Chim Trời Cá nước
An Nam: DƯƠNG GIA KÝ LỤC...
Website Võ thuật Thiều gia xin giới thiệu đến bạn đọc một loạt các bài viết của báo giới khi nói về ông Dương Tự Trọng, cựu Đại tá CAND, người vừa được Tòa Đại hình Hà Nội kêu mức án 18 năm tù do can tội tổ chức cho anh trai trốn đi nước ngoài; Những dòng tâm sự của con trai người "Phạm tội" khi nói về cha ông, về dòng họ Dương của mình; là bài thơ của người lính, người em gái gửi cho người đồng đội, người thủ trưởng, người anh hiện đang nằm trong vòng... lao lý; Và là một tập hợp các ý kiến phản hồi, sự cảm thông và chia sẻ tình cảm của các bạn trẻ già gần xa dành cho người sĩ quan, cựu Đại tá CAND, người vừa bị Tòa kêu mức 18 năm tù.Thiều gia xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc !
Đằng sau bản án 18 năm tù dành cho Dương Tự Trọng phải chăng là cả một câu chuyện dài về cái tình huynh đệ, về một gia đình "danh gia vọng tộc" bậc nhất đất Cảng.
Dương Tự Trọng sinh năm 1962, là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập niên 70-80.
Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống, các anh chị em đều là nắm giữ những chức vụ quan trọng, đều có tiền tài danh vọng. Anh trai là Dương Chí Dũng - cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines lừng lẫy một thời. Em gái út là bà Dương Thị Băng Tâm, cũng là một cán bộ trong ngành Công an.
Về bản thân Dương Tự Trọng, có một điều mà ít người biết, đó là Dương Tự Trọng xuất thân trong một gia đình công an nòi, nhưng bản thân Dương Tự Trọng lại không phải theo nghiệp công an từ đầu. Trọng là sinh viên Đại học Bách Khoa và chữa tivi, đồ điện tử rất giỏi.
Trong khoảng hơn chục năm trước, về đánh án hình sự ở phía Bắc này, có những cán bộ công an được coi là có biệt tài đánh án là Phan Văn Vĩnh (GĐ Công an tỉnh Nam Định - nay anh Vĩnh là Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn Đức Nhanh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội - Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu năm ngoái) và Dương Tự Trọng.
Đất Hải Phòng vốn là đất “dữ” và là nơi sản sinh ra nhiều băng nhóm tội phạm và với nhiều tên tội phạm hình sự khét tiếng. Nói về chất giang hồ thì giang hồ Hải Phòng là dữ nhất, mưu mẹo nhất và cũng lạnh lùng nhất. Nhiều năm làm Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, rồi sau được đề bạt làm Phó giám đốc Công an thành phố.
Sa chân vào vòng lao lý vì một chữ tình?
Ngay sau khi được báo tin như trên, Dũng đã lập tức “cầu cứu” em trai là Dương Tự Trọng, khi đó đang đương chức Phó Giám đốc Công an Hải Phòng.
Để giúp anh “đi càng xa Việt Nam càng tốt”, ngay lập tức, một phương án trốn chạy được cựu đại tá công an lên kế hoạch, với sự giúp sức của Vũ Tiến Sơn. Cựu Phó phòng CSHS Công an TP Hải Phòng không quên nhắc “sếp” Trọng trực tiếp gọi điện cho giang hồ cộm cán Dũng "Bắc Kạn" để “nhờ vả”. Cuộc đào tẩu bất thành và Dương Chí Dũng đã bị tuyên án tử tại phiên tòa sơ thẩm vừa qua.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát Tối cao, bị can Dương Tự Trọng là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho các đồng phạm tổ chức đưa Dương Chí Dũng – nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines trốn sang Campuchia ngày 23/5/2012 qua khu vực biên giới cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
Với vai trò chủ mưu, cầm đầu, Dương Tự Trọng bị truy tố theo Khoản 3, Điều 275, Bộ Luật hình sự. Trong quá trình điều tra, bị can Dương Tự Trọng chưa thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Kết luận truy tố cũng khẳng định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, do Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng sim rác, thường xuyên thay đổi số điện thoại, thay đổi địa điểm để trốn.
Các đối tượng thực hiện từng phần việc khác nhau nhằm che dấu hành vi phạm tội đã xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Vụ việc cản trở, gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Vinalines do Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố điều tra mà Dương Chí Dũng là bị can chính trong vụ án; Tạo dư luận xã hội không tốt, gây mất lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Và những ngày sau tuổi 52 của ông Trọng, việc phải sống sau song sắt giống như bao nhiêu tên tội phạm mà ông đã bắt ở trước kia, vẫn chưa phải là kịch bản đau đớn nhất. Bố mẹ ông, đã chạm cái ngưỡng gần đất xa trời, vẫn còn phải quặn ruột về đứa con không còn nhỏ dại. Ở tuổi 90, người cha Nguyễn Khắc Thụ đã rất yếu, hầu như không biết gì, vẫn chưa biết cái tin động trời này. Tất cả gánh nặng nghìn cân ấy dồn lên vai người mẹ đang nuôi chồng bệnh tật.
Chỉ trong một thời gian ngắn, gia đình "danh gia vọng tộc" đã từng có nhiều cống hiến cho đất nước lại rơi vào cảnh xót xa khi các con trai Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng bị bắt; con rể Nguyễn Bình Kiên bị khai trừ Đảng và hàng loạt những người thân tín như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh đều vướng vào vòng lao lý.
Và cái kết 18 năm tù
Theo đúng kế hoạch, 15h ngày 8/1 HĐXX trở lại làm việc để tuyên án dành cho các bị cáo trong vụ Dương Tự Trọng cùng đồng phạm về tội Tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài.
Đúng 15h20, vị đại diện cho HĐXX, chủ tọa Trương Việt Toàn đọc bản án cuối cùng dành cho các bị cáo. Theo HĐXX, căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại tòa cũng như những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra thì không có gì mâu thuẫn, vậy có thể khẳng định các bị cáo đã có hành vi tổ chức và giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Mặc dù trong suốt phiên tòa, Dương Tự Trọng đều "không phủ nhận cũng không thừa nhận", nhưng dựa vào những căn cứ đã có trong hồ sơ và những lời khai của các bị cáo khác, có thể thấy Trọng là người chủ mưu trong cuộc "đào tẩu" của anh trai. Đây là hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
HĐXX cho rằng bản án mà VKS đề xuất là chưa chính xác. Với những hành vi thuộc nhóm đối tượng đặc biệt nghiêm trọng, cần có một bản án nghiêm khắc hơn.
Các bị cáo Vũ Tiến Sơn, Trần Văn Dũng, Đồng Xuân Phong, Nguyễn Trọng Ánh, Tuấn trong quá trình điều tra đều thành khẩn khai báo, lại phạm tội vì tình cảm, nên cần xem xét giảm nhẹ tội.
Quan điểm của HĐXX là do Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước khởi tố một ngày, vì vậy cần tiến hành khởi tố vụ án làm lộ quá trình công tác gây khó khăn cho quá trình điều tra. Đồng thời cần điều tra làm rõ hành vi đưa và nhận hối lộ mà bị cáo Dương Chí Dũng đã khai tại phiên xét xử chiều qua đối với "ông anh" ở Bộ Công an。
Chủ tọa thông báo trong phiên xử các bị cáo thừa nhận hành vi, riêng ông Trọng không thừa nhận nhưng không phủ nhận lời khai của các bị cáo. Theo chủ tọa, trước tòa Dương Chí Dũng cũng khai đã đưa cho "ông anh" 510.000 USD để "lo việc".
Sau khi nghe đề nghị mức án, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ tài liệu công tác đồng thời làm rõ về lời khai số tiền ông Dũng đã khai.
Tòa cho rằng lời khai của các bị cáo phù hợp, không mâu thuẫn với lịch trình trốn truy nã của ông Dũng. Các bị cáo đã có hành vi tổ chức cho ông Dũng trốn ra nước ngoài, vi phạm quy định Điều 275 Bộ luật hình sự.
Dù bị cáo Trọng không thừa nhận nhưng HĐXX nhận thấy bị cáo đã đứng đầu, chủ mưu kế hoạch bỏ trốn. Việc truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật.
Theo luật sư Nguyễn Đình Hưng, ông đã chuẩn bị cẩn thận một số nội dung trước phiên sơ thẩm xét xử cựu Đại tá Dương Tự Trọng về việc tổ chức đưa anh trai Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài khi Dũng nhận được thông tin “mật báo” sẽ bị khởi tố.
Trước ngày xét xử, ngày 27/12, luật sư Nguyễn Đình Hưng cho biết: "Tôi đã gặp thân chủ nhiều lần, bây giờ anh ấy vẫn kiên định, điềm tĩnh, sẵn sàng đối mặt với án phạt dành cho mình, chỉ mong pháp luật công bằng thôi".
Nói về việc ông Trọng tổ chức cho anh trai bỏ trốn ra nước ngoài, luật sư Hưng cho rằng: "Tôi nghĩ tội thế là đúng. Nhưng việc em giúp anh bỏ trốn là việc tất yếu của người Việt, máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh. Ý thức ban đầu của anh Trọng là giấu anh Dũng để hết cơn khủng hoảng thôi, trốn đi rồi thì anh Trọng phải chịu hậu quả đã xảy ra".
Bị cáo Dương Tự Trọng: 18 năm tù.Bị cáo Vũ Tiến Sơn: 13 năm tùCác bị cáo Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn mỗi người lĩnh án 5 năm tù.Bị cáo Đồng Xuân Phong: 7 năm,Bị cáo Trần Văn Dũng: 8 năm.Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh: 6 năm.
Sau vụ án này, sẽ tiến hành khởi tố vụ án Cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo Điều 263 BLHS
Như vậy, chỉ trong một thời gian rất ngắn, 2 anh em Dũng - Trọng lần lượt ra trước vành móng ngựa và nhận những bản án xứng đáng với hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, phía sau vụ án này, lại là những câu chuyện dài về hình ảnh cựu PGĐ Công an Hải Phòng, một người từng là khắc tinh của bọn tội phạm, từng ghi dấu ấn trong rất nhiều vụ trọng án trong suốt những năm tháng hoạt động trong ngành.
Nguồn: http://soha.vn/xa-hoi/duong-tu-trong-noi-dau-va-suy-ngam-20140110101730052.htm
------------------------------------------------------------------------------
Nụ cười Dương Tự Trọng
Nụ cười và sự điềm tĩnh của ông Trọng trong phiên xử hôm qua, liệu có ai nỡ trách đó là một nụ cười khinh bạc, ngoan cố như những “bản án dư luận” đã trở thành thông lệ vẫn dành cho những bị cáo “đến chết vẫn cười”?
Giơ tay chào anh em, dặn vợ con không được khóc, Dương Tự Trọng bình thản đón nhận bản án 18 năm tù ngay cả trong lời nói cuối cùng cũng như biểu thị thái độ bằng một nụ cười.
Có không ít cảm thông từ nhiều phía khi hành động phạm tội của Dương Tự Trọng là sự giằng xé giữa cái lý mà một viên sĩ quan công an cao cấp phải giữ, và một bên là cái tình huynh đệ máu mủ ruột rà. Còn nhìn nụ cười của Dương Tự Trọng, chứng kiến sự bình thản của bị cáo đón nhận bản án, tôi lại nhớ tới Khổng Tử.
Sách Tứ thư chép:
Diệp Công nói với Khổng Tử: “Xóm tôi có người ngay thẳng. Người cha ăn trộm dê, người con ra làm chứng”.
Khổng Tử đáp: “Người con ngay thẳng ở xóm tôi khác thế. Cha che giấu cho con, con che giấu cho cha. Sự ngay thẳng ở ngay đó thôi”.
“Sự ngay thẳng” của Nho gia đến thời Lê chẳng có ai tranh luận.
Hoặc gần hơn, ngay hồi thế kỷ 19 thôi, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) trong điều 31, quyển 1 phần Danh lệ quy định “Thân thuộc tương vi dung ẩn”, (có nghĩa là họ hàng thân thuộc che giấu tội cho nhau), viết rằng: “Trường hợp người thân thuộc bậc đại công trở lên, mà tang phục rất trọng, ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu, rể, vợ chồng của cháu, anh em của cháu, vợ của anh em mang ơn lớn, nếu phạm tội đều cho phép giấu tội cho nhau”.
Dù tiếng là “hủ nho”, các cụ hoàn toàn đúng khi đề cao giá trị gia đình và việc pháp lý hóa các phạm trù đạo đức cho thấy sự bảo vệ tốt nhất, chính là bảo vệ ngay từ đầu những quan hệ gia đình, rường cột nền tảng của xã hội.
Ngay trong xã hội pháp quyền đương đại, vị tình hay vị pháp đôi khi là một cuộc tranh đấu, nó có ngay trong sự phân vân ở mỗi con người.
Bị cáo Dương Tự Trọng, một quan chức cao cấp trong ngành công an đã tổ chức cho một nghi can trốn đi nước ngoài. Anh ta lôi kéo đồng nghiệp, bạn bè vào vòng lao lý, sử dụng các thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện của pháp luật. Thậm chí, anh dung dưỡng cho tội phạm bị truy nã. Dương Tự Trọng phạm tội và đương nhiên, bị cáo phải trả giá.
Nhưng đôi khi, người ta biết và chấp nhận trả giá cho việc mà họ làm.
Sẽ rất dễ để nói rằng, lẽ ra Dương Tự Trọng, với tư cách là một người em, nên khuyên anh mình ra đầu thú để “cùng lắm là tử hình”.
Sẽ rất dễ dàng nhìn thấy việc một sĩ quan công an cao cấp từng đảm nhiệm vị trí trưởng phòng cảnh sát hình sự phải làm: chìa ra một chiếc còng số 8.
Nhưng còn tình huynh đệ máu mủ ruột rà, còn gia đình và lương tâm? Chúng ta đòi hỏi sự nghiêm trị của pháp luật, đòi hỏi “pháp bất vị thân”. Nhưng ít nhất vụ án Dương Tự Trọng không thể xếp chung trong với những vụ như “Em giết anh vì một cây xoan”; “Anh giết em khi tranh một bao gạo”; “Con giết bố vì không được cho tiền”; Và mới nhất, cũng hôm qua, cũng trong một phiên tòa ở Quảng Nam là chuyện “con đánh cha ruột đến chết bằng một khúc tre” mà nguyên nhân chỉ vì mâu thuẫn, cãi cọ.
Ừ thì bản chất của pháp luật là vô tình, nhưng cũng không thể vô tình để đánh đồng một tội phạm ngay tình bên cạnh toàn những ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục…mà ngay trong luật Hồng Đức xưa đã coi là những đại ác.
Đào Tuấn
----------------------------------------------------
Em gái Dương Tự Trọng làm thơ gửi anh
Bà Dương Thị Băng Tâm, em gái cựu đại tá Dương Tự Trọng vừa làm bài thơ gửi ông Trọng với mong muốn ông Trọng nhận được lời nhắn nhủ thương yêu khi Tết đến xuân về.
Bài thơ của bà Dương Thị Băng Tâm có tựa đề "Anh ơi!".
Anh Ơi !
“Em đã thấy anh qua hàng song chắn.
Miệng mỉm cười, đôi mắt lại trầm sâu.
Em đã thấy anh qua ngàn con sóng.
Hiên ngang, tận tụy hàng đầu.
Anh lại trở về với tuổi hai mươi.
Tâm hồn lắng trong khi tuổi đời già nửa.
Chẳng gì còn buồn nữa.
Trong lửa đời, ta vẫn ở cùng nhau.
Biết thế nào là ngọt hay là đau.
Cái cảm giác vô thường không bền ấy.
Hạnh phúc đến và đi như dòng chảy.
Ai nắm tay ai sáng tối bây giờ...!?”
Bà Tâm hi vọng ông Trọng sẽ nhận được lời nhắn nhủ thương yêu này khi Tết đến xuân về.
Bà Băng Tâm, 48 tuổi, là em gái thứ tư của ông Dương Chí Dũng và ông Dương Tự Trọng, hiện công tác tại một phòng nghiệp vụ của công an Hải Phòng.
Hiện, cả hai anh trai của bà Băng Tâm đang ở trong trại giam. Ông Dương Chí Dũng vừa nhận bản án tử hình trong vụ đại án Vinalines còn ông Trọng phải nhận bản án 18 năm tù.
Giữa năm 2012, bà Băng Tâm cũng đã làm bài thơ “Anh hãy về đi” gửi cho ông Dương Chí Dũng với mong muốn thông qua báo chí ông Dũng khi đó đang lẩn trốn ở đâu hãy sớm quay về trình diện cơ quan chức năng.
Theo Lam Khê (Tiền Phong).
-------------------------------------------------------------------
Thiều Gia: Dưới đây là tâm sự của một người tự nhận là con trai của anh Dương Tự Trọng. Sự thực có đúng như vậy không hay đây chỉ là câu chuyện của một ai đó có tính "hay đùa"... Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, nội dung của cuộc trao đổi rất đời thường, đậm tính người và rất gần với sự thật, khiến cho nhiều độc giả phải trào dâng cảm xúc và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với gia đình cựu đại tá CAND.
Tâm sự của con ông Dương Tự Trọng về quyết định của bố mình
"Em là con bố Trọng ạ. Bố Dương Tự Trọng. Em ít hơn anh khoảng 5 tuổi. Em cũng đồng thời là cháu trưởng luôn ạ. em ở với ông bà em từ bé anh ạ. E thực sự cũng rất muốn chia sẻ cảm súc với mọi người.
Dạ e muốn chia sẻ 1 số cảm xúc của e, e là người tuy k thấy rõ hết nhưng chứng kiến khá tường tận sự việc, vì bố e rất tin tưởng e ạ.
Đầu tiên thì e xin thay mặt bố và bác e, những người e rất yêu quý, gửi lời xin lỗi đến mọi người.
Từ hồi vệc xảy ra đến giờ, hơn 1 năm rồi, nhà e cũng có ăn ngon ngủ yên đâu ạ. Chẳng phải vì tiền hay quyền, mà vì e quá thương cho mọi người, bố và bác e, rồi mẹ e rồi bác Phương (vợ của bác Dũng) rồi các chị các em của em rồi các cô đều còn có skhoe, còn có thể chịu được. Nhưng a biết k, ông bà em thì khác, bà e 90 rồi, ông e thì 97. Nhớ ngày trước (hồi e học ĐH), khi em hỏi ông em là: ông ơi thế ngày bé ông sống ông có ước mơ gì? Kiểu như lúc đó e khá hoang mang về hướng đi tương lai ấy ạ, nên e hỏi ông e thế. Ông e nói rằng: ông em chỉ có 1 ước mơ là làm sao cho dân hết khổ. Ôi e xin lỗi, e hơi xúc động... lẽ ra e k nên kể mấy cái này ra vì chắc cũng chẳng ai tin, e chỉ muốn xin lỗi thay bố và bác, e thương bố và bác lắm, e bị dằn vặt vô cùng vì e k thể làm gì đc. Có những chuyện k bập vào, k đi vào, k bao giờ có thể hiểu đc.
1 năm nay, lúc nào báo chí, phương tiện truyền thông rồi mọi người cũng dành những lời lẽ k thể tệ hơn cho gđ e, e buồn lắm, nhưng họ k có lỗi, k thể trách họ đc. Vì nếu là e, e cũng thế, e cũng sẽ chửi, sẽ rủa, sẽ chỉ mong giết hết... E k trách mọi người chửi rủa gia đình e, e chỉ biết xin lỗi thay bố và bác, nhưng e cũng k hề trách bố e, nhưng a biết k, mỗi người có 1 cái hạnh phúc, 1 chân lý riêng cho mình và khi nhận ra quyết định của bố e cũng là hạnh phúc và lý tưởng sống của bố e, cả nhà e đều k 1 câu oán trách vì nhà e, chỉ mong bố e làm gì mà bố e thấy hạnh phúc, thế là đủ.
Gia đình e giờ phải giấu ông bà, a biết k, ông bà em già rồi mà cái cảm giác cứ phải lừa dối ông bà nó đau lòng lắm anh ạ, dạ thì nhà e ông e già rồi, bà e thì bị bệnh về mắt, ông e thì lại rất nghe bà, bà e chỉ biết bố và bác bị điều tra chứ k biết nhiều hơn.Thì báo chí gửi đến nhà, người nhà e sẽ lọc hết ra những cái liên quan. dạ ông e 97 rồi bà e 90 rồi, ông e k đủ sức khỏe để ra ngoài còn bà e thì bị bệnh về mắt lên đi lại khá khó còn TV thì giờ cứ đến giờ là bà e lấy cớ bảo ông vào nhà để ông e k biết và bà e cũng phải vào phòng cùng luôn, đt bàn thì rút hết dây ra để k ai hỏi thăm cả sợ ông bà biết đó a. A thấy đấy, cứ phải vui vè để dối lừa ông bà mình đâu có vui phải k a ? Nếu ông e biết, chắc chắn ông e sẽ quỵ luôn, e cam đoan ạ. Ông e là 1 người *** chân chính, chắc chắn ông e cũng sẽ chỉ muốn xử bắn luôn 2 người, bà e thi chắc sẽ k thế, vì bà là mẹ, bà yêu các con lắm, do sống với ông bà từ nhỏ, nên cái việc đối xử với bạn bè cũng ảnh hưởng rất nhiều từ phía bố và ông bà e đang ở 1 gđ mà báo chí gọi là "Danh gia vọng tộc", giờ thì thế này nhưng e chưa bao giờ xấu hổ hay trách hay thấy nhục, hay phải trốn tránh k dám nhận bố mình tên là Trọng hết. Đấy là bố e, e đã k thể giúp bố, để báo hiếu đc rồi giờ lại còn vì thế mà xấu hổ hay trách móc bố thì e đâu còn là con người nữa. E cũng k tiếc ạ, chỉ duy nhất thương bố và bác và e k tiếc, mẹ e cũng k, em em cũng thế. Cứ bố e cảm thấy thoải mái vì đc theo đuổi lý tưởng và cách sống của bố e thế là đủ và k có trách móc tiếc hay xấu hổ hay bất kỳ gì hết ạ.
E k tự hào, k xấu hổ hay nhục nhã gì về gia đinh e, chỉ là e muốn nói lên tình cảm của e với bác và bố thôi ạ. Còn giờ thì bố và bác là những người có lỗi dù sao là phận con cũng đau lòng lắm a ạ, trước giờ 1 tuần chắc e chỉ gặp bố e đc vài tiếng vì bố e hết lòng vì công việc lắm nếu nói về 1 mẫu "quan chức" lý tưởng, thì bố e thừa bản lĩnh và kiến thức nhưng lại thiếu sự nhẫn tâm bố e k hợp làm chính trị lắm giờ việc đã thế này rồi, bố và bác giờ là tội nhân của XH rồi, gia đình e cũng chỉ muốn xin lỗi mọi người, chứ k cầu xin hay van lậy bất kỳ 1 ân huệ gì hết ạ, chỉ mong là bài học cho con cháu mai sau thôi ạ"
--------------------------------------------------------------------
Vẫn còn là Dương Tự Trọng!
07:00 | 07/01/2014
(PetroTimes) - Dương Tự Trọng đang đứng trước vành móng ngựa để nghe pháp luật phán xét về tội trạng của mình. Dù phần đông đều thương và tiếc nuối cho một con người vẹn tài vẹn tâm thì pháp luật vẫn là pháp luật, Dương Tự Trọng phải trả giá cho sai lầm của mình. Nhưng có lúc nào, ai đó tự hỏi: Sẽ ra sao nếu Dương Tự Trọng không cố cứu anh mình?
Nếu như vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines được coi là “đại án tham nhũng” thì vụ xét xử Dương Tự Trọng lại được xem là một “đại án nhân tâm”.
Gọi là “đại án nhân tâm” là vì vụ án này từ khi bắt đầu cho đến khi đứng trước phiên tòa (và có thể sẽ đến cả nhiều năm sau) ngập tràn trong cảm giác tiếc nuối hơn là căm giận hay hoan hỉ. Chữ “giá như” được dùng rất nhiều trong các bài báo sau sự kiện Dương Tự Trọng bị bắt. Hết thảy, từ dư luận cho đến đồng nghiệp trong ngành công an đều có chung cảm giác tiếc cho Dương Tự Trọng.
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nói về đánh án hình sự ở phía Bắc, có những cán bộ công an được coi là có biệt tài là Phan Văn Vĩnh (GĐ Công an tỉnh Nam Định - nay là Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn Đức Nhanh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội - Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu) và Dương Tự Trọng.
Ngoài đánh án, Dương Tự Trọng còn rất được lòng người bởi tính cách có phần nghệ sỹ, sống phóng khoáng.
Mấy chục năm cống hiến và theo nghiệp công an, đến những năm cuối cùng, Dương Tự Trọng lại đi ngược lại với lý tưởng của mình và có thể sẽ phải đứng sau song sắt với những kẻ đầu trộm đuôi cướp trước đây đã “đầu hàng” trước Dương Tự Trọng.
Nếu Dương Tự Trọng không liều mình cứu anh mà vi phạm pháp luật, hẳn con đường quan lộ của ông còn rộng dài. Với tài năng và sự tận tụy, nhiệt tâm với công việc cùng với danh tiếng vốn có, ông sẽ lại thăng tiến và kỳ vọng giữ những chức vụ quan trọng hơn nữa trong ngành công an.
Nếu như vậy, người ta sẽ biết Dương Tự Trọng là một người không chỉ giỏi đánh án mà còn là một người lạnh lùng, “pháp bất vị thân”. Hình tượng đó có thể sẽ rất được ngợi ca - nhưng có vẻ như không giống với con người vốn có của Dương Tự Trọng.
Những ai đã từng gặp gỡ Dương Tự Trọng đều biết đến một con người này sống nặng nghĩa nặng tình. Và cho đến khi đường quan lộ thênh thang nhất, ông lại bị “ngã” cũng chính bởi chữ “tình” ông hằng tôn thờ. Đúng như ngạn ngữ phương Tây có câu “Sống vì điều gì thì chết vì điều đó”. Thêm một chữ "giá như" được đặt ra: Giá như Dương Tự Trọng biết cách sống vô tình hơn.
Xưa kia, luật Hồng Đức có quy định: Cấm con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau… nếu tố nhau thì chịu “lưu châu xa” (đày đi làm việc ở xứ xa). Điều cơ bản của luật này là để giữ đạo nghĩa trong gia đình. Tiếc là luật pháp mới của ta không còn giữ điều này - mặc dù, xã hội chúng ta luôn kêu gọi xây dựng xã hội tốt đẹp với hạt nhân là gia đình.
Chữ "giá như" thứ 2 xuất hiện: Giá như Dương Tự Trọng đừng sống trong thời này, mà sống dưới thời có Luật Hồng Đức.
Thêm chữ "giá như" thứ 3: Giá như Dương Tự Trọng sa ngã vì danh vọng, tiền bạc chứ không phải vì tình anh em ruột rà, máu mủ. Có lẽ, người ta sẽ cảm thấy đỡ tiếc hơn.
Có quá nhiều chữ “giá như” đặt ra trong nỗi băn khoăn về con người mang đầy tiếc nuối này.
Người ta vẫn nói người sống nặng tình thường hay chịu khổ. Và quả thật, ở tuổi 52, đến nửa bên kia cuộc đời, Dương Tự Trọng mới thấm thía được.
Ít ai biết, ngoài tài đánh án, Dương Tự Trọng còn đam mê nghệ thuật và thích làm thơ. Ông có một bài thơ viết về mẹ từ nhiều năm trước mà bây giờ ngẫm lại, những người quen biết ông mới cảm thấy nó như một dự cảm đau đớn:
“Chỉ có mẹ thôi!
Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”
Có lẽ sau này, khi được về lại với cuộc sống tự do, Dương Tự Trọng cũng sẽ không còn gì nhiều, ngoài những ký ức đẹp về một thời lừng lẫy và người mẹ già “không bỏ con dù thế nào đi nữa”.
Chỉ có điều Dương Tự Trọng cũng sẽ sống trong nỗi đớn đau - đớn đau không phải vì mất hết sự nghiệp, chịu cảnh lao tù - mà đớn đau vì để cho mẹ cha già phải chịu "nhẫn nhục" trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Hoàng Chiến Thắng
----------------------------------------
Thiều Gia: Không thể nói chuyện "giá như" và không thể đặt xã hội quay lại thời kỳ xưa cũ. XH "hiện đại" sẽ như thế nào nếu ai cũng tìm cách bao che, không tố giác tôi phạm ? Tôi nghĩ một người như anh Trọng không phải là một người không sáng suốt và tôi tin rằng anh cũng đã phải trăn trở nhiều, đấu tranh nhiều và sự lựa trọn của anh là hoàn toàn đúng (đúng với bản chất, với con người nặng tình và rất thật của anh) và tôi cũng có cảm giác anh hài lòng về quyết định của mình. "Thấy nguy không cứu" ấy là kẻ bất nghĩa nếu là anh, tôi cũng làm như vậy. Sự lựa chọn của anh tôi nghĩ tất cả mọi người đều có sự thấu hiểu, và tôi nghĩ chỉ vì cứu anh (tức chỉ vị tình và ko có các tội khác) mà anh trọng lâm vào lao lý thì chắc chắc anh em, đồng đội vẫn tin yêu, mọi người vẫn quí mến anh và tôi nghĩ mẹ anh cũng vẫn tự hào về anh chứ không như tác giả nghĩ. Xét về góc độ pháp lý và trọng trách của người lính trước dân, trước Đảng, đối với đất nước thì thực sự anh đã mắc sai lầm và cũng chính vì mắc sai lầm này mà mọi người lại càng cảm thấy thương anh hơn... Nhưng pháp luật là pháp luật, pháp luật thường... vô tình.
---------------------------------------------------------
Phụ lục:
Tổng hợp một sơ phản hồi liên quan đến anh Dương Tự Trọng
Cỏ Dại · 23h02, ngày 10-01-2014thế mới xứng danh hảo hán.ông sống đúng chất co\\
manhhoi2000 · 14h31, ngày 10-01-2014 · Thanh Hoá Dương Tự Trọng dù bị kết án 18 năm tù tội. Với pháp luật là sai trái nhưng với tình cảm gia đình có lẽ tôi cũng sẽ như ông Trọng. Mong ông thanh thản thi hành án và sớm được trở về với gia đình.
dk3ice · 14h08, ngày 10-01-2014 · TP HCM Vẫn rất nể ông, Dương Tự Trọng!
gia nhu · 13h15, ngày 10-01-2014 · Nghệ An Tôi vẫn quý anh Dương Tự Trọng , bởi tình cảm vẫn là điều thiêng liêng nhất trong mỗi con người chúng ta , chỉ những ai bị đặt vào hoàn cảnh như anh mới hiểu được
Thanh Mai | 09/01/2014 17:36
Với quá trình cống hiến của bản thân, phạm tội vì tình nghĩa ruột rà, nếu DTT cải tạo tốt nữa thì chắc sẽ sớm được đặc xá thôi
Thiều Anh | 09/01/2014 17:32
Anh em nghĩa nặng tình thâm!
Đặt mình vào hòan cảnh đó không biết mình sẽ phải làm ntn, tôi không nhận xét hành động của anh Trọng đúng hay sai, nhưng chỉ riêng việc anh Trọng đã đánh đổi cả sự nghiệp và con đường hoạn lộ thênh thang của mình nhằm níu kéo sự sống cho anh trai cũng đáng để tôi thấy trân trọng, trong cuộc đời này có mấy ai làm được, chúc anh Trọng mạnh khỏe, an tâm cải tạo và sớm trở lại với xã hội.
Trân Trọng
Hong Van | 09/01/2014 14:49
Bài viết thật hay. Anh Trọng đúng là một người có chất nghệ sỹ, đa cảm nhưng sống rất chân tình, và bản lĩnh. Trong lòng tôi anh luôn là một người rất đáng nể trọng, một người đàn ông hiếm gặp trong cuộc đời này, dám nghĩ, dám làm nhưng cũng rất tôn trọng người khác. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội được gặp và làm việc với anh!
nguyễn thanh hà | 08/01/2014 15:05
Tôi đồng tình với quan điểm tác giác giả bài viết. Anh em không bỏ nhau được. Nhưng nếu anh Trọng giúp anh mình theo hướng khuyên anh ra đầu thú thì có lẽ hơn.
thu tran | 08/01/2014 12:40
Bài của bạn tràn đầy tình cảm và lòng vị tha! Tôi cũng đồng tình với bạn, chính vì lỡ mang trong mình cái tâm quá lớn, chyên môn nghiệp vụ quá vững vàng. Vì hiểu rõ cái giá cuối cùng của anh trai phải trả. Người có chỉ số EQ cao như vậy? Anh ta phải làm gì bây giờ? Hy sinh bản thân là điều khó tránh khỏi ....TIẾC!
NgaQuynh | 08/01/2014 11:55
Tìm mãi thông tin về bác DTT thì chỉ thấy đây là bài viết duy nhất đầy tính nhân văn và khách quan. Bác Trọng đã sống đúng với trái tim minh. đối với tướng quân, cú ngã ngưa có thể gặp bất cứ lúc nào trong chinh chiến và vì người thân thì càng nhanh hơn. Mọi người đừng tiếc cho bác nữa vì đây là sự lựa chọn của bác. Trong câu nói cuối cùng với HĐXX bác vẫn rất hiên ngang, quân tử chấp nhận và luôn vì người khác. Chốn quan trường từ xưa tới nay không hề đơn giản và vụ án này còn nhiều điều mà chúng ta còn chưa biết. Dù gì thì bác ấy vẫn trong tim những ai từng sống với bác ấy.
The Luc | 08/01/2014 11:31
Bài viết tràn đầy tình cảm và lòng vị tha. Tôi cũng đồng tình với tác giả. Có lẽ Dương Tự Trọng mang cái tâm quá lớn, cũng có thể tuổi tác đã cao nên thiếu minh mẫn để xử lý sự việc tốt như hồi còn trẻ. Giá như khuyên anh trai ra đầu thú. Giá như không tham gia vào kế hoạch chạy trốn của anh trai... Giá như... Tôi cũng mong tòa án xét "công" - "tội" và tình người để giảm án cho Dương Tự Trọng.
Nam | 08/01/2014 11:02
Hành cử nghĩa hiệp. công lao to lớn không biết toà án có nhìn vào và có lắng nghe dư luận khi phán quyết không nhỉ. tiếc cho những người như ông Trọng quá.
Chu Thị Hồng Nhung | 08/01/2014 10:50
Thương anh sống vì chữ tình mà xã hội thời nay tìm rất khó.
Phạm Hồng Quang | 07/01/2014 21:07
Với tôi anh Trọng vô cùng đáng kính trọng. Chỉ vì quá nặng về tình nghĩa mà anh đã đánh mất tất cả sự nghiệp, nhưng dù gì đi chăng nữa thì câu chuyện và bài học đắt giá về tình huynh đệ của anh sẽ lưu truyền mãi mãi...Kính mong luật pháp hãy xét về công, tội mà giảm bớt hình phạt cho anh.
Đặng Thị Vân Anh | 07/01/2014 19:30
Tôi đọc xong bài viết này, nước mắt ko cầm được, trào tuân. Cái lý, cái tình, luật pháp, tình người, chao ôi, thật khó khăn.
-----------------------------------