĩ và tuổi cũng đã thất tuần thế nhưng không hiểu vì sao càng về già lão lại càng lầm lẫn.
Lê mỗ xưa cũng có tiếng là "bụng đầy chữ nghĩa" !?
Một bữa bệnh, chẳng biết nghĩ ngợi như thế nào, lão bèn giở quyển “kinh”, thứ bảo bối (cái quyển xưa nay lão vẫn cho là báu vật, vẫn tự hào chỉ mình mới có, vẫn cứ gối ở đầu giường và thao thao “đàm thiên thuyết địa” với bạn bè, bằng hữu mỗi khi có ai đó đến thăm), vật “bất khả ly thân” ra rồi cứ thế mà đào bươi moi móc, tính tính toán toán. Rồi thì chẳng biết lão nghĩ như thế nào mà lại tụt quần rồi ị cả vào cuốn kinh. Vừa ị, lão còn luôn mồm hỏi “ăn có ngon không?”.
Chỉ thấy mây đen vần vũ, sấm đùng đùng, chớp loằng nhoằng từ bốn phương ập đến, rồi thì cứ nhè vào lão mà phóng tới. Mỗ hoảng sợ vội kéo quần bỏ chạy nhưng chạy đến đâu, sấm sét truy đến đó.
Chỉ thấy mây đen vần vũ...
Lão chạy mãi, chạy mãi đến một cái chỗ có cái thế đất cao cao, khí hậu buốt lạnh, dân tình rặt một lũ mắt xanh mũi lõ, người đầy lông lá, tiếng nói như chim. Lê mỗ mặt tái xanh tái xám, hổn hển không ra tiếng lọ mọ vào xin ở trọ. Trọ được ba bữa thì mắc cái chứng bệnh són phân ra quần rồi cứ thế lấy tay bốc ăn, mồm lại tự hỏi “Ngươi ăn thấy ngon không?”, ăn xong lại són, són xong lại bốc ăn. Dân bản xứ thấy thế đều kinh hãi và xa lánh. Cũng có kẻ thương hại cho mời đại phu đến bắt mạch nhưng các thầy đều lắc đầu và phán “Bệnh ác khẩu tâm đố, đã thấm sâu vào óc, không chữa được”.
chẳng biết sắp tới sức khỏe của Lê mỗ sẽ ra sao?
Lê mỗ vừa són vừa ăn tính đến nay cũng đã hơn chục bữa. Bệnh trạng như thế, chẳng biết còn kéo được mấy ngày.