Chim Trời Cá nước
PHÒ LUẬN....
PHÒ LUẬN...
Phò là một nghề có từ lâu đời, vì nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Do đó, có hợp pháp hay không, có được thừa nhận hay không, nghề Phò vẫn tồn tại. Vì vậy, dự án kinh tế này được viết nhằm mục đích phân tích những điểm lợi và hại khi hợp pháp hóa nghề Phò, và vai trò của nghề Phò trong kinh tế và xã hội ở nước ta.
I. Tại sao nên hợp pháp hóa nghề Phò?
Như trên đã dẫn, dù có hợp pháp hay không, nghề Phò vẫn mặc nhiên tồn tại, vì thế, việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ thể hiện sự khách quan trong quá trình phát triển. Ngoài ra, hợp pháp hóa nghề Phò còn đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng của chúng ta trong quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vì nghề Phò đã được phát triển ở Trung quốc từ hàng ngàn năm trước (theo Đông chu liệt quốc) và ở Nhật bản khoảng gần 400 năm trước, thời shogun Tokugawa, và hiện nay là nghề hợp pháp ở đa số các nước phát triển như Đức, Pháp, Hà Lan … Thậm chí ở một nước nhà quê như nước Mỹ, nghề Phò cũng hợp pháp ở bang Nevada (đồng chí nào biết bang nào nữa thì bổ sung nhé).
Phò là một nghề có từ lâu
Hội Phụ nữ Việt nam và một số tổ chức bảo thủ có thể lên tiếng phản đối nghề Phò vì vấn đề Văn hóa, thuần phong mỹ tục và việc làm hạ thấp giá trị người phụ nữ. Nhưng tại những nước có nền văn minh lâu đời như Trung quốc và Nhật bản và tại những nước hiện đại, tiên tiến như Đức, Pháp, Hà Lan …, và tại cả những nước phò phò như Mỹ, Thái lan … nghề Phò đều phát triển, chứng tỏ là chả có vấn đề thuần phong mỹ tục, văn hóa quái gì. Còn để đảm bảo không hạ thấp giá trị người phụ nữ, và bảo vệ nguyên tắc Nam Nữ Bình đẳng, chúng ta sẽ tổ chức cả phò Nam, thế là chị em khỏi tị nạnh, thắc mắc.
II. Những ưu điểm của việc Hợp pháp hóa nghề Phò.
- Về tổ chức, an toàn xã hội : Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ loại bỏ tệ nạn ma cô dắt mối, bảo kê, trộm cắp, lừa đảo của bọn lưu manh và bọn giả danh phò hiện nay.
Một em Phò đăng tắm suối...
- Về mặt y tế: Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ tạo điều kiện chó anh chị em Phò chuyên nghiệp được khám chữa bệnh định kỳ, làm giảm khả năng bị mắc bệnh xã hội và SIDA.
- Về mặt xã hội học, nghề Phò góp phần chứng tỏ và phát triển sự Bình đẳng Nam Nữ, vì có cả phò Nam. Về mặt Tâm lý Xã hội, được thỏa mãn, năng suất lao động, nghiên cứu khoa học sẽ cao hơn, ít stress hơn.
- Về mặt an ninh trật tự : Tệ nạn hiếp dâm, xâm phạm tình dục trẻ em, các tội phạm về tình dục sẽ giảm hẳn, hoặc biến mất, vì có thể tự do chơi phò theo hiến pháp và pháp luật thì ai còn dại gì vi phạm để đi bóc lịch trong trại cải tạo.
- Về mặt kinh tế, lợi nhuận do ngành phò đem lại sẽ rất khổng lồ. Hiện nay nước ta có khoảng 90 triệu dân, theo những tính toán của chúng tôi (một Ph.D. toán tốt nghiệp loại xuất sắc trường Brendeis, Mỹ, một MBA về MIS đang tấp tểnh học Ph.D. Computer Science và một thằng lông bông không có bằng cấp gì, chính là tác giả bài viết này – cách tính phức tạp quá, tôi quên bà nó rồi), sẽ có khoảng 5 triệu dân thường xuyên chơi phò một tuần một lần. Giả sử giá mỗi lần là $10 (tính trung bình, đổ đồng cho các loại phò đắt, phò rẻ), thì thu nhập một tuần là $50 triệu, một năm là $50 x 52 = $2600 triệu, tức là $2.6 tỷ. Đây mới tính tới việc tiêu thụ phò với sức mua nội địa.
- Ngành du lịch sẽ nhờ ngành Công nghiệp Phò sẽ thu hút được một số lượng lớn khách nước ngoài và kiều bào yêu nước. Đây cũng sẽ là một nguồn thu khá lớn, dự tính lên tới hàng chục triệu lượt khách một năm, do đó ngành du lịch, hàng không, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ … cũng phát triển.
- Ngành ngoại giao cũng có thể nhờ Công nghiệp Phò mà phát triển, vì chúng ta sẽ phát hành loại visa Chơi Phò dành cho khách du lịch. Du khách đến Việt nam bằng loại visa khác sẽ không được đi chơi phò.
- Ngành Cao su Việt nam sẽ phát triển vượt bậc, từ chỗ xuất khẩu nguyên liệu thô, lỗ chổng vó sang ngành sản xuất bao cao su và đồ chơi tình dục.
- Thị trường Chứng khoán Việt nam sẽ phát triển lên ít nhất là bằng, nếu không nói là hơn Wall Street ở New York, vì sự ra đời của các tập đoàn Phò lớn đồng nghĩa với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Phò.
- Ngành Công nghệ Thông tin Việt nam sẽ tìm được thị trường cho phần mềm trong việc quản lý Phò, đặt Phò on-line, giao dịch cổ phiếu Phò, Customer Relationship Management (CRM), Enterprise Resource Planning (ERP), Product LifeCycle Management (PLM) …, nhờ đó vươn lên bằng, và hơn ngành Công nghệ Thông tin Trung quốc, Ấn độ, tiến tới việc bóp chết công nghệ phần mềm Mỹ.
Bài đăng của Bach_djen trong diễn đàn(nguồn: internet, cóp pết và e đít tí ti).
-------------------------------------
Comment của : Zhuangzhu Shao
Ui, cái này có từ lâu rồi, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc kia. Mà nói rõ luôn, ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu, nghề này đã phát triển.
Trước đó một tí, cái nhu cầu (hay còn gọi là quyền - như thời bây giờ gọi) được "thụt ra thụt vào" tuy không ai cấm đoán nhưng do lúc bấy giờ kinh tế kém phát triển nên ít có người có đủ điều kiện,đủ tài vật để chơi. Vả lại, thời đó do trọng lễ nghĩa nên "Phò" thuộc hàng khan hiếm, không phải hễ có tiền là có "Phò" kiểu như cứ Alô là có được ngay em Phò xinh tươi (ngày nay gọi là gái gọi cao cấp)... Bởi vậy, vào đời Tề Hoàn Công khi Quản Trọng Tử (tức Quản Trọng chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN hay còn gọi là Quản Di Ngô) đề xuất nên hợp thức hóa cái nghề Phò, trong đấy ông đề xuất nhà nước nên tạo điều kiện cho Phò hoạt động, xây "thanh lâu" để khách làng chơi có chỗ chơi được đàng hoàng... và ông cho rằng, làm như vậy là vừa quản lý được Phò, vừa "ích nước lợi nhà" vừa tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, thu lợi cho quốc gia, nhà nước v.v... và ông khẳng định làm như thế sẽ khiến đất nước Hùng Cường.
Đề xuất của Quản Trọng vừa từ não thoát ra khỏi mồm, còn chưa kịp rơi xuống đất thì ngay lập tức, tất cả đĩ điếm trong Cửu Châu (trong đấy có cả đĩ điếm Việt) đã kéo đến đập đầu tạ công ơn "tái tạo" của Quản Trọng và sau khi trưng cầu "đĩ ý", tất cả chúng đồng thanh tôn Quản Trọng làm Tiên Sư.
Ấy, việc ấy (việc hợp thức hóa nghề Phò) có từ lâu rồi, bây giờ chẳng qua cũng chỉ là làm lại thôi do vậy không cần bàn bạc nữa, cứ mạnh dạn cấp phép cho các em hành nghề./.