Login Form

Số Người Truy cập

04232073
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
125
2265
6281
2583821
13679
15674
4232073

2024-04-19 03:09

Chim Trời Cá nước

Lạy Các Bố: Không Bắt Tay Nữa, Con Sợ Lắm Rồi (!)

Kể Chuyện Quê

Lạy Các Bố: Không Bắt Tay Nữa, Con Sợ Lắm Rồi (!)

bt tay 2


Chẳng nói nổ, do có mấy chục năm luyện Kungfu nên hiện tại trong giới võ lâm phương Nam, tôi cũng thuộc hàng có số má (đâu có võ sư nào có vinh dự dạy võ thuật cho lực lượng Vệ sĩ ở dinh Độc lập, Văn phòng Chính phủ, cơ quan T78… như tôi đâu). Ấy vậy mà… riêng cái khoản “bóp tay”, tôi vẫn thua mấy lão nông chi điền !

 

Read More

Chả là, do nhà có tang nên hôm rồi tôi có về quê. Ở quê, thường sau khi đưa người mất ra đồng (ngay sau khi chôn cất xong), tang chủ sẽ huy động con cháu trong nhà giết gà mổ vịt để làm cơm hậu tạ dân làng, những người đã quan tâm lo lắng, chu toàn chuyện ma chay giúp tang chủ trong mấy ngày qua. Tôi phần là em ruột của tang chủ, phần là ở trong Nam mới ra nên con cháu trong nhà nhất trí cử tôi làm đại diện, thay mặt “tang chủ” đứng ra cảm ơn cái tấm “thịnh tình” của bà con làng xã, cảm tạ bạn hữu gần xa…

Hôm thứ nhất, sau một chầu cảm tạ dân làng (thường thì Tang chủ phải đi đến từng bàn và tùy bàn đó có già làng, trưởng bản hay không, nếu có tang chủ sau khi cảm tạ một ly với cả bàn, sẽ uống với già làng trưởng bản mỗi người một ly riêng. Cứ đi hết tua thì vòng lại, đi đến bao giờ dân làng về hết thì thôi) tôi lăn quay ra ngủ. Sáng dậy, thấy bàn tay phải đau, các ngón không sao nắm lại được. Nghĩ mãi không biết vì đâu, cứ tưởng đêm qua quá chén lại “thử sức” với hảo hán nào chăng ?... 

Kịp đến lúc xế chiều, khi bàn tay vừa có dấu hiệu phục hồi, linh động trở lại thì nhà lại tổ chức làm cơm mời làng (lễ mời cơm sau khi chôn cất 3 ngày, tức lễ mở cửa mả). Cũng cần nói sơ qua để mọi người hiểu. Trong làng, nhà mình xưa nay nổi tiếng là một nhà “hay rượu”. Từ cha đến con, từ ông đến cháu ai ai cũng nổi tiếng là “rượu giỏi đô cao”. Nổi tiếng đến nỗi, nhiều bữa tửu hứng khi bạn bè hỏi anh về tôi, anh tôi nhiều lần dõng dạc tuyên bố “Em tao nó đang du học”, ý của anh tôi là dòng họ nhà tôi xưa nay tuy đã giỏi về rượu rồi thế nhưng hiện vẫn còn cử tôi đi du học nhằm nghiên cứu chuyên sâu về môn uống rượu ở trong Sài Gòn (!?). Nghe anh tôi hùng hồn thế, đám “tửu bạn” chỉ còn nước lắc đầu lè lưỡi, thèm khát nghĩ chẳng biết bao giờ dòng họ nhà mình mới theo cho kịp… dòng họ nhà va (!).

Chính vì những lý do đấy cho nên, ngay tức lự tôi được anh tôi kêu vào triệu kiến, giao nhiệm vụ tiếp tục hầu rượu dân làng. Biết anh cũng muốn nhân tiện để tôi ra mắt chào làng, trình đám “rượu hữu”, để chứng minh lời nói xưa nay của anh lúc nào cũng rất có uy, có trọng lượng… tôi gồng mình uống cốt tránh làm tổn hại đến niểm tin tưởng của bằng hữu đối với anh trai mình.

Mới đi được một vòng mời làng (mỗi bàn một ly, ước được mười lăm hai chục ly), tôi phát hiện, bàn tay phải của tôi không thể nào nâng nổi ly rượu. Không lẽ nào tay mình bị bệnh âm phong ? Tôi thảng thốt nghĩ thầm nhưng bấy giờ do tửu hứng nên cũng cứ tặc lưỡi cho qua. Chừng được nửa tua thứ hai, tay phải không thể nào giơ lên nổi. Và phải đến tận lúc bấy giờ, tôi chợt phát hiện ra rằng sau khi uống trăm phần trăm mời khách, thường khách sẽ đưa tay ra bắt nhằm đáp lễ lại chủ nhà. Tôi dù rất ý thức được việc đó nhưng không hiểu sao tay phải nó cứ có phản ứng co rút vào người, cứ y như cua thụt vào trong lỗ mỗi khi cáo ai đó thò tay ra đòi bắt tay tôi. 

Thì ra, tay tôi nó sợ ! Nó sợ cái bắt tay của mọi người ! 

Thì ra tay tôi đau, nó đau là vì từ tối hôm qua đến nay tôi đã bóp tay đua có đến bốn năm trăm lượt người… và khi say, do ai cũng muốn thể hiện tình cảm nồng ấm, thắm thiết, chân thành và trìu mến… nên ai cũng đua nhau nắm tay thật chặt, lắc thật khỏe...

bt tay
Nó sợ cái bắt tay của mọi người !

Rượu tầm giữa canh hai, khách còn lại hai bàn, bấy giờ tôi cũng đã thấm mệt nghĩ mình bóp đua thế cũng đã đủ rồi, cũng nên chuồn… thì chợt anh tôi kêu lại. Ngẫm cả tối “bóp tay” đua với cả làng còn được, giờ hai sáu mười hai (ở quê tôi có tục lệ cứ mỗi bàn ngồi sáu người), mười hai người, mười hai cái bóp tay nhau nữa thì làm nổi gì được mình… Nghĩ thế, tôi hít sâu dồn khí, hùng dũng bước vào. 

Vừa bóp được nửa vòng của bàn thứ nhất, không hiểu sao miệng tôi chợt hét toáng lên:

- Lạy các bố, uống thì uống ! Không bắt tay nữa con sợ lắm rồi (!)

Hét xong tôi về thng. Hôm sau, anh tôi nói hai mâm sau cùng mà chú sợ phải hét toáng lên ấy, đấy chính là những anh hùng hào kiệt, tinh hoa ưu tú nhất của cả làng mình, những người có thể uống đến chết, không sợ… bắt tay.

qu 2

Bắt tay được hiểu là nắm bàn tay người khác để chào (biểu lộ tình cảm) như chào tạm biệt; tin tưởng đặt quan hệ hợp tác để cùng làm việc gì như bắt tay với nhau thành lập phe, nhóm, một chính đảng, một mặt trận; trước khi vào hoặc kết thúc một việc gì… Bắt tay từ trước đến nay được coi là biểu hiện của sự văn minh. Là một cách biểu lộ tình cảm của mình, sự tin tưởng, tôn trọng của mình với người được mình bắt tay. Việc bắt tay không chỉ là vấn đề chào hỏi xã giao, mà qua đó, người khác còn có thể đánh giá được sự chân thành và tính cách của bạn. Bởi vậy, nên tỏ thái độ niềm nở, chân thành khi bắt tay. Không nên vồ vập, khúm núm, không lắc, không giật, không bóp chặt tay khách và cũng không nên hời hợt, lạnh nhạt trong khi bắt tay. 

Ấy, “bắt tay” nó phải được hiểu là như vậy, bắt tay cũng có nhiều cách, nhiều kiểu, có cả chủ động bắt tay hay được người khác bắt tay v.v. thế nhưng phải hiểu tinh thần của bắt tay là như thế, chứ bắt tay trong lúc uống rượu kiểu như quê tôi thì thật… 

Trước nay tôi vẫn nghe câu “Uống rượu bắt tay, biết ngay dân Bắc”, nghĩ được bắt nghĩ là vui, là mừng chứ nào nghĩ có những cái “bắt tay” đáng sợ như kiểu “uống rượu bắt tay” ở quê tôi.

Tp. HCM, ngày 02.11.2014 |23 :00|
Thiều Ngọc Sơn

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG